Đã mắt với hình ảnh gameplay đậm chất cướp biển Sea of Thieves
Phong cảnh tuyệt đẹp và bản sắc thuần cướp biển có thể giúp Sea of Thieves chiếm cảm tình của các game thủ ưa thích khám phá đại dương.
Mới đây, những hình ảnh gameplay mới của tựa game hành động thế giới mở Sea of Thieves tiếp tục được giới thiệu trong khuôn khổ sự kiện San Diego Comic-Con 2016. Khác với những đợt công bố trước, những hình ảnh mới này tập trung vào môi trường xung quanh thế giới game với các hòn đảo có phong cảnh đẹp thơ mộng và hệ thống thời tiết đa dạng như đời thực. Cùng với đó, khán giả cũng được chiêm ngưỡng những chiếc tàu cướp biển được thiết kế một cách chi tiết và sống động. Các kẻ địch trong game cũng được giới thiệu với các bộ xương biết đi với dáng dấp khôi hài, những sinh vật kỳ lạ như người cá, và cả oan hồn bay lượn xung quanh.
Sea of Thieves là tựa game đầu tiên do studio Rare thực hiện sau nhiều năm làm các sản phẩm dành cho điều khiển cảm ứng Kinect của Xbox. Game được cho là sẽ có nhiều nét tương đồng với những sản phẩm MMO, nhưng đòi hỏi người chơi phải có tính đồng đội cao khi cùng điều khiển một con tàu. Các game thủ có thể săn tìm những tên cướp biển được điều khiển bằng AI hoặc tham gia những trận chiến PvP hoành tráng giữa nhiều con tàu với nhau. Dự kiến, Sea of Thieves sẽ được phát hành vào năm 2017 trên Xbox One và PC. Đây cũng là một trong các tựa game tiên phong nằm trong chương trình Play Anywhere, tức là game thủ khi mua game trên Xbox LIVE thì sẽ được sở hữu song song cả 2 phiên bản trên Xbox One và Windows 10.
Theo Game4V
Lịch sử các thế hệ máy chơi game console (Thế hệ 2: 1976-1992)
Game4V tiếp tục giới thiệu với độc giả loạt bài giới thiệu những thế hệ máy game console xuyên suốt lịch sử trò chơi điện tử quốc tế.
Video đang HOT
Mặc dù vẫn còn dư âm của cuộc khủng hoảng thị trường game lần thứ nhất (1977), thế hệ thứ 2 của các máy chơi game được ra mắt vào đúng thời điểm may mắn nhất khi bước vào thời đại hoàng kim của game thùng arcade. Lúc bấy giờ, những cái tên như Space Invaders, Pac-Man và Centipede đã thực sự làm khuấy đảo giới trẻ thập niên 80 và trở thành một cơn lốc mới càn quét khắp Bắc Mỹ và Châu Âu. Gần như khắp nơi đều mọc lên những cửa hàng trò chơi điện tử phục vụ game thùng với nguồn lợi nhuận khổng lồ (lên đến hơn 8 tỷ đô-la Mỹ vào năm 1982, hơn hẳn tổng lợi nhuận thị trường điên ảnh Hollywood và nhạc Pop quốc tế). Cùng với đó, những bước tiến lớn trong cuộc cách mạng máy tính đã giúp các công ty sản xuất máy chơi game tìm ra được những ý tưởng mới và phá vỡ rào cản công nghệ trước kia, đồng thời tìm cách kiếm lời bằng cách dựa vào danh tiếng của những game thùng.
Được bắt đầu vào năm 1976, thế hệ thứ 2 chứng kiến sự bùng nổ của các loại máy chơi game với kỷ lục tổng số lượng lên đến 14 hệ máy console bao gồm:
Fairchild Channel F (1976)1292 Advanced Programmable Video System (1976)RCA Studio II (1977)Atari 2600 (1977)Bally Astrocade (1977)Magnavox Odyssey 2 (1978)APF-MP1000 (1978)VC 4000 (1978)Intellivision (1979)Epoch Cassette Vision (1981)Emerson Arcadia 2001 (1982)ColecoVision (1982)Atari 5200 (1982)Vectrex (1982)Cùng với đó, thế hệ thứ 2 cũng đánh dấu thời kỳ đầu tiên của các loại máy chơi game cầm tay với đại diện là 5 hệ máy gồm:
Milton Bradley Microvision (1979)Nintendo Game & Watch (1980)Entex Select-A-Game (1981)Entex Adventure Vision (1982)Epoch Game Pocket Computer (1984)Xét về mặt kỹ thuật, các loại máy console trong thế hệ 2 đã có một tiến bộ vượt bậc so với các đàn anh đi trước. Nhờ được trang bị những công nghệ vi xử lý sơ khai, game được thiết kế trở nên linh hoạt và đa dạng hơn rất nhiều. Lần đầu tiên trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng vào trò chơi điện tử nên các game thủ lúc bấy giờ đã có thể chơi được một mình mà không cần phải phụ thuộc vào người chơi thứ hai. Nhiều thể loại game mới cũng được ra đời từ đây như giải đố hay hành động đơn giản thuần platformer với mức độ phức tạp hơn và môi trường chơi đa dạng hơn.
