‘Đà Lạt phía Bắc’ mùa hoa nở và cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa của nhóm bạn ngấp nghé tuổi 30
Một cuộc gặp gỡ của những người đã yên bề gia thất, những đứa trẻ được coi là thế hệ phượt F1 của chúng mình; những đôi đang yêu nhau hay những người vẫn lựa chọn sự cô đơn.
Nhưng rồi vẫn gặp gỡ nhau ở vùng đất đầy đá và tình người Quản Bạ, chàng thanh niên Vũ Híp chia sẻ.
Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 46 km về phía bắc, Quản Bạ được ví như một “Đà Lạt” của phía Bắc. Nơi đây, tập trung nhiều yếu tố thuận lợi: khí hậu trong lành mát mẻ; thắng cảnh thiên nhiên, sản vật phong phú…
Đến thăm Quản Bạ, sẽ không ít người ngỡ ngàng trước khung cảnh bản làng bình yên như thể bị thời gian lãng quên, những ngôi nhà với vách đất nâu ẩn lấ dưới những nhành mận trắng đang bung sắc. Trên triền núi cao nơi biên giới xa xôi, những lá cờ Tổ quốc bay phấp phới trên triền đồ, ai một lần chứng kiến cũng một lần xuýt xoa, sao đất nước mình đẹp đến vậy!
Mới đây, có dịp đặt chân đến Quản Bạ, chàng thanh niên trẻ Vũ Híp đã không khỏi xuýt xoa trước khung cảnh đẹp nao lòng tại địa danh này. Trên một hội nhóm dành riêng cho những bạn trẻ đam mê xê dịch, Vũ Híp đã chia sẻ lại những bức ảnh mà anh chụp được cùng câu chuyện hết sức ý nghĩa xoay quanh chuyến đi này.
“Hà Giang – mùa hoa nở! Thực sự, sau 10 lần đặt chân tới các cung đường của Hà Giang, thì lần này mình quyết định lựa chọn hành trình chỉ một điểm đến, đó chính là Quản Bạ.
Đối với phần đa các bạn trẻ đi du lịch Phượt Hà Giang thì Quản Bạ là điểm bắt đầu cho cung đường hành trình quen thuộc và mình cũng không phải ngoại lệ.
Ở độ tuổi gần cán ngưỡng 30, thì thực ra không còn mấy ai mà bỏ lại phía sau công việc và bộn bề cuộc sống để gặp nhau ở một nơi rất xa chỉ vì những lời hứa hẹn về tình bạn, những chuyến đi và màu sắc của tuổi thanh xuân.
Video đang HOT
Người ngoài sẽ nghĩ chúng mình thực sự rất “hâm” – “khùng” nhưng với chúng mình có lẽ đơn giản chỉ là đam mê. Một cuộc gặp gỡ của những người đã yên bề gia thất, những đứa trẻ được coi là thế hệ phượt F1 của chúng mình; những đôi đang yêu nhau hay những người vẫn lựa chọn sự cô đơn. Nhưng rồi vẫn gặp gỡ nhau ở vùng đất đầy đá và tình người Quản Bạ.
Những ngày cuối đông, thời tiết mưa rét cũng chẳng khiến bọn mình lùi bước, vẫn là sự “điên” của cái thời còn ngồi ở giảng đường đại học. Mấy con người ở cách Quản Bạ gần cũng vài trăm cây số, xa thì gần hai ngàn cây số để rồi tụ tập lại, rồi cũng nhau rong ruổi trên những chiếc xe máy xuyên qua từng lớp sương mù của vùng núi cao với cái rét căm căm, đường dốc quanh co để đến với xa biên giới Cao Mã Pờ của huyện Quản Bạ.
Ba mươi cây số đường núi rừng, chúng mình thực sự ngỡ ngàng trước khung cảnh bản làng bình yên như thể bị thời gian lãng quên, những ngôi nhà trình tường với vách đất nâu ẩn lấp dưới những rừng mận trắng đang bung sắc. Trên những triền núi cao nơi biên giới xa xôi, những là cờ tổ quốc tung bay bên triền đồi, thực sự khiến chúng mình cảm thấy Tổ Quốc thực sự tươi đẹp.
