Đà Lạt: Trồng cây ra quả đen như than, ăn vài trái khỏe cả người
Phúc bồn tử đen, một loại cây trồng mới vừa được du nhập về Đà Lạt (Lâm Đồng) nhưng đã phát huy được hiệu quả kinh tế rõ nét so với nhiều loại cây trồng khác.
Ở Đà Lạt, gia đình ông Vũ Nhuần, đường Vạn Kiếp, Phường 8, được xem là người tiên phong trồng phúc bồn tử đen với diện tích 1.300 m2. Sau 6 tháng chăm sóc, cây phúc bồn tử đen đã giúp cho gia đình có thu nhập bình quân 3 triệu đồng mỗi ngày.
Cây phúc bồn tử đen của gia đình ông Vũ Nhuần.
Phúc bồn tử đen, hay còn gọi là quả mâm xôi đen có nguồn gốc xuất xứ từ Israel, trái có vị chua. Ông Nhuần cho biết, cách đây 1 năm gia đình ông mạnh dạn mua giống phúc bồn tử đen về gieo trồng trong nhà kính.
Sau khoảng 6 tháng chăm sóc, những cây phúc bồn tử đen đã bắt đầu cho thu hoạch. Hiện tại, bình quân mỗi ngày, gia đình ông Nhuần thu hoạch từ 15 kg – 17 kg trái và bán ra thị trường với giá 200.000 đ/kg, giúp cho gia đình ông có nguồn thu nhập lớn.
Video đang HOT
Ông Vũ Nhuần thu hoạch phúc bồn tử đen
Ông Vũ Nhuần cho biết thêm, ưu điểm của cây phúc bồn tử đen là cho trái quanh năm, trái to trung bình khoảng 80 – 90 trái/ kg, nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hoạch kéo dài trong khoảng 10 năm. Đây cũng là loại cây trồng không cần nhiều công sức cũng như chi phí đầu tư chăm sóc.
Để phúc bồn tử đen sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình ông Vũ Nhuần đã trồng trong nhà kính theo các luống và được kết hợp tưới nước bằng hệ thống phun sương tự động. Gia đình ông Nhuần cũng đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa các loại sâu bệnh có thể gây hại cây phúc bồn tử đen, như: bọ xít, phấn trắng, nhện đỏ… được bón các loại phân chủ yếu là phân vi sinh và thuốc làm từ các loại thảo dược.
Hiện ông đã trồng thử nghiệm thành công 3 loại phúc bồn tử hồng, đỏ, xanh và đang chuẩn bị 3 sào diện tích để trồng loại cây này.
Phúc bồn tử đen trái to và cho thu hoạch quanh năm.
Ông Hoàng Khánh – Chủ tịch Hội Nông dân Phường 8 cho biết, đánh giá cao mô hình trồng cây phúc bồn tử đen của gia đình ông Nhuần, cùng địa phương tuyên truyền cho bà con nông dân học tập và nhân rộng mô hình này để phát triển kinh tế gia đình cũng như địa phương.
Theo Văn Báu (Báo Lâm Đồng)
Đà Lạt: Hai mặt của sản xuất nông nghiệp trong nhà kính
Do nhận thấy được tác hại của việc lạm dụng nhà kính trong cuộc sống cũng như môi trường nên anh Nguyễn Thanh Tân (42 tuổi, đường Vòng Lâm Viên, phường 8, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đã dỡ bỏ để canh tác rau sạch theo hướng hữu cơ.
Vừa qua, tại TP.Đà Lạt, xuất hiện thông tin có người nông dân đã tự dỡ bỏ hệ thống nhà kính trên mảnh đất của mình để trồng các loại rau theo cách hữu cơ, tự nhiên. Tại thành phố của thủ phủ nông nghiệp công nghệ cao, diện tích nhà kính dày đặc, mang lại giá trị kinh tế cao thì hành động của anh Tân lại là một việc bất thường.
Chia sẻ với PV Báo NTNN, anh Tân cho biết: "Mình là người sinh ra và lớn lên tại TP.Đà Lạt, trước kia ở đây làm gì có nhà kính, bố mẹ mình vẫn trồng rau nuôi 8 người con ăn học. Thế nhưng hiện tại, diện tích nhà kính gia tăng liên tục khiến cho hệ sinh thái bên trong đó bị mất cân bằng, rối loạn vì thế sinh ra bệnh tật. Người làm nông thấy vậy mới tìm cách cứu chữa, mà đa phần là sử dụng các loại thuốc hóa học, chính vì vậy tình trạng đất bị thoái hóa ngày càng nặng thêm".
Nhà kính dày đặc trong thành phố Đà Lạt nhìn từ trên cao. Ảnh: P.L
Vì vậy, anh Tân đã cùng một người bạn tại TP.HCM thực hiện ý tưởng dỡ bỏ nhà kính để trồng rau theo cách tự nhiên Anh Tân ví nhà kính như những nhà tù nhốt các loại rau hoa vào trong đó.
"Nó cũng giống như trẻ con vậy thôi, nếu chúng ta chỉ cho con cháu mình ở trong nhà, bổ sung dinh dưỡng mà không cho chúng tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ khiến chúng không được năng động, đề kháng yếu rồi sinh ra bệnh tật. Cây rau, cây hoa cũng vậy, chúng ta đánh lừa chúng, thay đổi môi trường sống khiến chúng "nổi loạn" - anh Tân nói.
Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh hơn 4.500ha nhà kính, 1.222ha nhà lưới. Tại TP.Đà Lạt có khoảng 2.800ha nhà kính (chiếm hơn 60% tổng diện tích nhà kính toàn tỉnh, bao gồm 1.244ha rau và 1.590ha hoa).
"Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà nhà kính đã mang lại trong sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng, thế nhưng những tác hại của chúng cũng không hề nhỏ. Đà Lạt là nơi được hưởng nhiều lợi thế từ thiên nhiên, khí hậu, đất đai, nếu chúng ta không trân trọng cũng như tận dụng thì sẽ đánh mất đi chính lợi thế của chúng ta" - anh Tân tâm sự.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lại Thế Hưng - Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NNPTNT) tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Thực tế, việc tháo dỡ bỏ nhà kính tại địa phương không phải việc mới. Nhiều hộ dân họ thấy việc trồng rau, hoa trong nhà kính không tốt hoặc hiệu quả thì họ sẽ có cách làm khác phù hợp hơn, trồng các loại cây ngoài trời, tùy mỗi người sẽ có cách làm riêng".
Ông Hưng cũng cho biết, việc trồng rau, hoa sạch trong nhà kính sẽ tốt hơn ngoài trời rất nhiều, cho năng suất cao, giảm giá thành, sử dụng nước và bảo vệ thực vật ít hơn.
Việc anh Tân quay trở lại cách canh tác truyền thống là do cách làm và tư duy của mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay thời đại công nghệ 4.0 nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác thì không thể thiếu.
Theo Danviet
Phú Quốc, Đà Lạt ngập nặng: Hậu quả của phát triển nóng Thành phố Đà Lạt và đảo ngọc Phú Quốc - thiên đường về du lịch, nghỉ dưỡng, vừa trải qua đợt ngập lịch sử. Đây là điều nghịch lý với đặc thù địa lý cao nguyên và đảo của các địa phương này. Nguyên nhân lớn được chỉ ra, đó là do tình trạng phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch. Nước từ...