Đã ly hôn nhưng chị gái tôi vẫn bị mẹ chồng cũ ép phải gửi tiền phụng dưỡng
Chị tôi thật may mắn khi sớm rời khỏi gia đình ấy.
Mỗi người có một kiểu yêu khác nhau, nếu phân loại rõ ràng ra thì chắc chị gái tôi thuộc hàng yêu vừa dại vừa ngốc. Dại vì yêu vào cái gì cũng hy sinh tất cả. Ngốc vì mù quáng chạy theo người mình yêu đến nỗi bị cả nhà chồng cũ coi thường. May là chị tôi kịp tỉnh ngộ, dứt khoát ly hôn trước khi bị nhà chồng vắt kiệt mọi thứ.
Chị tôi chỉ có duy nhất một mối tình và kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Chồng chị vốn là bạn học cùng trường, trên chị tôi 2 khóa. Họ rất hợp tính nhau, anh rể cũng cao ráo điển trai không đến nỗi nào. Gia cảnh hai nhà tương đương nhau, thậm chí nhà tôi có phần nhỉnh hơn vì sống ở thành phố.
Trong khi bố mẹ tôi quý mến con rể thì phía thông gia lại không ưng chị tôi lắm. Mặc cho người khác khen chị tôi là con nhà gia giáo, học thức, xinh xắn và ngoan hiền thì bố mẹ anh rể lại chê chị tôi “tay chân mỏng như lá lúa”. Ý họ ám chỉ việc chị tôi không biết dọn dẹp nấu nướng, nhưng đấy là bởi bố mẹ tôi chiều con gái mà! Cả tôi cũng được chiều y như vậy, từ bé đến lớn chẳng bao giờ bố mẹ bắt làm gì. Chị em tôi vẫn biết quét nhà nấu cơm nhưng có giúp việc rồi nên chẳng phải đụng tay vào mấy.
Anh rể là mối tình đầu và cũng là mối tình duy nhất của chị tôi tính đến thời điểm hiện tại. Yêu cái cưới luôn nên thực lòng mà nói thì chị tôi chưa trải sự đời. Tính cách chị khá ngây thơ, nhìn gì cũng màu hồng. Đẻ xong đứa con vẫn tranh giành đồ chơi với nó, bị con cấu xước tay còn khóc lóc kêu đau. Lắm lúc tôi phải dỗ cả chị lẫn cháu. Buồn cười mà không dám cười vì sợ chị dỗi tiếp.
Nhưng rồi cuộc sống hôn nhân cũng dần khiến chị phải lớn. Tuần nào về nhà chị cũng than thở với mẹ tôi về những mâu thuẫn của chị với chồng, với bố mẹ chồng, với đồng nghiệp, hàng xóm. À quên chưa kể chị tôi cưới xong đòi ra ở riêng. Ban đầu bố mẹ tôi nói anh chị cứ ở chung cho đỡ tốn tiền đi thuê, nhưng chị tôi khăng khăng “gái lớn lấy chồng phải tự lập”. Mò mẫm mãi mới kiếm được căn tập thể cũ giá 5 triệu/ tháng, chị tôi hí hửng tưởng cuộc sống mới sẽ vui nhưng mới được mấy hôm đã vỡ mộng.
Chồng chị lúc còn yêu thì lịch sinh hoạt khá thất thường. Ngoài giờ đi làm thì anh rể cứ hứng cái gì là làm cái đó. Lúc thì đi nhậu với bạn, lúc thì đi đá bóng, lúc thì đánh bi-a đến tận khuya mới về. Cưới xong anh vẫn giữ nguyên thói quen chơi bời như thế. Thậm chí anh còn bỏ không đưa đón chị tôi đi làm về, với lý do đưa ra là “ở chung nhà rồi thì không cần đưa rước nữa”. Chị nói mãi anh không nghe nên xách đồ bỏ về ngoại không biết bao nhiêu lần. Xong anh rể qua dỗ ngọt vài câu chị lại cười khúc khích, lại đăng ảnh chụp chung lên mạng như chưa hề có biến gì xảy ra.
Chị tôi kể ngày xưa anh chiều chị bao nhiêu thì cưới xong anh vô tâm bấy nhiêu. Quần áo tất dép vứt bừa bãi để vợ dọn, bát đĩa không bao giờ rửa phụ. Lúc chị chửa bầu bụng to không cúi xuống được, anh cũng kệ không giúp vợ việc gì. Cuối cùng mẹ tôi phải thuê một cô giúp việc đến hỗ trợ. Cháu tôi ra đời cũng một tay bà ngoại, mẹ với bảo mẫu chăm lo chứ bố nó tuyệt nhiên không biết dỗ con một lần nào.
Chị nhờ bế con thì anh mải xem điện thoại rồi ngủ quên làm thằng bé suýt rơi xuống đất. Bảo bón cháo cho con thì không hiểu múc kiểu gì khiến cháu tôi sặc phải đi viện. Con khóc con ị là anh rể cũng khóc theo, gọi vợ về thay tã tắm rửa cho con bằng được.
