Đà Lạt: Sau lũ kinh hoàng, giá rau tăng gấp 3, kho dự trữ cạn hàng
Sau trận lũ lịch sử ngày 8/8, giá rau trên địa bàn TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng nhanh. Đặc biệt, một số loại rau giá tăng cao, như xà lách xoăn đã tăng giá gấp 3 lần so với trước.
Vừa qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra trận lũ lịch sử, làm thiệt hại không nhỏ diện tích trồng hoa màu, chính vì vậy sau khi nước rút, giá rau xanh tại TP. Đà Lạt và các vùng phụ cận đã rục rịch tăng lên.
Ông Mai Văn Khẩn – Giám đốc HTX Tân Tiến, chuyên sản xuất các loại rau ăn củ, quả và lá theo tiêu chuẩn VietGap cho biết: “Sau mưa lớn, nhiều diện tích rau ngoài trời và một số trong nhà kính của Đà Lạt và các vùng phụ cận bị hư hại, vì vậy giá rau tăng lên, cá biệt có rau xà lách xoăn trước đó chỉ có giá 5.000 đồng/kg, nhưng đến nay đã tăng lên 17.000 đồng/kg”.
Rau xà lách xoăn là loại rau tăng giá mạnh nhất sau đợt lũ vừa qua tại Đà Lạt.
Cũng theo ông Khẩn, các loại rau ăn lá khác như bó xôi, súp lơ, bông cải trắng, các loại rau ăn củ đều tăng giá, tuy nhiên chỉ nhích nhẹ. Bình thường, xà lách xoăn là loại rau có giá thấp nhất nhưng hiện tại lại tăng giá cao nhất.
Các loại rau ăn củ cũng tăng nhẹ.
Ông Nguyễn Đức Cứ – Trưởng phòng Kinh tế TP. Đà Lạt cho biết, đợt mưa lớn vừa rồi tại Đà Lạt có khoảng gần 10 hecta rau, hoa bị hư hại, trong đó chủ yếu là rau lá, rau củ trồng ngoài trời. Ngoài ra, huyện Lạc Dương khoảng 200 ha rau mùa bị ngập lụt, hư hại nặng.
Video đang HOT
Các loại rau củ như hành tây, cà rốt, củ cải chỉ tăng giá nhẹ, thế nhưng các chủ vựa rau cho biết họ không thể đặt hàng cho khoảng 1 tuần tới. Hiện hàng dự trữ ở các kho của nông dân đã hết nhưng hàng mới thu hoạch thì không có do thiệt hại của mưa lũ kéo dài.
Do mưa lũ, không những rau trưởng thành mà rau non cũng bị hư hại.
Một số tiểu thương buôn bán rau tại Đà Lạt lý giải mưa lũ không chỉ khiến rau trưởng thành mà rau non cũng bị hư hại. Ở những diện tích bị mưa lũ, nông dân phải dọn vườn và chờ đất khô nước khoảng 10 ngày mới có thể xuống giống. Do đó, mùa vụ bị gián đoạn khiến sản lượng cung ứng cho thị trường sụt giảm khiến rau xanh tăng giá đáng kể.
Theo Danviet
Khủng khiếp: Núi rác đổ ập chôn vùi rau, hoa của người dân Đà Lạt
Nhiều hộ dân tại Đà Lạt (Lâm Đồng) đau xót nhìn hàng héc ta diện tích rau, hoa của gia đình mình bị hàng ngàn tấn rác tại bãi rác Cam Ly đổ ập xuống chôn vùi khi chuẩn bị được thu hoạch.
Vừa qua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xuất hiện mưa lớn khiến nhiều địa phương xảy ra ngập úng và lũ lụt. Tuy không ảnh hưởng bởi nước lũ nhưng hiện nay, nhiều gia đình có đất nông nghiệp phía dưới bãi rác Cam Ly cũng phải bật khóc khi nhìn khu vườn của gia đình mình bị tàn phá.
Theo phản ánh của người dân, bãi rác Cam Ly có lượng rác thải lớn, do mưa lũ vừa qua nên đã "đổ ập" xuống nhiều khu vườn của họ ở phía dưới chân đồi.
Bãi rác bị trôi xuống chân đồi kéo dài hơn 1km.