Đồ họa cũng có được sự cải tiến đáng kể khi có thể hiển thị được từ 2 màu đến 16 màu cùng một lúc với các hình họa pixel sơ,khai trong độ phân giải 160 x 192. Đồng thời, âm thanh đã xuất hiện trong game khi cho phép 3 kênh âm thanh được tích hợp vào trong với các loại nhạc và hiệu ứng đơn giản. Cũng bởi sự phức tạp của công nghệ mà các tựa game được phát triển hồi bấy giờ đòi hỏi phải có được chỗ trống phù hợp trong bộ nhớ lưu trữ game. Chính vì thế mà việc tích hợp game trong máy như thế hệ đầu đã bị thay thế bằng những chiếc băng game gắn bộ nhớ ROM hoặc băng casette tương tự như Walkman hồi bấy giờ.
Những tựa game ban đầu được phát triển cho các máy thuộc thế hệ 2 chủ yếu là bản port của các siêu phẩm đình đám hệ game thùng như Space Invaders trên Atari 2600 và Donkey Kong trên ColecoVision. Sau đó, sự phát triển rầm rộ của các hãng phát triển mới đã khiến thư viện game được mở rộng với vô số sản phẩm bày bán trên thị trường. Trong số đó, nhiều trường hợp như Atari đã trở thành một thế lực thực sự trong ngành công nghiệp game khi đã bán được hơn 10 triệu máy console 2600, vốn là một con số ấn tượng lúc bấy giờ. Cũng chính bởi khoản lợi nhuận khổng lồ đó mà một phong trào "nhà nhà làm game, người người làm game" thứ hai đã bùng nổ trở lại trên toàn cõi Bắc Mỹ. Rất nhiều thể loại công ty, từ chuyên ngành cho đến nghiệp dư, đều lao đầu vào sản xuất game để kiếm lời hoặc làm như một dạng quảng cáo cho sản phẩm không liên quan. Và dĩ nhiên, việc kiểm soát chất lượng đối với đầu ra là gần như con số không tròn trĩnh.
Cũng chính bởi tệ nạn này, kèm theo nạn lạm phát những năm đã dẫn đến một quả bong bóng trò chơi điện tử được thổi phồng rất to với thị trường game đạt đến độ bão hòa đỉnh điểm. Và đến năm 1983 thì quả bong bóng đó đã bị vỡ toang với cuộc khủng hoảng trò chơi điện tử lần thứ hai. Cuộc khủng hoảng đó kéo dài trong 2 năm liền với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lần trước và tàn phá gần như toàn bộ ngành công nghiệp game. Hàng loạt các công ty game phải đệ đơn phá sản hoặc từ bỏ mảng phát triển game, trong đó có mặt cả những ông lớn một thời như Atari hay Magnavox. Cuộc khủng hoảng chỉ được chấm dứt khi Nintendo chính thức ra mắt hệ máy NES/Famicom với siêu phẩm bom tấn Super Mario Bros, đồng thời thị trường game Bắc Mỹ chính thức bị các công ty Nhật Bản chi phối trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, thế hệ thứ 2 đã đạt được kỷ lục khoảng thời gian tồn tại lâu nhất khi hệ máy Atari 2600 đủ sức cầm cự cho đến lúc bị ngừng phát triển và sản xuất vào ngày 01/01/1992.
(Còn tiếp....)
Lưu ý: Cùng với bài viết giới thiệu các hệ máy console, Game4V sẽ dành hẳn một bài viết riêng giới thiệu về cuộc khủng hoảng trò chơi điện tử năm 1983 bởi tầm ảnh hưởng lớn của sự kiện đối với nền công nghiệp game quốc tế.
Theo Game4V
Xem miễn phí bộ tạp chí Nintendo Power phát hành từ 1988 tới 2001 Nintendo tiếp tục tri ân tới người dùng toàn cầu nói chung và những game thủ lâu năm của Nintendo nói riêng bằng bộ tạp chí kéo dài trong suốt 13 năm kể từ 1988 đến 2001. Và tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Từng trang tạp chí đều đã được scan bản nét từ từng tờ tạp chí gốc để bạn...