Video đang HOT
Cái xe của anh rể ngày xưa là xe số, cưới xong anh lấy xe ga của vợ đi rồi bán luôn xe cũ mà không bàn bạc gì. Khoản tiền bán xe anh cũng giữ riêng không nói, chị tôi phát hiện ra do một người bạn nhỡ mồm tiết lộ. Vì chuyện đó mà chị khóc mấy ngày liền, dỗi bỏ về nhà ngoại.
Đáng nói nhất là chuyện kinh tế trong nhà. Chị em tôi được chiều từ bé nên tiền nong ít khi phải nghĩ, đi làm có lương cũng giữ tiêu riêng mình chứ bố mẹ không bắt phải đưa lại. Nhưng từ khi chung sống với anh rể thì chị tôi đau đầu với các thể loại hóa đơn điện, nước, mạng, cáp truyền hình, tiền đi chợ, tiền hiếu hỷ, tiền mua sắm, tiền cafe đi chơi… Chị bảo chồng đưa thêm để san sẻ chi phí sinh hoạt nhưng anh rể không cho chị xu nào. Lý do là lương anh chỉ có 17 triệu, 10 triệu anh gửi về quê cho bố mẹ còn lại 7 triệu tiêu linh tinh ăn uống xăng xe khi đi làm nên chả dư đồng nào đưa vợ.
Thế là họ cãi nhau ầm ĩ vì chị tôi cho rằng chồng tính toán vô lý. Bố mẹ ở quê chẳng tiêu pha gì nên 10 triệu là quá nhiều, anh là trụ cột trong gia đình thì phải có trách nhiệm gánh vác phần lớn kinh tế chứ không phải chị. Chưa kể đẻ con xong đội lên một khoản chi phí lớn hàng tháng, lương chị tôi gấp đôi anh rể cũng không thể gồng được.
Nói chung là phát sinh nghìn tỷ vấn đề khiến vợ chồng chị cãi lộn. Lúc chưa cưới chị tôi xinh đẹp ăn diện như hoa khôi. Chồng con đủ đầy vào một cái là chị như biến thành người khác.
Đến khi cháu tôi được 5 tháng tuổi, sau bao lần mâu thuẫn rồi hòa giải thì vợ chồng chị thống nhất với nhau 2 điều: một là anh rể phụ trách trả các loại hóa đơn hàng tháng và hai là anh đưa cho chị 10 triệu để lo cân đối sinh hoạt trong nhà. Chị sẽ gửi về cho bố mẹ chồng 3 triệu mỗi tháng để thay thế. Chừng ấy đủ để ông bà ăn uống thoải mái dưới quê rồi.
Tưởng mọi chuyện đã êm xuôi thì sau đó ít lâu chị tôi đột ngột thông báo ly dị. Nguyên nhân vì cháu tôi lên cơn sốt, ốm khá nặng nhưng anh rể lại mải chơi xuyên đêm không về.
Gia đình tôi trước nay chưa từng để con gái phải chịu khổ, vậy mà lấy chồng xong chị tôi lại chẳng được hạnh phúc ngày nào. Chị từng bênh anh rể chằm chặp, khen anh là người tốt nhất yêu thương chị nhất, vật chất tiền nong cho anh hết không hề suy nghĩ. Nhưng giờ đây khi cánh cửa hôn nhân phơi bày tất cả sự thật thì chị đã thức tỉnh hoàn toàn. Gọi chồng về chở con đi viện mà lại bị chồng chửi bới, từ giây phút đó chị tôi đã chẳng còn nuối tiếc gì nữa.
Thấy tình hình có vẻ căng thẳng nên bố tôi đã gọi con rể sang nhà để nói chuyện, nhưng anh ta trở mặt như lật bánh tráng! Anh ta bảo nhà tôi coi thường con rể, trách chị tôi tính tiểu thư nên “động tí là dỗi chồng”. Với anh ta đó là sự phiền phức, anh ta thích tự do thoải mái hơn là sống trong bầu không khí ngột ngạt của một căn nhà có trẻ nhỏ. Mẹ tôi sốc quá liền hỏi con rể tại sao lại phũ với vợ và con ruột của mình như thế. Anh ta dửng dưng chẳng đáp rồi bỏ về.
Ngày chị tôi ly hôn đơn phương, nhà thông gia từ quê gọi điện lên ăn vạ bắt chị phải trả cháu cho nhà họ nuôi. Chị tôi nói họ không có quyền và chặn hết mọi liên lạc. Anh rể lồng lên tức giận, đòi chị tôi phải trả tiền bồi thường thì mới chịu ly hôn. Nhưng chị tôi hỏi lấy lại cái xe ga trị giá hơn trăm triệu thì anh ta im tịt.
Vợ chồng chị chẳng có tài sản gì chung nên thủ tục ly hôn cũng nhanh chóng. Chị tôi lại bế con quay về ngoại, tự nhận bản thân ngốc nghếch nên sa chân vào một mối quan hệ sai lầm. Bố mẹ tôi an ủi rằng không vấn đề gì hết, có vấp ngã thì vẫn còn gia đình phía sau.
