Đà Lạt: Tự ý khai nhận, bán nhà của 8 đồng thừa kế
Chiều 21-11, TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Vĩnh (74 tuổi, quốc tịch Pháp) và bị đơn là bà Nguyễn Thị Minh Châu (82 tuổi, chị ông Vĩnh, ngụ phường 4, TP Đà Lạt, Lâm Đồng).
8 người thừa kế, bị đơn chỉ khai… 1 mình
Trước đây, cha mẹ ông Nguyễn Văn Vĩnh là ông Nguyễn Văn Trọng (mất năm 1988) và bà Nguyễn Thị Phú (mất năm 2006) có tạo lập được một căn nhà ở số 34 đường 3/2, phường 1, TP Đà Lạt. Căn nhà này đứng tên hai cụ trên sổ hồng, được UBND TP Đà Lạt cấp Giấy chứng nhận vào năm 2003.
Căn nhà 34 đường 3/2, TP Đà Lạt, giờ đã bị bà Châu bán cho ông Quang và ông này cho thuê làm cửa hàng ăn uống với giá 30 triệu đồng/tháng (ảnh VH)
Theo đơn khởi kiện của ông Vĩnh, tất cả các anh chị em của ông (gồm ông Vĩnh, bà Châu và 7 người) đều sinh ra, lớn lên từ ngôi nhà trên. Tuy nhiên chị Nguyễn Thị Uyên (chị cả, sinh năm 1930) liệt sĩ hi sinh năm 21 tuổi và không có chồng, con. Tám người còn lại hiện vẫn còn sống, duy nhất là bà Châu ở trong nước, còn lại đều ở nước ngoài.
Bà Châu sau khi lấy chồng, về Sài Gòn sinh sống. Đến năm 1975, chồng bà Châu mất, bà xin bố mẹ cho về ở cùng tại căn nhà 34 đường 3/2. Sau khi cha mẹ qua đời thì bà Châu lưu giữ tất cả giấy tờ nhà này, quản lý nhà để bán hàng trang trí nội thất, tên cửa tiệm là Vinh Quang.
Năm 2006, sau khi mẹ bà Châu mất, ông Nguyễn Minh Tuấn (em bà Châu) có yêu cầu bà Châu đưa giấy tờ nhà đất của cha mẹ để anh em trong gia đình chia di sản thừa kế. Tuy nhiên bà Châu nói “mất hết giấy tờ” và cũng không đồng ý chia di sản thừa kế là căn nhà trên.
Sau đó bà Châu lén đi khai nhận di sản thừa kế… 1 mình vào tháng 8/2017 tại UBND phường 1, TP Đà Lạt. Sau bốn tháng, ngày 14/12/2017, bà Châu được Văn phòng Đăng ký Đất đai TP Đà Lạt xác nhận cho đứng tên sổ hồng… 1 mình.
Bán nhà liền tay, vay ngay ngân hàng
Vừa đứng tên sổ hồng 6 ngày thì lập tức ngày 20/12, bà Châu… bán nhà cho ông Nguyễn Văn Quang. Điều lạ lùng là, dù giá bán 18,5 tỉ đồng, có hợp đồng giấy tay, người làm chứng, con gái bà Châu là Nguyễn Thị Mai Trúc ký tên nhận tiền hai lần. Lần đầu 9 tỉ đồng vào ngày 21/12, lần 2 là 9,5 tỉ đồng vào ngày 2/1/2018. Thế nhưng trên hợp đồng công chứng chỉ ghi… 3,5 tỉ đồng. Tức là chênh lệch so với thực tế 15 tỉ đồng, có lẽ để trốn thuế (?).
Sau khi ông Vĩnh làm đơn khởi kiện bà Châu, ông Quang có đơn trình bày tại tòa vào ngày 27/8/2018 như sau: “Tôi được biết cô Nguyễn Thị Mai Trúc là con bà Châu đã nhận số tiền chuyển nhượng của tôi và mua căn nhà địa chỉ số 19 Trương Công Định, phường 1, TP Đà Lạt và hiện đang xây dựng lại”.
Video đang HOT
Đơn trình bày của ông Quang tại tòa cho biết bà Trúc nhận tiền 18,5 tỉ đồng xong là lập tức mua căn nhà khác gần đó (ảnh TM)
Với những chứng cứ nêu trên, rõ ràng bà Nguyễn Thị Mai Trúc có liên quan trong vụ án này với tư cách Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Thế nhưng rất tiếc, trong quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số 309 ngày 1/11 do thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Bùi Hữu Nhân, Chánh tòa Dân sự TAND tỉnh Lâm Đồng ký, lại không hề đưa bà Trúc vào với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (?), dù ông Vĩnh liên tục đề nghị.
