Da luôn bóng nhẫy đổ dầu, vì đâu?
Tình trạng da dầu, bóng nhẫy bất kể đông hay hè là trở ngại lớn trong việc chăm sóc da của chị em.
Bởi dưỡng da, dùng mỹ phẩm nếu không đúng cách thì sợ nổi mụn, nhưng không chăm sóc thì da càng tiết nhiều dầu và dễ bùng nổ mụn hơn. Đâu là giải pháp cho các cô nàng da dầu?
“Nỗi khổ” của da dầu
Tình trạng da dầu vốn dĩ đã mang lại cảm giác khó chịu, vì khuôn mặt lúc nào cũng nhờn bóng, gây mất thẩm mỹ, dễ loang lổ khi trang điểm. Khi lượng dầu tiết quá nhiều, da trông xỉn màu, dễ bắt bụi, hấp thụ chất bẩn và hậu quả là gây tổn thương đến hàng rào bảo vệ da, thậm chí còn có thể gây dị ứng hoặc viêm da kích ứng.
Chẳng những thế, da dầu còn dễ nổi mụn hơn do bã nhờn kết hợp với các tế bào da chết và mắc kẹt trong lỗ chân lông, dẫn đến xuất hiện mụn đầu đen, đầu trắng. Đây còn là điều kiện có thể gây rối loạn hệ vi sinh vật trên bề mặt da, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, từ đó hình thành mụn trứng cá. Nếu không điều trị, chăm sóc da đúng cách, tình trạng mụn sẽ ngày càng tệ hơn, gây mụn mủ, mụn bọc… dễ hình thành vết thâm, sẹo rỗ, khó điều trị.
Da dầu thường có xu hướng dễ nổi mụn gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da (Ảnh minh họa)
Vì sao da bạn luôn bóng nhẫy, đổ dầu?
Nguồn cơn mọi rắc rối của da dầu là do tuyến bã nhờn siêu nhỏ nằm dưới bề mặt da. Tuyến bã nhờn là thành phần của cấu trúc nang lông tuyến bã nằm sâu trong lớp hạ bì, giúp vận chuyển dầu từ dưới da lên bề mặt giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da thông qua các lỗ chân lông. Nhưng khi tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều dầu sẽ làm cho da trở nên bóng loáng, nhất là những vùng có nhiều tuyến bã nhờn như vùng chữ T gồm trán, mũi và cằm.
Thời tiết mùa hè, nhiệt độ và độ ẩm gia tăng hoặc bạn sinh sống ở vùng khí hậu nóng ẩm, là những điều kiện kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, ngay cả vào mùa đông, tình trạng này cũng không chấm dứt hoàn toàn. Bởi thời tiết, điều kiện môi trường chỉ là một trong những yếu tố dẫn đến da dầu. Còn rất nhiều nguyên nhân khác chi phối tình trạng này như do di truyền, ăn uống thiếu cân bằng hoặc quá nhiều chất ngọt, chất béo làm tăng tiết nhờn trên da. Ngay cả tình trạng rối loạn nội tiết tuổi dậy thì, stress, sử dụng thuốc điều trị bệnh lý khác cũng có thể làm cho tuyến bã nhờn hoạt động tăng sinh làm cho làn da có thể bóng dầu hơn.
“Mặt khác, thói quen chăm sóc da không đúng cách như rửa mặt quá nhiều lần để giảm cảm giác khó chịu do chất nhờn bám dính nhưng lại mang đến tác dụng ngược khiến da mặt mất đi chất nhờn tự nhiên để duy trì độ cân bằng pH; hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, không sử dụng kem dưỡng ẩm vì cho rằng điều này khiến da nhờn hơn, bạn đã vô tình làm da thiếu độ ẩm, phải tiết dầu nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất. Vì thế, mặt càng thêm bóng nhẫy” – TS.BS Trần Ngọc Ánh, Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết.
Dù đông hay hè, da bạn cũng bóng nhẫy, đổ dầu (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Da mặt nhờn, bóng dầu, làm sao cải thiện?
Bạn không lựa chọn được làn da, nhưng có thể lựa chọn cách chăm sóc để làn da trở thành “vũ khí” cho sắc đẹp, sự tự tin. Vì vậy, tạo thói quen chăm sóc da dầu đúng cách là việc hết sức cần thiết để có làn da sáng mịn và sạch mụn.
