Đà Lạt vào mùa hoa phượng tím rực rỡ
Hoa Phượng tím là loài hoa rất hợp với Đà Lạt, màu tím mộng mơ cùng những bông hoa nở thành cụm tròn làm nổi bật cả một khoảng trời.
Phượng tím còn được coi là một biểu tượng đặc biệt của thành phố hoa Đà Lạt. Ảnh: Nguyễn Nghĩa.
Những ngày này, đông đảo du khách đến Đà Lạt chụp ảnh hoa phượng tím, loại hoa đang nở rộ trên khắp các con đường
Từ cây Phượng tím đầu tiên được đưa về từ Pháp cách đây 62 năm, loài cây này đã bén rễ và sinh trưởng tốt tại Đà Lạt.
Hoa Phượng tím đã có mặt ở Đà Lạt từ rất lâu, nhưng chỉ được trồng nhiều trong khoảng 10 năm trở lại đây. Theo những tài liệu hiện có, vào năm 1962, kỹ sư nông học Lương Văn Sáu đã đưa giống hoa này từ châu Âu về để trồng ở Đà Lạt. Chính ông là người đã ươm giống và trồng những cây Phượng tím đầu tiên tại thành phố này.
Nhờ vào sự nỗ lực của các cơ quan khoa học và đơn vị chuyên ngành công viên cây xanh, cây Phượng tím đã được nhân giống vô tính thành công và hiện nay đã rất phổ biến trên nhiều tuyến đường trong nội ô và ven đô của Đà Lạt, trở thành biểu tượng đặc trưng của thành phố hoa.
Đà Lạt vốn được biết đến với rất nhiều loài hoa khác nhau, trên đường phố bạn có thể bắt gặp cẩm tú cầu xinh xắn ven vỉa hè, hoa hồng trồng đầy trên dải phân cách, cùng rất nhiều loại hoa xinh khác ngập tràn thành phố. Riêng đối với phượng tím, Đà Lạt là thành phố trồng rất nhiều loài hoa này.
Du khách có thể bắt gặp phượng tím ở bất cứ đâu trong trung tâm thành phố, nhưng góc hoa nở đẹp nhất có lẽ là ven bờ hồ Xuân Hương. Buổi chiều vừa dạo quanh hồ ngắm cảnh vừa ngẩn ngơ nhìn màu hoa buồn nở trước khung cảnh thơ mộng của Đà Lạt, bạn sẽ cảm nhận được một nỗi buồn rất lãng mạn. Ngoài ra một vài quán cafe cũng có cây phượng tím lâu năm.
Hàng ngàn du khách check-in 'cây đào quốc dân' ở Đà Lạt
Cây đào lông đang trổ hoa rực rỡ ở Đà Lạt thu hút hàng trăm người check-in mỗi ngày.
Video đang HOT
Những ngày gần đây, hàng ngàn người dân và du khách đã đến số 202, đường Nguyễn Công Trứ, TP Đà Lạt để check-in cây đào lông đang trổ hoa rực rỡ.
Nhiều du khách mê mẩn "cây đào quốc dân" ở Đà Lạt
Đây là giống đào gốc miền Bắc. Có nhiều thông tin về nguồn gốc của giống đào này ở TP Đà Lạt.
Bác Ngô Văn Quang, 77 tuổi, chủ nhân "cây đào quốc dân" này cho biết giống đào này do ông Trần Văn Huệ, làm ở Sở Canh nông Đà Lạt thời bấy giờ ghép từ một cành đào được mang lên từ Sài Gòn sau Tết Nguyên đán.
Ông Huệ đã lấy giống của một cành đào rồi ghép với gốc cây đào lông bản địa. Sau đó, bác Huệ tặng hàng xóm mỗi nhà một cây để trồng trong vườn nhà.
Bác Ngô Văn Quang kể chuyện về cây đào lông cho các bạn trẻ
Bác Ngô Văn Quang kể một chi tiết khá thú vị thế này: "Năm 1961, một người ở TP.HCM được tặng một cây đào để chưng Tết. Cây đào này được đưa ra ngoài và người này muốn nhân giống ở Đà Lạt, vì thấy nó hợp khí hậu miền Bắc nên cho người chuyển lên cho ông Trần Văn Huệ và được nhân giống thành công"
Hàng năm, bác Quang đã bón phân đều đặn, chăm sóc kỹ lưỡng. Vào dịp Tết, cây đào này ra bông rực rỡ, giúp bác Quang cùng với người dân phố Nguyễn Công trang hoàng cho khu phố của mình.
Cùng PLO chiêm ngưỡng "cây đào quốc dân" ở TP Đà Lạt.
Cây đào đang nở rực ở đường Nguyễn Công Trứ, TP Đà Lạt
Nhiều bạn trẻ có mặt từ rất sớm để check-in "cây đào quốc dân"
Nhiều du khách đang mê đắm cây đào này
Cây đào này nằm kế bên quán cà phê Là Việt ở số 200 Nguyễn Công Trứ
Hàng vạn bông hoa rực hồng khoe sắc trong cái lạnh nhẹ của Đà Lạt
Cây đào nằm trong khuôn viên ngôi nhà có tuổi đời 81 năm
Phố Nguyễn Công Trứ sáng đèn
Đào lông phù hợp với khí hậu Đà Lạt nên cho bông to, màu sắc đẹp không thua gì các giống đào phía Bắc
Mỗi ngày có hàng trăm bạn trẻ đến check-in cây đào này
Phố phường Đà Lạt bình yên trong buổi sớm mai Đến Đà Lạt vào những buổi sớm mai, dạo quanh hồ Xuân Hương, uống ly cà phê nóng, hít thở không khí trong lành của phố phường trong ánh bình minh là một trải nghiệm bình yên với du khách. Ánh bình minh ló dạng trên phố. Khu Hoà Bình. Chợ Đà Lạt bắt đầu một ngày mới. Nhiều tiểu thương ở chợ...