Quay lại vụ việc bán nhà từ bà Châu qua ông Quang, rất nhanh chóng, chỉ 9 ngày sau khi mua, ngày 29/12 ông Quang được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp sổ hồng.
Và chỉ một tháng sau khi mua nhà, ngày 31/1/2018, ông Quang thế chấp căn nhà này vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng (VietinBank) với hạn mức ngân hàng cho vay 11 tỉ đồng. Sau đó, ông Quang ký với VietinBank hai hợp đồng vay liền tay vào ngày 8/2, 27/2, với tổng số tiền vay 11 tỉ đồng.
Như vậy tới giờ này, sổ hồng của ông Quang đang nằm trong két sắt VietinBank và ông Quang đang nợ ngân hàng 11 tỉ đồng.
Theo ông Quang, sau khi bán nhà lấy 18,5 tỉ đồng thì bà Trúc cầm tiền đi mua ngay căn nhà số 19 Trương Công Định, TP Đà Lạt (ảnh: nguyên đơn cung cấp)
Có dấu hiệu tẩu tán tài sản?
Theo ông Vĩnh, việc làm trên của bà Châu (tự ý khai di sản thừa kế 1 mình) là không đúng quy định pháp luật. Đồng thời cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy hồng cho bà Châu là có sai phạm.
Bởi lẽ, căn nhà trên do cha mẹ ông Vĩnh để lại thừa kế không có di chúc thì đương nhiên phải được chia thừa kế cho 8 anh chị em (trong đó có bà Châu). Thế nhưng không biết bằng cách nào mà bà Châu đi khai di sản thừa kế một mình và được cấp giấy hồng?
Ngày 12/2/2017, ông Vĩnh nộp đơn khởi kiện bà Châu tại TAND tỉnh Lâm Đồng. Thế nhưng chỉ 8 ngày sau đó (20/12) bà Châu bán nhà cho ông Quang. Và cũng chỉ 9 ngày sau (29/12), ông Quang được cấp giấy hồng.
Vì vậy, ông Vĩnh yêu cầu tòa sơ thẩm chia thừa kế theo pháp luật cho 8 người đối với căn nhà số 34 đường 3/2 . Đồng thời tuyên bố hợp đồng mua bán nhà vô hiệu giữa ông Quang, bà Châu. Hủy giấy chứng nhận đã cấp cho ông Quang.
Hi vọng phiên tòa sơ thẩm chiều 21/11 tới đây sẽ làm rõ những khuất tất này.
Trọng Mạnh – Viên Hữu
Theo doanhnghiepvn
ồng hành với 4 nông dân Quảng Trị chống tham nhũng
Cuộc chiến chống tham nhũng ở Quảng Trị. Ấy là title loạt bài của PV Tiền Phong chục năm trước, 2007 đến 2009, đeo bám vụ 4 nông dân Lê Văn Lương, Nguyễn Thuận Trưởng, Nguyễn Văn Vinh, Ngô Minh Phiện ở xã Vĩnh Thành trên đất thép huyện Vĩnh Linh.
3 nông dân chống tham nhũng (trái sang): Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Thuận Trưởng, Ngô Minh Phiện
Họ dũng cảm đấu tranh, tố cáo hành vi tham nhũng của một số cán bộ sở tại trong dự án đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) tỉnh lộ 70 nối từ Ngã ba cầu Hiền Lương lịch sử về Bãi tắm Cửa Tùng danh tiếng.
Các cơ quan chức năng vào cuộc, khẳng định đơn tố cáo của 4 nông dân chân lấm tay bùn này là có căn cứ, kết luận những sai phạm trong đền bù GPMB tỉnh lộ 70 cũng như việc nhiều quan xã Vĩnh Thành bày trò đứng tên để rút tiền đền bù là đúng sự thật.
Vậy mà trong nhiều năm trời, 4 nông dân nghèo khó dũng cảm kia luôn bị đe dọa, bức hãm với hàng loạt những trò bẩn như không sơn quét bia mộ liệt sĩ, cắt điện, phá hồ nuôi cá... của gia đình họ. Dù rằng, Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (BCĐ) đã có nhiều công văn lẫn không ít lần trực tiếp về tỉnh Quảng Trị yêu cầu chính quyền sở tại phải cương quyết sửa sai, phải xin lỗi dân...
