Đà Lạt: Thông gãy trong bệnh viện, 4 người bị thương
Bốn người, trong đó có một nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã bị thương nặng do cây thông cổ thụ bất ngờ gãy đỗ rơi trúng căn tin của bệnh viện.
Hiện trường vụ tai nạn
Vụ tai nạn xảy ra lúc 9h ngày 22/12, vào thời điểm này, ông Trương Văn Hiếu (45 tuổi), ngụ thị trấn Di Linh (Lâm Đồng) cùng con trai là Trương Đông Hải (14 tuổi), ông Phạm Xuân Khu (46 tuổi), ngụ tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) và anh Trần Bùi Hùng (31 tuổi), nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đang ngồi ăn sáng tại căn tin trước cổng bệnh viện thì bất ngờ cây thông gãy đổ, cành đập sập một góc căn tin, trúng vị trí các nạn nhân đang ngồi.
Lập tức, cả 4 nạn nhân được chuyển vào phòng cấp cứu cách hiện trường khoảng 50m. Các bác sĩ đã khẩn trương cầm máu, khâu vá vết thương. Riêng ông Trương Văn Hiếu, do chất thương khá nặng nên đã được các bác sĩ tiến hành gây mê, phẫu thuật vết thương.
Nạn nhân đang được các bác sĩ phẫu thuật, khâu lại vết thương.
Cây thông cổ thụ, cao khoảng 30m, đường kính chừng 70cm, cành cây đập một góc căn tin của bệnh viện, ngoài gây chấn thương cho 4 nạn nhân trên đang ngồi ăn sáng còn làm hư hỏng 1 chiếc xe gắn máy.
Những năm qua, cứ vào mùa mưa bão, thông Đà Lạt lại gãy đổ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của nhiều người. Đã có lần, thông gãy đỗ làm 2 người chết, nhiều người khác bị thương nặng.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Video đang HOT
Cuộc "đào thoát" bất thành của 12 người bị mắc kẹt
"Hầm sập rồi, có khi không ai biết chúng ta bị mắc kẹt đâu!" - anh Hường vẫn còn nguyên cảm giác hoang mang tột độ khi nhớ lại khoảnh khắc hàng chục tấn đất đá đổ ập xuống sau lưng, chặn hoàn toàn lối thoát của 12 con người.
Nằm trong phòng bệnh, anh Nguyễn Văn Hường (Nam Định) nhớ lại: "Khi lớp đất đá ập xuống, mọi người lúc đó chỉ thấy một màu đen. Chúng tôi vô cùng hoảng loạn, gào thét bên trong nhưng chỉ nhận lại đươc tiếng của chính mình. Không nghe một tiếng động nào từ bên ngoài, ai cũng ngĩ "có khi không ai biết mình bị kẹt lại trong này". May vẫn còn một khoang để chúng tôi trụ lại, chúng tôi tự động viên nhau trấn tĩnh lại, tìm cách thoát thân khỏi hầm".
Anh Hường và 11 người còn lại bắt đầu quá trình tự giải thoát mình. Đoán rằng lớn đất đá sập xuống chỉ dày khoảng vài mét thôi nên anh và mọi người bắt đầu dùng tay đào bới...
Nước trong hầm khi đó không nhiều, mọi người cùng đào, rồi cào bới đất ra, nhưng được một đoạn thì gặp trúng đá. 12 người không dừng lại, vẫn vùng vẫy cố gắng cào xới đất lên. Do trong hầm có nhiều cát sụt lở, có lúc đào được một đoạn thì nước ở đâu ào ra, mọi người lại chạy sâu vào trong để tránh...
Anh Hường không thể quên cảm xúc khi anh và 11 nạn nhân khác tự giải cứu mình một cách tuyệt vọng (Ảnh: Ngọc Hà)
Anh Hường nhớ lại, khi đó các anh chị đã nghĩ đến tình huống xấu nhất nhưng đều cố gắng không thốt ra miệng, chỉ thở dài im lặng. Lúc đó, những nạn nhân chỉ còn hy vọng đến một phép màu. Không khí dưới hầm trở nên nặng nề, mọi người tự cầu nguyện điều thần kỳ.
Khi lực lượng cứu hộ tiếp cận vào bên trong, họ dùng tín hiệu để liên lạc với các nạn nhân. Nghe được tín hiệu từ bên ngoài, bên trong tất cả mọi người nắm lấy tay nhau sung sướng. Hy vọng lại bùng lên: "Được cứu rồi!".
Hai ngày đầu không ánh sáng, nước trong hầm bắt đầu dâng lên, mọi người bắt đầu lo lắng. Chỉ đến khi tiếng động cơ của máy khoan chạm vào, rồi ôxy được thổi vào, cháo dinh dưỡng đặc biệt được đưa vào, lúc này, niềm hy vọng lại bừng sáng.
12 người trên chiếc xe bơm bê tông
Anh Nguyễn Tiến Đoàn (quê Nam Định) nhớ lại: "Lúc đó tôi đang làm bỗng nghe tiếng động lớn, mọi người chạy toán loạn la sập hầm. Lúc đó, cả không gian tối mịt mù trước mắt, hoảng loạn. Sau phút hoảng loạn chúng tôi định thần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi hầm nhưng đều vô vọng. Tất cả 12 người đều tập trung trên chiếc xe bơm bê tông, không có chỗ nằm ngủ nên mọi người phải ôm nhau ngồi ngủ, mọi sinh hoạt đều tại chỗ. Trong hoàn cảnh bắt buộc chẳng biết sống chết sao nên mọi người động viên nhau cùng cố gắng".