Ly hôn xong chị tôi trở lại nhịp sống bình thường. Chị không hề đả động đến chồng cũ, cũng chẳng cần anh chu cấp nuôi con. Thế nhưng nhà chồng cũ không buông tha cho chị tôi. Họ đòi hỏi nhiều thứ rất buồn cười, ví dụ như mẹ chồng cũ của chị đòi hàng tháng vẫn phải gửi 3 triệu cho bà ấy tiêu. Anh rể cũ thì nhắn tin bắt chị tôi phải tiếp tục trả tiền thuê căn tập thể cho anh ta ở. Chị tôi từ chối thì họ tỏ thái độ gay gắt, dọa sẽ đòi cháu lại nếu chị không làm tròn trách nhiệm của một người con dâu.
Lạ đời thật sự! Thử hỏi có nhà nào ngang ngược như vậy không cơ chứ?!?
Ngày tôi đi bước nữa, chồng cũ đến ngăn cản quyết liệt
Chồng cũ đang sống trong một gia đình hạnh phúc. Vậy mà khi tôi đi bước nữa, anh ngăn cản là sao?
Ảnh minh họa
Sai lầm lớn nhất của tôi là lấy chồng quá sớm, khi cả hai chưa làm ra tiền, đang sống dựa vào bố mẹ. Chỉ vì lỡ có thai mà tôi lấy chồng khi đang còn ngồi trên giảng đường đại học.
Sau khi cưới, tôi sống với bố mẹ chồng, còn anh ấy vẫn tiếp tục học. Nhưng tôi trẻ tuổi, suy nghĩ bồng bột, luôn cho bản thân là đúng, không chịu lắng nghe những lời khuyên bảo của bố mẹ chồng. Sau những cuộc cãi nhau gay gắt với chồng và bố mẹ chồng, tôi quyết định bế con về nhà ngoại ở hẳn. Suốt nửa năm ở nhà ngoại, nhà chồng không ai quan tâm hay gọi điện hỏi thăm mẹ con tôi. Cuối cùng cuộc hôn nhân của tôi kết thúc bằng tờ đơn ly hôn.
Vì cuộc sống khó khăn, tôi để con lại cho bà ngoại nuôi, còn bản thân ra thành phố kiếm tiền. Công việc hiện tại của tôi là phục vụ cho một quán ăn nhậu. Thu nhập cũng khá nên tháng nào tôi cũng gửi về cho bà ngoại được một khoản tiền.
Tình cờ một lần làm việc, tôi gặp lại người bạn học hồi cấp 3 tên Vũ. Tôi rất bất ngờ khi biết anh ấy đã chia tay vợ và đang nuôi 1 đứa con. Cả hai có hoàn cảnh giống nhau nên chúng tôi nói chuyện rất hợp nhau.
Những cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi ngày càng nhiều hơn và tình yêu đã nảy sinh. Sau 6 tháng yêu nhau, chúng tôi quyết định đi đến kết hôn. Vũ muốn trong ngày cưới được gặp gỡ nhiều người bạn học, thế nên anh đã thông báo lên nhóm lớp về mối quan hệ của chúng tôi. Khi biết chúng tôi sắp kết hôn, cả lớp nhiệt tình ủng hộ và chúc mừng hạnh phúc.
Ngày hôm qua, chồng cũ đến tìm gặp tôi nói chuyện. Anh ấy khuyên tôi không nên kết hôn với Vũ. Anh bảo Vũ là bạn học cùng lớp nên từng chơi thân với cậu ấy một thời gian.
Anh chê Vũ là người chỉ giỏi khua môi múa mép chứ chẳng có tài cán gì. Nhìn người lúc nào cũng bóng bẩy gọn gàng thế nhưng đang nợ ngập ngụa. Tôi mà lấy Vũ thì lo mà trả nợ.
Tôi cho rằng chồng cũ đang tìm mọi cách dìm Vũ để tôi ở vậy cả đời nuôi con. Tôi bức xúc nói anh được quyền lấy vợ và sống trong một gia đình hạnh phúc, còn tôi không thể sao?
Anh bảo từng lời nói về Vũ là thật lòng và đã được kiểm chứng. Tôi tin thì tin không thì thôi. Tôi đã lỡ dở 1 lần đò rồi, lần thứ 2 phải tìm mối tốt mà lấy không thì ở vậy. Đừng cưới rồi lại bỏ làm giảm giá trị bản thân.
Những lời cảnh báo của chồng cũ làm tôi khó xử vô cùng. Tôi không biết phải làm sao nữa?
Chồng cũ tái hôn tôi không mời mà đến, con gái chỉ vào tấm ảnh cưới tôi tát cô dâu Vừa bước đến cửa khách sạn, con gái tôi hào hứng chỉ vào tấm ảnh cưới của chồng cũ dựng trước cửa. Lời nói của con khiến tôi bất ngờ. Yêu nhau mấy năm mới cưới, khi đó tình cảm hai vợ chồng tôi đẹp biết bao. Thế nhưng khi bước chân vào hôn nhân, tình cảm vợ chồng lại dần dần bị...