Cụ thể, chỉ đạo tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh 3 nội dung là xử lý nghiêm những cán bộ xã sai phạm, khen thưởng những người tố cáo tham nhũng, bảo vệ cuộc sống và việc làm ăn của những người tố cáo và gia đình họ. Chính ông Lê Đức Yên (lúc ấy là Chủ tịch huyện Vĩnh Linh) thừa nhận với PV Tiền Phong:"Anh Giang ở Văn phòng BCĐ T.Ư về phòng, chống tham nhũng không có tuần nào là không điện thúc tôi về 3 nội dung trên yêu cầu xử lý gấp".
PV Tiền Phong (trái) làm việc với Bí thư Huyện ủy Vĩnh Linh trưa 2/7/2009
Tầm 2 giờ sáng mùa gió Lào 2007, đang thiu thiu ngủ bỗng dưng mắt nhắm mắt mở phải bật dậy bởi chuông điện thoại reo. Hơi hoảng bởi tôi có ba mẹ già dưới quê lỡ có mệnh hệ gì. Lật đật áp tai nghe, đầu dây máy một giọng nằng nặng trung niên lạ: "Xin lỗi anh phải nhà báo Hữu Thành của Tiền Phong không? Tui là Nguyễn Thuận Trưởng ở Liêm Công Đông xã Vĩnh Thành đây, mong anh bỏ qua sự đường đột khuya khoắt ni phải gọi điện vì nông dân bọn tui chống tiêu cực mà phải bị trả thù như ri đây, hồ cá nhà tui trong đêm bị kẻ xấu phá bờ nước chảy sạch trơn...".
Sáng sớm sau, túi xách đồ nghề, tôi phóng xe máy ra Vĩnh Thành áp sông là Lê Văn Lương, Nguyễn Thuận Trưởng, Nguyễn Quang Vinh, Ngô Minh Phiện. Và, câu chuyện xin tóm lược thế này... Bốn nông dân đứng đơn tố cáo "quan" xã tiêu cực trong dự án đền bù GPMB tỉnh lộ 70 với tổng số tiền sai phạm khoảng 200 triệu đồng.
Nhưng sau đó là những hành động khủng bố người tố cáo bằng việc thả nhiều tờ rơi dọc đường liên thôn, liên xã, trước cổng trường học với nội dung vu khống, bôi nhọ, đe dọa bốn nông dân này. Hồ cá 1 hécta của anh Trưởng tự dưng bị xả nước, cá nuôi trôi sạch. Anh Lương bị Công an thôn Nguyễn Kim Cương vác dao chém vào bụng phải điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị.
Gia đình ông Vinh bị cắt điện không hề được báo trước hay thông báo lý do nào, đúng vào ngày báo chí đưa tin 4 nông dân này được BCĐ T.Ư về phòng, chống tham nhũng yêu cầu địa phương khen thưởng xứng đáng. Ông Vinh vô cùng bối rối vì mất điện thì quán cóc nhỏ trong nhà, nơi mang lại nguồn thu nhập chính của gia đình ông, không ai đến mua. Mất điện đồng nghĩa với mất nước vì hệ thống bơm nước trong nhà tê liệt. Cây cối trong vườn chết rũ, ao cá cũng vì thế cạn khô.Gia đình ông Vinh gửi đơn ra tòa kiện HTX Liêm Công Tây. Vụ việc cứ đùn đẩy mãi. Gần 17 tháng sống trong bóng tối, mọi nỗ lực phát triển kinh tế của gia đình ông Vinh đều bế tắc.
Người thứ tư mà kẻ xấu hướng đến trong "lũ bốn tên" (theo cách gọi của một số phần tử quá khích ở địa phương) là gia đình Ngô Minh Phiện. Gia đình anh Phiện bị ném đá, bị người khác gây sự, đánh vì lý do "dám gửi đơn kiện cáo". Vợ anh Phiện là chị Nguyễn Thị Hồng Thắm - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vĩnh Thành thì "lãnh đạo Đảng ủy và UBND xã liên tục bắt tôi viết bản kiểm điểm với lý do là cán bộ phụ nữ xã mà để chồng tham gia khiếu kiện...".