Chủ nhiệm UB các vấn xã hội của Quốc hội - bà Trương Thị Mai - thăm, tặng quà cho các nạn nhân (Ảnh: Doãn Công)
Một nạn nhân khác nhớ tại, đêm 18/12, nhân được thư động viên của Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, biết tin có hàng mấy trăm người cùng máy móc hiện đại đang nỗ lực hết sức giải cứu, dù đã kiệt sức, các nạn nhân đều rất tin tưởng và yên tâm.
Trong khi đó, bên ngoài người thân các nạn nhân cũng không ăn, không ngủ, thấp thỏm lo âu. "Nhận được tin báo cháu gặp nạn, sáng 17/12, tôi bắt xe từ Đắk Lắk đến hiện trường túc trực. Cả ngày mong ngóng, không ăn, không ngủ chỉ cầu mong lực lượng cứu hộ sớm đưa các nạn nhân ra ngoài. Khi lực lượng cứu hộ đưa mọi người ra tôi đã bật khóc trong sung sướng cảm động", chị Trương Thị Tĩnh, người nhà một nạn nhân mừng vui chia sẻ.
Với ông Phạm Xuân Đặng (50 tuổi, ở Vĩnh Phúc, nạn nhân cao tuổi nhất) với kinh kinh nghiệm trên 30 năm trong nghề, chấn an các nạn nhân: "Đời làm công nhân đào hầm thủy điện với tôi đã quen nhưng đây là lần đâu tiên tôi gặp. Thú thật đến đêm thứ 2 thứ 3 mắc kẹt tôi bắt đầu lo lắng. Tuy vậy, với kinh nghiệm tôi vẫn chấn an mọi người bình tĩnh vì lực lượng cứu hỗ sẽ kịp thời ứng cứu".
Nạn nhân thoát ra từ vụ sập hầm thủy điện Phạm Xuân Đặng vui mừng chia sẻ với phóng viên (Ảnh: Doãn Công)
"Ngày đầu tiên trong hầm em vẫn cảm thấy bình thường. Sang ngày thứ hai, thứ ba mới thấy sợ, hoang mang, không biết mình có ra khỏi đây được không, có được gặp lại người thân nữa hay không..." - nạn nhân nhỏ tuổi nhất - Hoàng Đình Thịnh (sinh năm 1996, quê Nam Định) chia sẻ.
Hiện gia đình Thịnh đã từ Nam Định vào bệnh viện ở Lâm Đồng để chăm sóc và động viên em.
Niềm vui vỡ oà khi cậu em trai út trở về lành lặn, chị Hoàng Thu Hằng (chị gái Thịnh) vui vẻ cho biết: "Tôi thực sự không dám tin em mình vẫn còn sống. Sự cố vừa rồi quá nguy hiểm, gia đình ở nhà chỉ biết cầu nguyện mong có phép màu cho em và 11 người còn lại".
Người nhà nạn Nguyễn Anh Tuấn vui mừng khi người thân được cứu sống (Ảnh: Doãn Công)
Nhát cuốc mở toang sự sống!
12 công nhân bị mắc kẹt trong hầm tối, 750 con người được huy động cho công cuộc giải cứu, trong số đó, các chiến sĩ công binh thuộc Lữ đoàn công binh 293 là những người đầu tiên chạm những lát cuốc cuối cùng thông hầm, đem ánh sáng sự sống đến với những công nhân mắc kẹt.
Binh nhất Nguyễn Minh Định, trực tiếp tham gia giải cứu các nạn nhân "đây là kỷ niệm đáng nhớ của tôi"
Binh nhất Hoàng Văn Thảo thuộc Lữ đoàn 293, người trực tiếp chui vào khu vực hầm sập cứu các nạn nhân, vui mừng chia sẻ: "Khi tiếp cận gần khu vực nạn nhân mắc kẹt, mọi người càng có động lực cứu người nên không kịp đào đường hầm rộng mà đào nhỏ cho nhanh, làm sao tiếp cận nạn nhân sớm nhất có thể. Khi lát cuối cuối cùng mở toang vị trí hầm bị sập, mọi người hét toáng lên "cứu, cứu". Chúng tôi chui vào hầm đưa các nạn nhân ra ngoài, mọi người đều tím tái, cứng đờ. Lúc đó họ rất hoảng loạn và cũng tột cùng vui mừng".
Binh nhất Nguyễn Minh Định bộc bạch: "Càng đào sâu vào trong càng nguy hiểm bởi địa chất bên trong phức tạp, nước nhiều. Tuy nhiên, để có thể cứu người trong thời gian sớm nhất, các chiến sĩ đều thể hiện quyết tâm cao, giành giật sự sống với thần chết. Đến khi nghe tiếng kêu cứu của các công nhân mắc kẹt, chúng tôi cũng bất ngờ, không ngờ lại có thể cứu các nạn nhân nhanh như thế".
Các chiến sĩ ăn mừng thắng lợi trong "cuộc chiến" với thần chết.
Giây phút đưa 12 nạn nhân bị mắc kẹt thoát khỏi hầm, Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh công binh, vui mừng chia sẻ: "Việc giải cứu được 12 nạn nhân rất sớm và an toàn không chỉ cho nạn nhân mà cả các lực lượng tham gia cứu hộ. Đây là niềm vui rất lớn của đơn vị chúng tôi và vinh dự lớn đối với Tổ quốc".
Ngọc Hà - Doãn Công
Theo Dantri
Dập nát hai chân, nguy kịch tính mạng vì chế mìn đánh cá Ngày 16/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận bệnh nhân là ông Phan Văn Chấn (59 tuổi), ngụ tại xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương trong tình trạng hai chân dập nát, nguy kịch. Ông Chấn đã qua cơn nguy kịch. Ngay sau đó, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã triệu tập các y bác sĩ...