Theo TS.BS Trần Ngọc Ánh, có 5 điều cần lưu ý trong việc chăm sóc da dầu:
- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi và stress. Sắp xếp thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tạo niềm vui chẳng hạn tự thưởng cho mình 1 món quà làm đẹp sau khi hoàn thành tốt công việc.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày kèm theo sử dụng nhiều rau, củ, quả. Tránh sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích và các thực phẩm có hàm lượng chất béo, chất đường cao có thể khiến da tăng tiết bã nhờn.
- Nên rửa mặt mỗi sáng, tối và sau khi tập thể dục. Da dầu thường đi liền với vấn đề nan giải khác là mụn trứng cá. Do vậy, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải đảm bảo da mặt luôn sạch sẽ.
- Nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu hàng ngày, mặc dù sở hữu làn da dầu, song bạn vẫn cần sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ cho làn da có đủ độ ẩm. Hiện nay có nhiều dòng sản phẩm từ các nhà sản xuất kết hợp cả công dụng giữ ẩm và kiềm dầu, tiện lợi cho các nàng bận rộn.
- Lưu ý tránh các sản phẩm chứa cồn (alcohol), thay vào đó nên lựa chọn thành phần được nghiên cứu theo nguyên tắc sinh học tự nhiên giúp chống lại sự dày lên của bã nhờn, giữ cho lỗ chân lông được thông thoáng và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện mụn.
Mat Control là giải pháp sinh học dành cho da hỗn hợp và da dầu từ Bioderma với mục tiêu hỗ trợ ngăn rối loạn bã nhờn, kiểm soát bóng dầu bằng cách hỗ trợ điều hòa tiết bã, ngăn bít tắc lỗ chân lông, hạn chế sự hình thành của mụn.
Kem dưỡng ẩm kiểm soát bóng nhờn Sébium Mat Control BIODERMA với công thức dành riêng cho người da hỗn hợp đến da dầu
Mat Control chứa sáng chế độc quyền Fluidactiv gồm các thành phần có hoạt tính chống oxy hóa mạnh cho bã nhờn, điều chỉnh đặc tính của bã nhờn một cách sinh học, ngăn ngừa sự phát triển của mụn. Ngoài khả năng dưỡng ẩm hiệu quả nhờ glycerin, sản phẩm còn giúp làm đều cấu trúc da, giúp lỗ chân lông thông thoáng và được se nhỏ với thành phần BHA và agaric acid. Đặc biệt, da được che phủ tức thì và làm mịn, mang lại cảm giác khô thoáng suốt 8 giờ.
Sébium Pore Refiner giúp thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả tức thì
Bên cạnh đó, khi cần sản phẩm “chuyên trị” lỗ chân lông to, giải pháp sinh học thường được các cô nàng lựa chọn là Sébium Pore Refiner từ Bioderma có thể hỗ trợ với vai trò vừa kiểm soát bã nhờn, kiềm dầu cho da, làm đều cấu trúc da, vừa giúp thu nhỏ lỗ chân lông đến 54% (từ chiết xuất nấm Fomes Officinalis)
Sébium Pore Refiner có thể sử dụng làm kem lót trước lúc trang điểm hoặc sử dụng mỗi buổi sáng sau bước kem dưỡng ẩm để cải thiện kích thước lỗ chân lông. Có thể kết hợp cùng Sébium Mat Control để mang lại hiệu quả chăm sóc da cao nhất.
BIODERMA là nhãn hàng dược mỹ phẩm đến từ Pháp với triết lý công nghệ sinh học phục vụ làn da: BIODERMA coi da là một hệ sinh thái sống động và duy trì sự cân bằng của hệ da khỏe mạnh là mục tiêu Bioderma hướng đến trong những giải pháp sinh học của mình, nhằm duy trì sức khỏe làn da một cách lâu dài.
Cách để da không bị rát sau khi cạo lông
Da bỏng rát, mẩn đỏ là hiện tượng thường gặp do cạo lông không đúng cách.
Trong thời điểm giãn cách xã hội, các spa, cơ sở làm đẹp đều tạm dừng hoạt động. Không thể đi spa để tẩy lông, nhiều người lựa chọn giải pháp dùng dao cạo. Dù thường xuyên sử dụng dao cạo, chúng ta vẫn có thể gặp phải tình trạng nóng rát, mẩn đỏ hoặc lông mọc ngược sau khi cạo lông tại nhà.
Cạo lông là giải pháp được nhiều người lựa chọn để làm đẹp tại nhà vào mùa dịch. Ảnh: Telegraph.
Vì sao dao cạo gây nên vết bỏng rát?