Mình từng nghĩ, nhiều bạn trẻ hiện nay, thực sự suy nghĩ khác chúng mình, không còn đam mê với những điều bình dị hay cảnh sắc thiên nhiên núi rừng hung vỹ mà chỉ vội chạy theo những thứ hào nhoáng của cuộc sống, Nhưng trên hành trình rong ruổi của chúng mình thì mình gặp rất nhiều bạn trẻ của thể hệ GENZ cũng không hề bỏ phí thanh xuân với những điều bình dị.
Đến Cao Mã Pờ vào một chiều lạnh cuối đông , chúng mình nghỉ lại ở ngôi nhà trình tường nhỏ nhắn nằm bên sườn đồi với gốc mận đang bung trắng trước hiên nhà. Một ngôi nhà được cải tạo thành điểm lưu trú dịch vụ, nhưng với mình đây lại là một không gian gặp gỡ của những trỉ kỷ, còn với những người tạo nên nó thì là một đứa con được cưng chiều cho dù điều kiện dành cho đứa con tinh thần ấy còn nhiều khó khăn.
Tại đây, chúng mình gặp bạn quản lý năm nay mới 24 tuổi, người Lâm Đồng – bỏ qua những phố thị hoàng nhoáng ngoài kia, để đến với vùng đất xa xôi này để tận hưởng cuộc sống mà có lẽ không dễ để các bạn trẻ khác làm được. Như vậy có lẽ mới thấy rằng sự khùng điên của nhóm mình nó cũng chỉ là điều hết sức bình thường của những người muốn thanh xuân của mình rực rỡ – chứ không chỉ đơn thuần là một sự sắp đặt sẵn có.
Bếp lửa, than hồng hay những chén men có lẽ không quá xa lạ, nhưng ngồi với nhau và kể những câu chuyện xưa cũ, những câu nói bông đùa giao lưu có lẽ sẽ mãi là những kỷ niệm của những người “hâm – khùng” tô vẽ cho thời thanh xuân còn lại không dài của chính mình.
Ai rồi cũng sẽ quay lại với bộn bề cuộc sống của riêng mình, nhưng chúng mình có những kỷ niệm và lý do để cùng nhau đi tiếp những hành trình đó”.
Khám phá Chiêu Lầu Thi
Hà Giang - mảnh đất địa đầu Tổ quốc là điểm đến nhiều du khách muốn đặt chân tới.
Nơi đây có quá nhiều điều để khám phá, vì thế, một lần tới Hà Giang là không đủ. Muốn khám phá mảnh đất, con người nơi đây, cần thu xếp nhiều chuyến đi, ở các tiết mùa khác nhau trong năm. Còn vào dịp cuối năm này, nhiều người muốn đến Hà Giang để chinh phục một địa điểm săn mây vô cùng thú vị: Chiêu Lầu Thi.
1. Chiêu Lầu Thi, có nghĩa là "Chín tầng thang", cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 130 km về hướng tây. Đây là tên gọi ngọn núi cao thứ 2 của Hà Giang (đỉnh núi cao nhất của Hà Giang là Tây Côn Lĩnh).
Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402 m so với mực nước biển, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh nằm trên cánh cung Tây Bắc. Núi Chiêu Lầu Thi nằm ở thôn Tân Minh và thôn Chiến Thắng, thuộc xã Hồ Thầu, thuộc huyện Hoàng Su Phì. Dưới chân núi Chiêu Lầu Thi có 13 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần.
Tùy theo từng mục đích, du khách có thể khám phá Chiêu Lầu Thi vào nhiều thời điểm trong năm. Ở mỗi thời điểm, đều có thể bắt gặp những trái nghiệm thú vị khi khám phá ngọn núi này. Song, nếu muốn nhìn ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của Chiêu Lầu Thi, đặc biệt muốn ngắm mây, thì thời điểm được nhiều "phượt thủ" có kinh nghiệm khuyên nên thực hiện hành trình khám phá vào tháng 11 và 12 dương lịch.
Trước khi đến được Hoàng Su Phì để leo núi, thì khoảng 20-30 km trước đó cũng là trải nghiệm đáng nhớ đối với những người đi xe máy. Đặc biệt, hơn 10 km cuối, đường nhiều đá hộc, dốc cao, xe máy thường phải chạy số 1 - 2.
Bình minh ở Chiêu Lầu Thi.