Rồi kẻ xấu chọn đúng thời điểm 15 giờ ngày 6/3/2008, khi gia đình bố vợ ông Phiện ở thôn Liêm Công Đông đang tổ chức giỗ ông nội thì bất ngờ có hai người đàn ông là người nhà của ông Nguyễn Thuận Cử - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành (người có liên quan đến vụ tiêu cực, sai phạm trong dự án tỉnh lộ 70 bị dân tố cáo) xông vào dọa dẫm, lăng mạ, sỉ nhục. Bố vợ ông Phiện là cụ Nguyễn Thuận Trung 59 tuổi Đảng, dù đã hết sức can ngăn, song hai người này vẫn lớn tiếng tuyên bố sẽ phá tan bàn thờ tổ tiên và san phẳng nhà.
Rồi nữa, trù dập cả... mộ liệt sĩ. Chuẩn bị đón Tết Mậu Tý, lãnh đạo xã Vĩnh Thành chỉ đạo lực lượng đoàn viên thanh niên làm vệ sinh bia mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ xã. Hơn 300 phần mộ liệt sĩ đã được chỉnh trang tinh tươm, sạch sẽ. Chỉ riêng ba phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Hiển, Nguyễn Văn Hón và Nguyễn Văn Biểu quê Liêm Công Đông (Vĩnh Thành, Vĩnh Linh) hy sinh các năm 1947, 1948, 1967 là không được sơn viết lại, chữ không còn nguyên vẹn, có nơi bị trôi tróc hoàn toàn. Ba phần mộ liệt sĩ này là người nhà của những người lên tiếng bảo vệ vợ chồng ông Phiện. Một số cựu chiến binh, cán bộ lão thành thôn Liêm Công Đông đã đến ghi nhận sự vụ tại nghĩa trang liệt sĩ và tỏ thái độ bất bình trước cách ứng xử với người đã khuất của một số cá nhân.
...Oái oăm thay, được nhận về thành tích tố cáo tham nhũng vào sáng 29/8/2008, nhưng các nông dân này vẫn chưa thoát khỏi sự trả đũa trù úm của chính quyền sở tại mà đỉnh điểm là chiều 26/6/2009, tức gần một năm sau, nông dân Nguyễn Văn Vinh bị một số Công an xã Vĩnh Thành bất ngờ ập vào nhà đập phá tài sản, hành hung rồi bị kéo lê về trụ sở CA xã và tiếp tục đánh, phải nhập viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị...
Thế là Ban Biên tập Tiền Phong tức tốc cử thêm nhà báo Minh Toản (nay là Ủy viên BBT, Tổng thư ký Tòa soạn) ở Đồng Hới vô tiếp sức, cùng Văn phòng BCĐ T.Ư về phòng, chống tham nhũng từ Hà Nội vào Quảng Trị. Tiền Phong lại tiếp tục, quyết liệt, mạnh mẽ đi đến cùng vụ việc với phóng sự điều tra 10 kỳ ấn tượng Cuộc chiến chống tham nhũng ở Quảng Trị... Loạt bài này sau được xếp trong những bài báo hay khen thưởng tháng 7/2009.
Nông dân Nguyễn Văn Vinh (13/7/2009)
Cuối cùng 4 nông dân Lương, Trưởng, Vinh, Phiện đã chiến thắng. Những quan xã, quan huyện liên quan đã bị xử lý kỷ luật. Họ được BCĐ T.Ư về phòng, chống tham nhũng khen thưởng. Đáng nói hơn, mới đây (20/4/2018), chính Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hoàng Liên Sơn, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành là Lê Minh Dục và Nguyễn Thuận Cử mà 4 nông dân này đã từng tố cáo, đã bị phạt án tù bởi tội lập khống hồ sơ công trình nạo vét kênh tiêu của xã để rút tiền Nhà nước.
Song hành cùng 4 nông dân chống tham nhũng, là các PV Tiền Phong kiên trì bảo vệ lẽ phải bằng những điều tra công phu cũng như lập trường kiên định khi một số lãnh đạo đầu tỉnh Quảng Trị, đầu huyện Vĩnh Linh cố tình che lấp sai phạm của cấp dưới với việc tung tin "Báo Tiền Phong viết bậy, bảo vệ mấy tay nông dân gàn dở kiện cáo lung tung"...
HỮU THÀNH
Theo TPO
Nghi án cấn trừ nợ 7 năm chưa thể "chốt" tội danh Vừa qua, TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đưa vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với ba bị cáo Hà Ngọc Loan (SN 1972), Hà Ngọc Phượng (SN 1968, chị ruột Loan) và Nguyễn Thị Kim Huệ (SN 1982, em dâu Loan và Phượng, cùng ngụ tại TP Thủ Dầu Một). Sau khi xét hỏi, HĐXX ra quyết...