Bác sĩ da liễu Elyse Love ở New York, Mỹ giải thích trên Harpers Bazaar : "Kích ứng da có thể xảy ra khi cạo lông, đặc biệt nếu dùng dao cạo xỉn màu hoặc không thoa kem cạo lông. Tình trạng kích ứng gây nên cảm giác thô ráp, khó chịu".
Cạo râu không có chất bôi trơn, cạo sai hướng hoặc cạo quá nhanh dễ để lại vết bỏng rát, thậm chí trầy xước. Vùng da bị kích ứng sau cạo lông có thể bị nhiễm trùng nang lông (viêm nang lông), gây mụn bọc hoặc mụn mủ.
Da bị bỏng rát, sưng đỏ thường xuyên xảy ra ở những phần cơ thể có nếp gấp. Ví dụ như nách, do các lớp da cọ xát với nhau, kết hợp với độ ẩm và mồ hôi.
Cạo lông sai cách có thể khiến da bị trầy xước, mẩn đỏ hay lông mọc ngược. Ảnh: Good Housekeeping.
Mặt, cổ, vùng bikini và nách là những khu vực lông mọc dày. Lông dày tiết nhiều dầu, gây kích ứng nhiều hơn lông thưa và mịn.
Trong tình huống dao cạo không đủ độ sắc bén, bị xỉn màu, bạn sẽ phải sử dụng nhiều lực hơn khi thực hiện thao tác cạo. Ấn, lướt lưỡi dao mạnh bạo dễ gây nên trầy xước, làm vùng da sau cạo bị châm chích, mẩn đỏ và rát.
Lông ở trạng thái khô thường cứng và khó cạo hơn. Do vậy, cảm giác bỏng rát càng dễ xuất hiện trong tình huống bạn cạo lông khô. Bề mặt da không được làm ẩm bởi kem, gel cạo lông khiến dao cạo khó lướt trên da, cũng như loại bỏ lông tận gốc.
Biện pháp
Theo InStyle , để khắc phục nhanh tình trạng sưng đỏ do dao cạo gây ra, bạn có thể thoa kem chứa hydrocortisone không kê đơn lên vùng da bị ảnh hưởng. Gel lô hội làm dịu những vết bỏng rát, giảm tình trạng viêm cũng mang đến tác dụng tốt.
Ngoài ra, bạn có thể làm dịu da sau cạo lông bằng một ít đá lạnh. Cho đá lạnh vào một chiếc khăn sạch, nhẹ nhàng lướt xung quanh vùng da sau khi cạo. Đá lạnh giúp giảm bớt các vết sưng đỏ, nóng rát.
Nên sử dụng kem, gel cạo lông nhằm ngăn ngừa vết bỏng rát do dao cạo gây ra. Kem, gel bao phủ các sợi lông, tăng cường độ lướt của dao cạo trên da. Từ đó, giảm thiểu khả năng kích ứng hay trầy xước.
Thoa kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ, không mùi nhằm làm dịu các vết sưng tấy, mẩn đỏ sau khi cạo. Ảnh: Gillettevenus.
Kem cạo lông chứa một số thành phần như lô hội, bơ hạt mỡ, dầu hạt mỡ giúp dưỡng ẩm, làm mềm da trong quá trình cạo. Không nên dùng các sản phẩm kem cạo lông chứa cồn, chất tẩy rửa khắc nghiệt vì chúng có thể gia tăng tình trạng châm chích, bỏng rát.
Khi tắm, chọn sữa tắm chứa thành phần salicylic acid có tác dụng tẩy da chết, giảm lông mọc ngược và tiêu diệt vi khuẩn bị mắc kẹt trong nang lông. Điều này giảm thiểu nguy cơ nổi mụn kích ứng, viêm nhiễm sau quá trình cạo lông.
Khi cạo lông, bạn nên cạo theo hướng mọc của lông. Thay lưỡi dao cạo thường xuyên, không dùng dao cạo bị xỉn màu. Không để dao cạo tại các khu vực như vòi hoa sen, bồn rửa mặt vì độ ẩm khiến vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi. Thay vào đó, cất dao cạo vào tủ hoặc hộp sau khi sử dụng.
Kiểm soát dầu nhờn trên da đúng cách Vào mùa hè, lượng dầu trên da bùng nổ. Nhất là đối với nàng da dầu thì còn tệ hại hơn vì rất dễ gây ra mụn trứng cá. Da trở nên quá nhờn là do các tuyến bã nhờn sản xuất lượng dầu tăng trên bề mặt da. Việc sản xuất dầu của tuyến bã nhờn là một phần hoạt động bình...