Đá lát vỉa hè Hà Nội “tuổi thọ 70 năm” bị vỡ nát: Vì đâu nên nỗi?
Nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng cho rằng, loại đá tự nhiên được lát ở vỉa hè Hà Nội có “tuổi thọ 70 năm” vừa sử dụng vài tháng đã bị vỡ nát có thể do đá bị “om” trong quá trình nổ mìn khai thác.
Để đảm bảo tính đồng bộ, văn minh và sử dụng lâu bền các công trình hạ tầng, ngày 23.4.2016, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các dự án hạ tầng trên địa bàn thành phố phải thiết kế đồng bộ hào kỹ thuật hạ ngầm đường dây, cáp điện lực, viễn thông, cấp nước…
Theo đó, nhằm sắp xếp lại vỉa hè, lòng đường thống nhất ở 12 quận từ nay đến năm 2020, nhiều tuyến phố ở Hà Nội đã và đang triển khai lát lại vỉa hè, bó vỉa bằng đá tự nhiên, kết cấu bền vững đảm bảo sử dụng 50-70 năm thay vì gạch như trước đây.
Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, những viên đá tự nhiên được “quảng cáo” là bền vững 70 năm đã có dấu hiệu xuống cấp, vỡ, nứt, hư hỏng…
Về vấn đề trên, trao đổi với PV Dân Việt, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng – TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, đá tự nhiên có độ bền, cứng tốt, việc lát vỉa hè bằng đá tự nhiên đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Tuy nhiên ở ta hiện nay còn có nhiều bất cập xung quanh việc này.
Thứ nhất, muốn có đá chất lượng tốt phải đặt hàng và nghiệm thu ngay từ những khâu đầu tiên. Nhưng hiện nay, loại đá này thường được khai thác bằng cách nổ mìn từ các tảng đá lớn rồi mang về xưởng xẻ, cưa, cắt, mài… Việc nổ mìn này sẽ dẫn đến đá bị om – nứt bên trong.
“Đá bị om, dù bên ngoài vẫn đẹp, không phát hiện vấn đề gì nhưng bên trong lại bị nứt dẫn đến đá rất giòn và dễ bị vỡ, nếu không cẩn thận, không nghiệm thu ngay từ giai đoạn này thì khi đưa vào sử dụng rất dễ bị nứt, vỡ. Bên cạnh đó, những viên đá tự nhiên mà ta thường dùng để lát vỉa hè thường là loại đá vôi, rất dễ bị a-xít ăn mòn vậy không nên dùng loại đá này” – TS Liêm cho hay.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, việc sử dụng đá tự nhiên để lát vỉa hè thì cần phải chú trọng đến chất lượng lát. Đặc biệt, nền phải vững chắc, có bê tông, nếu chỉ rải mỗi cát khô, hoặc đá dăm thì khi gặp mưa, ngập sẽ cát, đá sẽ bị tụt xuống, khiến vỉa hè bị trồi sụt, bong, gãy.
Đá tự nhiên được lát ở vỉa hè Hà Nội có “tuổi thọ 70 năm” vừa sử dụng vài tháng bị vỡ có thể do đá bị om trong quá trình nổ mìn khai thác
“Để làm tốt việc này thì cần phải coi lát vỉa hè ở Hà Nội như một dự án, công trình xây dựng, có dự toán, ai là chủ đầu tư, ai thiết kế, thi công, địa điểm nào thì làm, đá đắt tiền nên phải chọn những vỉa hè ổn định, hoàn toàn không đào bới, còn những nơi thỉnh thoảng lại đào bới lên đặt đường ống nước, đường điện thì phải xem xét lại. Nếu còn làm như kiểu hiện nay thì vỉa hè vẫn sẽ nát, vỡ và điệp khúc “lát, đào vỉa hè” sẽ mãi mãi tồn tại và gây bức xúc dư luận” – ông TS Liêm chia sẻ.
