Đà Lạt quyết cấm cửa nông sản lạ vào chợ
Từ 15/9, chợ nông sản Đà Lạt chỉ cho phép kinh doanh các mặt hàng nông sản có nguồn gốc tại địa phương, đã đăng ký thương hiệu “Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Chợ nông sản chỉ kinh doanh nông sản địa phương
Trong thời gian vừa qua, tại tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra tình trạng các loại nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc vận chuyển vào TP. Đà Lạt, “phù phép” thành sản phẩm của địa phương này rồi mang đi nơi khác tiêu thụ, gây thiệt hại cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Để giải quyết tình trạng trên, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, có việc xây dựng quy chế cấm đưa các loại nông sản có xuất xứ từ bên ngoài vào chợ nông sản Đà Lạt kể từ ngày 15/9.
Người dân địa phương cũng khó phân biệt nông sản Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt.
Ồng Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Lạt cho biết, cơ sở pháp lý để xây dựng quy chế này là chợ nông sản Đà Lạt (thuộc khu vực Trại Mát) được xây dựng với tiêu chí ban đầu là để hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm nông sản Đà Lạt. Đây không phải chợ thông thường mà ai muốn bán gì thì bán. Việc ra quy chế trên được chính quyền địa phương tham mưu cho Ban Quản lý chợ và bà con tiểu thương thống nhất xây dựng nội quy quy chế, chứ không phải văn bản, mệnh lệnh hành chính của chính quyền, nên không hề vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành.
Với quy chế này, từ ngày 15/9, chợ nông sản Đà Lạt chỉ cho phép kinh doanh các mặt hàng nông sản có nguồn gốc xuất xứ tại địa phương, đã đăng ký thương hiệu “Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Khu chợ này không chấp nhận việc các hộ kinh doanh đưa các mặt hàng nông sản có xuất xứ từ nơi khác, nhất là khoai tây, cà rốt, tỏi… nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng không cho phép vận chuyển đất đỏ đặc thù của địa phương vào khu chợ này với bất cứ mục đích gì.
Video đang HOT
Tất cả những điều này để tránh tình trạng tư thương trộn đất Đà Lạt vào vỏ củ khoai tây, nhằm giả mạo sản phẩm của địa phương, gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng. Các hộ kinh doanh nếu không đồng ý với quy chế này, có thể chuyển ra bên ngoài kinh doanh các loại nông sản nhập từ nơi khác đến. Ban Quản lý chợ sẽ lắp 4 camera giám sát việc thực hiện quy định này.
Khuyến khích người dân giác nông sản Trung Quốc đội lốt
Theo thông tin từ UBND TP. Đà Lạt, qua kiểm tra xác định hiện đang có 6 hộ kinh doanh tại chợ nông sản Đà Lạt mua trực tiếp khoai tây Trung Quốc vận chuyển vào trong chợ để tiêu thụ. Từ tháng 6/2018 đến nay, các hộ này đã tiêu thụ 578 tấn khoai tây Trung Quốc với trị giá hàng hoá trên 2,2 tỷ đồng. Lượng khoai này chủ yếu nhập về chợ nông sản Đà Lạt rồi lại mang đi chợ đầu mối Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), chợ Phan Thiết, chợ Phan Rang, chợ Nha Trang… tiêu thụ, chứ ít bán tại địa phương.
Trong tháng 8 vừa qua, các cơ quan chức năng của Đà Lạt đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản xử lý 2 trong 6 hộ trên đang thực hiện hành vi trộn đất Đà Lạt lên vỏ củ khoai tây Trung Quốc nhập khẩu để mang đi tiêu thụ, với khối lượng thu giữ 1,5 tấn. Cơ quan chức năng cũng xử phạt hành chính 1 hộ kinh doanh khoai tây Trung Quốc, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Để ngăn chặn hàng Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt, tháng 6/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ phối hợp với UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc, đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh lành mạnh, bảo vệ thương hiệu nông sản địa phương. Mặt hàng khoai tây Trung Quốc về chợ nông sản Đà Lạt được thương lái trà trộn đánh lừa người tiêu dùng suốt thời gian dài.
Ông Hoàng Sĩ Bích, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, sẽ trực tiếp cùng các đơn vị trực thuộc phối hợp với Quản lý thị trường, cảnh sát giao thông để kiểm tra những chuyến hàng nông sản Trung Quốc về Đà Lạt – Lâm Đồng theo quy định, như giấy kiểm dịch, thông quan, nhãn mác… Đồng thời khuyến khích người dân phát hiện và báo cơ quan chức năng những địa điểm làm giả nông sản Trung Quốc thành nông sản Lâm Đồng.
