Đà Lạt muốn làm khu dân cư kết hợp phố đi bộ, chợ đêm hơn 12 ha
Đà Lạt chủ trương đầu tư dự án khu dân cư Lữ Gia kết hợp phố đi bộ và chợ đêm, diện tích 12,1 ha tại phường 8 và phường 9.
UBND TP Đà Lạt vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư Lữ Gia kết hợp phố đi bộ và chợ đêm, diện tích 12,1 ha. Khu vực này nằm tại phường 8 và phường 9, TP Đà Lạt.
Khu vực được lựa chọn thực hiện dự án nằm phía thượng nguồn hồ Xuân Hương, là khu sản xuất nông nghiệp, hiện có khoảng 183 căn nhà với hơn 200 hộ dân đang sinh sống gần lưu vực suối Cam Ly.
Tại đây, nhiều vị trí xâm lấn vào phạm vi bảo vệ suối đồng thời phát sinh ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất nông nghiệp gần lưu vực suối Cam Ly.
Video đang HOT
Tổng mức đầu tư dự án dự kiến 1.657 tỷ đồng, trong đó hơn 1.246 tỷ đồng dành để thực hiện tái định cư, 410 tỷ đồng thực hiện dự án. Sau khi tiến hành các thủ tục được chấp thuận, rà soát, dự án dự kiến thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ tháng 6/2024 đến tháng 6/2025.
Hiện, TP Đà Lạt có khu phố đi bộ quanh khu vực Chợ Đêm Đà Lạt và khu trung tâm Hòa Bình, mở cửa vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên, khu phố đi bộ này nằm giữa trung tâm thành phố nên thường xuyên có tình trạng ùn tắc giao thông.
Tổ đối thoại, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng hoạt động tích cực
Tháng 1 năm 2022, UBND tỉnh Lâm Đồng thành lập Tổ công tác đối thoại và giải quyết kiến nghị, khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, do ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng và lãnh đạo một số sở, ngành có liên quan là thành viên.
Sản xuất tại Công ty Trách nhiệm Dệt tơ tằm Việt Silk. Ảnh minh họa: Nguyễn Dũng/TTXVN
Qua 6 tháng hoạt động, Tổ công tác đã tham gia tích cực vào việc thay mặt UBND tỉnh để đối thoại với các doanh nghiệp, đồng thời giải quyết kiến nghị, khó khăn cho các doanh nghiệp vừa được phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Trong hoạt động khảo sát, lấy ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp và tổng hợp kiến nghị từ Liên minh hợp tác xã và các hiệp hội, Tổ đã thực hiện 1 đợt khảo sát, phát ra 1.300 phiếu và gửi trực tiếp đến email của các doanh nghiệp.
Qua ý kiến của các doanh nghiệp, đánh giá tỉnh Lâm Đồng chu đáo, hướng dẫn tận tình khi tới làm các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư; hài lòng khi doanh nghiệp tới liên hệ hoặc ứng dụng công nghệ thông tin làm các thủ tục về đất đai, môi trường; đánh giá khá tốt và không có vướng mắc khi thực hiện chính sách thuế, hải quan.
Đối với các chi phí không chính thức được 1 số doanh nghiệp đánh giá ở mức chấp nhận được. Các khoản phí, lệ phí và chi phí không chính thức giảm bớt; đã có những thay đổi tích cực trong năm của nhà nước đối với doanh nghiệp, được doanh nghiệp đánh giá cao về thủ tục, giấy tờ giảm nhiều...
Tuy nhiên, một số nội dung cũng được doanh nghiệp đánh giá chưa tốt như còn chậm trễ trong việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy hoạch đất của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp; kiến nghị giải quyết ô nhiễm của Công ty TNHH Appolo Việt Nam do doanh nghiệp khác gây ra tại khu công nghiệp Lộc Sơn - Phú Hội đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong việc thanh, kiểm tra, các doanh nghiệp vẫn phải đưa quà cáp hoặc trả các khoản phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, số lần kiểm tra doanh nghiệp mỗi năm còn vượt quá quy định; các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn khi thực hiện quyết định chủ trương đầu tư, thủ tục giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, thẩm định báo cáo tác động môi trường.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp thì một số lĩnh vực vẫn còn phiền hà nhiều nhất khi thực hiện các thủ tục hành chính là bảo hiểm xã hội; đất đai, giải phóng mặt bằng; xây dựng và thanh quyết toán qua kho bạc.
Đặc biệt, vẫn còn những thông tin mà doanh nghiệp không thể tiếp cận như Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và giai đoạn 5 - 10 năm của tỉnh; kế hoạch về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới; các kế hoạch đầu tư của tỉnh; các mẫu đơn xin đăng ký kinh doanh và sử dụng đất; địa chỉ và số điện thoại liên hệ của cán bộ nhà nước cấp tỉnh; dữ liệu về các doanh nghiệp đã đang ký kinh doanh của tỉnh...
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng: hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 11.937 doanh nghiệp đang hoạt động cùng với 5 Liên hiệp hợp tác xã, 479 hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân.
Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 703 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 10.300 tỷ đồng, tăng 7,3% số doanh nghiệp và tăng 18,7% về vốn đăng ký. Cũng trong thời gian này, 374 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động; 100 doanh nghiệp giải thể và 226 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Toàn tỉnh có 9 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 703 tỷ đồng, quy mô 77,9 ha...
Vụ xâm hại hồ thủy lợi Próh ở Lâm Đồng: Sẽ xử lý kiên quyết, không có vùng cấm Từ đầu năm 2021, hồ Próh - một trong những hồ thủy lợi lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng bắt đầu bị xâm hại nghiêm trọng và kéo dài cho đến nay. Tại cuộc giao ban báo chí ngày 11/7, trước thông tin về tình trạng này, ông Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tuyên bố sẽ xử lý...