TS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên KTS Trưởng TP.Hà Nội chia sẻ với Dân Việt rằng, trước khi Hà Nội triển khai lát vỉa hè bằng đá tự nhiên thay như gạch trước đây, TP đã có hội thảo, trao đổi, thống nhất và quyết định dùng loại đá này để sử dụng lát vỉa hè ở một số tuyến phố Thủ đô.
Việc đá lát ở vỉa hè sau vài tháng đã bị nứt, vỡ là do giải pháp thi công, quản lý giảm sát cái giải pháp thi công chưa được tốt.
Video đang HOT
“Lát đá tự nhiên nó không giống như lát những viên lục lăng, hay bất cứ loại khác thường dùng, những viên đá tự nhiên này không tự chèn do vậy phải chú trọng đến nền, do đó cần phải có giám sát, thống nhất ở các tuyến phố để không bị ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Tóm lại, bây giờ cần đề xuất ra các giải pháp đảm bảo bền vững, phù hợp với chức năng của vỉa hè Hà Nội” – nguyên KTS Trưởng TP.Hà Nội nhấn mạnh.
Liên quan đến việc đá tự nhiên có tuổi thọ 70 năm mới lát trên nhiều vỉa hè tuyến phố Hà Nội nhưng đã nhanh chóng xuống cấp, ông Trần Việt Trung – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, TP có chủ trương lát đá vỉa hè trên các tuyến phố để thực hiện năm kỷ cương hành chính trật tự văn minh đô thị. Căn cứ vào chủ trương này, một số quận huyện đang triển khai thực hiện.Lý giải về việc đá tự nhiên được “quảng cáo” có tuổi thọ 70 năm nhưng đã nhanh chóng bị vỡ nát, hư hỏng sau vài tháng được lát, ông Trung cho rằng: Do dưới lớp đá lát tự nhiên là lớp bê tông, nhiều khi lớp bê tông còn liên quan tới trạm điện, gốc cây trên vỉa hè. Chính điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng lớp đá. Chất lượng lát đá vỉa hè có đảm bảo hay không thì phụ thuộc vào lớp bê tông này” – Phó Giám đốc Sở Xây dựng HN cho hay.Được biết, dự kiến, Hà Nội sẽ bỏ ra hàng nghìn tỷ để lát đá vỉa hè trên hơn 930 tuyến đường tại 12 quận nội thành. Loại đá tự nhiên được kỳ vọng có tuổi thọ lên đến 70 năm sẽ thay thế toàn bộ gạch cũ.Về nguồn kinh phí đầu tư, theo Sở Xây dựng, một số dự án hạ tầng kỹ thuật mới tại các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Hà Đông đã lát vỉa hè bằng đá tự nhiên với kinh phí lát đá vỉa hè dao động từ hơn 475.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/m2 (tuỳ đoạn vỉa hè rộng hẹp).Đơn cử, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng hiện có 9 dự án (tuyến phố) bảo trì, chỉnh trang hè phố trong năm 2017, trong đó có 6 dự án đang tiến hành triển khai. Tổng mức đầu tư dự án tuyến phố Nguyễn Du (diện tích khoảng 6.624m2) là hơn 11 tỷ đồng; tuyến phố Bà Triệu (diện tích 7.982m2) là gần 15 tỷ đồng; tuyến Đại Cồ Việt (diện tích 9.947m2) là 14 tỷ 900 triệu đồng… Tính toán trung bình, mỗi mét vuông quận Hai Bà Trưng phải chi khoảng 1,5 triệu đồng/m2 vỉa hè. Số tiền này đắt hơn nhiều so với lát bằng gạch.
Theo Danviet
HN tiếp tục thay đá vỉa hè 'bền vững 70 năm' dù nát sau vài tháng
Chỉ sau một thời gian ngắn, đá tự nhiên lát trên vỉa hè Hà Nội bị vỡ nát, bong tróc. Ở một số tuyến phố vẫn tiếp tục thay lớp gạch cũ bằng loại đá này.
Để sắp xếp lại vỉa hè, lòng đường, nhiều tuyến phố trên 12 quận của Hà Nội được lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên thay vì gạch như trước đây.