2. Thường thì kết thúc cung đường chạy xe nhiều thử thách này, các nhóm chinh phục Chiêu Lầu Thi sẽ phải dừng lại, nghỉ qua đêm để hôm sau bắt đầu hành trình chính thức chinh phục đỉnh núi cao thứ nhì ở Hà Giang.
Sau khi hết đường đi cho xe máy, du khách sẽ phải leo bộ qua những bậc thang đá dẫn tới đỉnh núi. Đây là đoạn đường bậc thang đi xuyên qua rừng, dưới những vòm cây um tùm, nhiều thời điểm sương mù dày đặc. Nếu gặp hôm trời nắng, du khách sẽ cảm thấy dễ chịu và gặp nhiều cảnh đẹp khi ánh nắng lọt qua những vòm lá chiếu xuống.
Trải qua gần 1 cây số leo bậc thang lên xuống liên tục, du khách sẽ tới đỉnh núi Chiêu Lầu Thi. Tại đây có đặt khối chóp inox đánh dấu độ cao 2.402 m so với mặt nước biển. Chóp inox có chiều cao 108 cm, nặng 82 kg và có 3 cạnh, mỗi cạnh dài 666 cm.
Với những du khách có kế hoạch săn mây trên đỉnh núi này thì cần phải tham khảo kỹ kinh nghiệm của các "phượt thủ" cũng như theo dõi kỹ thời tiết địa phương. Bởi việc săn mây phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết.
Trên các diễn đàn du lịch, nhiều du khách kể rằng, muốn đón bình minh ở Chiêu Lầu Thi, họ dậy từ 4 giờ sáng. Vượt qua cái rét tê tái, họ khoác áo mưa, chinh phục những nấc thang leo núi và mang theo niềm ước ao có thể ngắm trọn biển mây. Nhiều người đã gặp may, khi bình minh lên, họ được đắm mình vào biển mây trên đỉnh Chiêu Lầu Thi. "Nhìn xung quanh bốn phía đều là những áng máy trắng xóa, thực sự khung cảnh lúc đó mình chưa từng dám nghĩ được trải nghiệm", một du khách đã viết.
Lại có người quyết định không chờ bình minh mà đón hoàng hôn trên đỉnh Chiêu Lầu Thi. Kinh nghiệm của một số "phượt thủ" cho thấy, vào tháng 6, hoàng hôn ở đây tuyệt đẹp, những sắc mây vàng lộng lẫy. Những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ. 19 giờ trời vẫn sáng như ban ngày. Giữa mùa hè, thời tiết ở đỉnh Chiêu Lầu Thi rất mát mẻ, khoảng 18-20 độ C.
Chiêu Lầu Thi là đỉnh núi cao thứ 2 ở Hà Giang.
3. Sau hành trình chinh phục Chiêu Lầu Thi, du khách nên dành thời gian đến Bản Phùng. Bản Phùng thực sự là nơi gặp gỡ giữa trời và đất, giữa cảnh sắc của thiên nhiên và tình người, giữa các bản làng nên thơ của người dân vùng cao hiếu khách với những lữ khách đường xa.
Bản Phùng có diện tích khoảng 17,04 km2. Đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc La Chí, Tày, Nùng... trong đó, đồng bào La Chí chiếm hơn 95%.
Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, vượt qua những con đường đèo núi dài 30 km mới có thể đến được trung tâm xã. Nếu chọn đúng thời điểm, dọc hai bên đường vào trung tâm xã du khách sẽ bắt gặp toàn là những thửa ruộng bậc thang trải dài như những con sóng vàng trên biển lúa...
Bản Phùng cũng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Thời điểm tháng 11, những thửa ruộng bậc thang vào mùa thu hoạch. Sắc lúa vàng cùng những nghi thức nông nghiệp của bà con vùng cao sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm khó quên.
Bản Phùng - nơi gặp gỡ của trời và đất.
Đường mòn lên núi
Mùa thu hoạch lúa.
Những "sóng lúa" ở Bản Phùng.
Ngắm một Hà Giang đẹp mê mẩn vào thu Ngoài sự gai góc của đá, Hà Giang cũng có những thung lũng nên thơ đến mức lỡ ngắm nhìn lại không muốn rời đi. Cảnh sắc Hà Giang vào thu Hãy đến Mã Pí Lèng một lần để thêm yêu mảnh đất cằn cỗi này và để thấy mình nhỏ bé thế nào trước thiên nhiên hùng vĩ. Pả Vy - một...