Theo lãnh đạo thành phố Đà Lạt, chợ nông sản Đà Lạt có 54 cửa hàng, trong đó có 6 cửa hàng kinh doanh nông sản Trung Quốc. Tính từ thời điểm cuối tháng 7 đến nay, riêng mặt hàng khoai tây Trung Quốc đã có 600 tấn về chợ. Cơ quan chức năng cũng đã xử lý 4 vụ làm giả khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt tại các địa chỉ hộ kinh doanh cá thể rải đều trên nhiều khu vực trong địa bàn Đà Lạt. Tình trạng làm giả nông sản Trung Quốc cũng xảy ra tại huyện Đức Trọng. Riêng huyện Đơn Dương, nơi có diện tích và sản lượng rau củ chiếm gần 50% sản lượng toàn tỉnh chưa phát hiện những hành vi gian lận này.
Từ đầu năm, nông sản Trung Quốc xuất hiện với số lượng áp đảo nông sản trong nước tại các chợ bán lẻ tại Đà Lạt với giá bán rất rẻ và chủng loại phong phú. Nếu như trước đây nông sản Trung Quốc chỉ tập trung vào một số rau ăn củ như khoai tây, cà rốt, hành tây, tỏi thì nay trên thị trường xuất hiện rât nhiều mặt hàng rau củ quả khác có xuất xứ Trung Quốc như bắp cải, cải thảo, củ dền, cà chua…
Chị Nguyễn Minh Trang, Phường 7, TP Đà Lạt chia sẻ: “Việc trà trộn nông sản Trung Quốc không những làm ảnh hưởng thương hiệu nông sản Đà Lạt mà còn làm mất niềm tin, thiệt hại cho chính người tiêu dùng. Họ làm giả tinh vi đến mức nếu chỉ nhìn qua không thể phân biệt được đó là hàng Trung Quốc đội lốt. Bản thân tôi là người địa phương nhưng có những hôm vẫn mua nhầm nông sản Trung Quốc”.
VÂN KHÁNH
Theo baodansinh
Mong sao đừng "đánh trống bỏ dùi"
Từ 15.9 tới đây, Chợ Nông sản Đà Lạt chỉ cho phép kinh doanh các mặt hàng nông sản sản xuất tại địa phương, đã đăng ký thương hiệu "Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành".
Chợ nông sản Đà Lạt. Ảnh: Du lịch Đà Lạt.
Đó là yêu cầu mang tính bắt buộc từ UBND TP.Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng nhằm loại trừ các loại nông sản kém chất lượng, hoặc không có nguồn gốc len lỏi vào thị trường mạo danh rau quả Đà Lạt.
Quyết định này xuất phát từ hiện tượng, các loại nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc vận chuyển vào TP.Đà Lạt, được tư thương "phù phép" bằng cách tráng lớp vỏ đất đỏ bản địa, biến thành sản phẩm của địa phương, rồi mang đi nơi khác tiêu thụ, gây thiệt hại cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
UBND TP.Đà Lạt cho biết, cơ sở pháp lý để xây dựng quy chế này là chợ nông sản Đà Lạt ở khu vực Trại Mát, từ lâu được xây dựng quy chế đặc thù, với tiêu chí ban đầu, nhằm hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông sản Đà Lạt. Việc ra quy chế trên được chính quyền địa phương tham mưu cho Ban Quản lý chợ và bà con tiểu thương thống nhất xây dựng nội quy quy chế, chứ không phải văn bản, mệnh lệnh hành chính của chính quyền, nên không hề vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp hộ kinh doanh nào không đồng ý, có thể chuyển ra bên ngoài kinh doanh các loại nông sản nhập từ nơi khác đến.
Tháng 8 vừa qua, cơ quản lý thị trường địa phương đã phát hiện, xử lý 2 hộ kinh doanh đang thực hiện hành vi trộn đất đỏ tại địa phương lên vỏ 1,5 tấn khoai tây Trung Quốc nhập khẩu để đưa ra thị trường. Trong thời gian này, để ngăn chặn hàng hóa kém phẩm chất "phù phép" đội lốt nông sản Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã phê duyệt đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
Hy vọng với các biện pháp cứng rắn phù hợp, nông sản Đà Lạt sẽ được trả lại thương hiệu một cách chính đáng và hiện tượng mạo danh rau, củ, quả bản địa theo đó không còn. Mong sao chính quyền Đà Lạt vào "trận" này không "đánh trống bỏ dùi".
TRIỆU HÙNG
Theo LĐO
Đường đi của nông sản Trung Quốc 'đội lốt' Đà Lạt Cấm cửa nông sản Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt từ ngày 15.9 được xem là một trong những biện pháp mạnh để xóa tình trạng rau củ Trung Quốc "đội lốt" hàng Đà Lạt. Đưa khoai tây Trung Quốc "đội lốt" hàng Đà Lạt lên xe tải để chở đi TP.HCM và các tỉnh miền Tây tiêu thụ ẢNH: ĐỨC...