Dẫn PV đi thực tế tại khu vườn của mình hiện đã bị rác thải "nuốt chửng", ông Vũ Duy Thoan (58 tuổi) cho biết, gia đình ông canh tác ở đây từ năm 1990. Đầu năm 2019, ông đã bỏ ra 200 triệu tiền đầu tư giống, hệ thống tưới tiêu để trồng hoa cẩm tú cầu, nhưng đến nay đã bị rác vùi lấp toàn bộ.
"Vụ việc xảy ra từ sáng ngày 8/8, khi chúng tôi biết sự việc, đến thăm thì 2.000m2 đất vườn của mình đã bị rác vùi lấp toàn bộ. Vườn hoa cẩm tú cầu của tôi đã trồng được 6 tháng, đây là loại cây có vòng khai thác thu hoạch khoảng 9 - 10 năm mới phải phá đi trồng lại. Hiện tại chúng tôi đã thu hoạch, mỗi năm từ 80 - 100 triệu đồng, giờ vụ việc nó như thế thì thiệt hại rất lớn", ông Thoan chua xót đứng giữa khu vườn của mình giờ đã là bãi rác nói.
Bà Hồi - vợ ông Thoan không cầm được nước mắt khi đến thăm vườn của mình bị rác chôn vùi.
Bà Lê Thị Hồi (53 tuổi, vợ ông Thoan) không cầm được nước mắt nói: "Toàn bộ thu nhập của gia đình tôi giờ nằm dưới lớp rác này".
Không chỉ gia đình ông Thoan, bà Hồi mà còn có nhiều hộ dân khác bị rác của Công ty Cổ phần Dich vụ Đô thị Đà Lạt "nuốt chửng" với khoảng 7ha.
Anh Nguyễn Hữu Vũ (32 tuổi) cũng bức xúc cho biết, sáng ngày 8/8, khi Lâm Đồng bị mưa lớn nhất thì hàng tấn rác thải từ trên đỉnh đồi đổ xuống, vùi lấp gần 2.000m2 hoa cúc được trồng trong nhà kính của gia đình anh. Đặc biệt số đó đã đến ngày thu hoạch, thế nhưng hiện tại rác đã phủ lên khoảng 4-5m không thể phục hồi.
Người dân chỉ biết đứng nhìn xót xa cho những mảnh vườn rau, hoa gần được thu hoạch bị rác vùi lấp.
Tại hiện trường, từ đỉnh đồi hàng ngàn tấn rác cao 60m của Công ty Cổ phần Dich vụ Đô thị Đà Lạt đổ xuống đến tận nơi sản xuất của người dân. Lượng rác đổ xuống đã kéo dài hàng km. Không chỉ có rác, tại đây còn xuất hiện dòng chảy với nước đen xì bốc mùi hôi thối, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh đối với người dân.
Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Trung Đường - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dich vụ Đô thị Đà Lạt cho biết, khoảng 7ha hoa, rau của người dân bị rác từ bãi rác cam ly trôi xuống chôn vùi. Việc rác trôi xuống thành dải dài như vậy là do từ ngày 7 - 8/8, trên địa bàn TP. Đà Lạt có mưa lớn kéo dài nên hàng ngàn tấn rác trên đã bị trượt xuống vườn của các hộ dân bên dưới.
Bãi rác Cam Ly đã từng bị cơ quan chức năng đóng cửa vào năm 2015.
Sáng 13/8, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Đà Lạt, Công ty Cổ phần Dịch vụ Đà Lạt phối hợp các cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt đến hiện trường thống kê thiệt hại của các hộ dân để có phương án bồi thường, hỗ trợ.
Được biết, bãi rác này từng phải đóng cửa từ tháng 7/2015 khi Nhà máy xử lý chất thải rắn TP.Đà Lạt do Công ty TNHH Môi trường Năng lượng xanh làm chủ đầu tư đi vào hoạt động. Tuy nhiên, do lượng rác của Nhà máy xử lý rác bị ùn ứ hàng ngàn tấn thì tháng 8/2016 UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt tiếp tục đổ rác tại bãi rác Cam Ly.
Theo Danviet
Nguyên nhân bất ngờ khiến phố núi Đà Lạt ngập chìm trong nước Nhiều người thắc mắc, vì sao một thành phố có độ cao 1.500m so với mực nước biển như Đà Lạt (Lâm Đồng) lại bị ngập nặng, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Liệu điều này bắt nguồn do yếu tố thiên hay, hay chính do con người gián tiếp gây ra? Vừa qua, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng khi trên...