Có thể kể đến tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn; đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), đường Trần Phú (Hà Đông); phố Trung Kính, Trần Duy Hưng (Cầu Giấy)...
Vỉa hè đoạn trước số 231 đường Nguyễn Trãi (Thượng Đình, Thanh Xuân) bong tróc, đá lát vỡ làm nhiều mảnh.
Loại đá tự nhiên này được Hà Nội nhận định là có độ bền từ 50-70 năm nhưng mới sử dụng vài tháng đã xuất hiện cảnh tượng nứt, vỡ, ở nhiều vị trí đá còn bị bật khỏi nền.
Đến nay, hầu hết các tuyến phố được lát đá tự nhiên đều xuất hiện tình trạng xuống cấp, cả hàng dài vỉa hè nhan nhản vết nứt, vỡ gạch, bề mặt vỉa hè lồi lõm, lởm chởm.
Ông Lê Văn Thọ (Trung Kính, Cầu Giấy) chia sẻ: "Trước, tôi thấy vỉa hè lát gạch vẫn còn tốt, không đến mức độ phải cạy lên để thay. Giờ lát đá tự nhiên mới chỉ được 4-5 tháng đã nát bét thế này rồi, vài năm nữa không biết sẽ thế nào".
Vỉa hè đoạn ngõ 193 Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) xuống cấp trầm trọng.
Vỉa hè vỡ nát trên bề mặt rộng, nham nhở vết nứt.
Vỉa hè đường Trần Duy Hưng. Ảnh chụp tại ngõ 126.
Vỉa hè đường Trung Kính.
Một số viên gạch vỡ còn bật hẳn lên khỏi mặt đất.
Vỉa hè trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) bong tróc.
Vỉa hè trên phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn bong tróc, nhiều viên gạch dường như bị mất từ lâu.
Vỉa hè phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn bắt đầu được sử dụng vào tháng 5.2016, tuyến phố này có tổng mức đầu tư hơn 224 tỷ đồng, riêng các hạng mục như hệ thống chiếu sáng, hệ thống bó vỉa, gạch lát hè chiếm trên 50 tỷ đồng.
Đoạn vỉa hè sâu trong ngõ 299 phố Trung Kính đóng rêu, gây trơn trượt.
Hầu như không ai dám đi bộ trên đoạn vỉa hè như thế này.
Nhóm công nhân đang cạy lớp gạch cũ trên đường Trung Kính chiều 22/11 để thay bằng lớp đá tự nhiên.
Một số người dân tại đây thắc mắc, khi gạch cũ lát vỉa hè còn tốt thì có nên thay mới hay không, việc làm trên gây lãng phí tiền của mà độ bền không cao.
Tại đường Nguyễn Trãi, một nhóm công nhân đang thi công nốt các hạng mục để hoàn thiện vỉa hè.
Những đoạn vỉa hè xấu xí nham nhở trên đường Nguyễn Trãi.
Vỉa hè trên phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội).
Mới đây, tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trao đổi về việc lát đá tự nhiên tại vỉa hè nhiều tuyến phố, ông Trần Việt Trung, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết, TP có chủ trương lát đá vỉa hè trên các tuyến phố để thực hiện năm kỷ cương hành chính trật tự văn minh đô thị. Căn cứ vào chủ trương này, một số quận huyện đang triển khai thực hiện.Lý giải về hiện tượng đá tự nhiên tuổi thọ 70 năm đã nhanh chóng bị vỡ nát, hư hỏng sau vài tháng được lát, ông Trung cho rằng, lát đá trên vỉa hè còn phụ thuộc vào lớp bê tông phía dưới.
Theo Đoàn Bổng (VNN)
Sở Xây dựng Hà Nội lý giải việc đá vỉa hè "bền vững 70 năm" bị vỡ nát Tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 21/11, ông Trần Việt Trung - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - đã thông tin về việc đá tự nhiên có tuổi thọ 70 năm mới lát trên nhiều vỉa hè tuyến phố Hà Nội nhưng đã nhanh chóng xuống cấp. Đá...