Đà Lạt: Hơn 1.000 học sinh mắc Covid-19, từ lớp 6 trở xuống học trực tuyến
Từ hôm nay 23.2, học sinh từ lớp 6 trở xuống ở 15/16 phường, xã thuộc TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) học trực tuyến, trẻ mầm non tạm dừng đến trường vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Phòng GD-ĐT TP.Đà Lạt vừa gửi văn bản đến các trường mầm non, tiểu học và THCS trực thuộc trên địa bàn hướng dẫn phương án tổ chức dạy học theo cấp độ dịch đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 năm học 2021-2022.
Từ hôm nay, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 15/16 phường, xã thuộc TP.Đà Lạt học trực tuyến. Ảnh G.B
Theo đó, đối với cấp học mầm non, tiểu học và lớp 6, từ ngày 23.2, các trường căn cứ vào đánh giá cấp độ dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn (theo quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27.1.2022 của Bộ Y tế) linh hoạt chuyển đổi hình thức dạy học.
Cụ thể, khi cấp độ dịch trên địa bàn là cấp 1 (bình thường mới) và cấp 2 (nguy cơ trung bình) thì dạy học trực tiếp. Khi cấp độ dịch là cấp 3 (nguy cơ cao) và cấp 4 (nguy cơ rất cao) thì cấp tiểu học và lớp 6 tổ chức dạy học trực tuyến, trẻ mầm non tạm dừng đến trường.
Vừa trở lại trường được hơn 2 tuần, hàng chục ngàn học sinh tiểu học và lớp 6 ở TP.Đà Lạt phải dừng học trực tiếp. Ảnh G.B
Video đang HOT
Trong khi đó, đối với bậc THCS (từ lớp 7 đến lớp 9), Phòng GD-ĐT TP.Đà Lạt giao hiệu trưởng các trường căn cứ vào đánh giá cấp độ dịch bệnh trên địa bàn, phối hợp với ngành y tế, UBND các phường xã để linh hoạt chuyển đổi hình thức dạy học trực tuyến hay trực tiếp cho phù hợp.
Theo đánh giá cấp độ dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hiện TP.Đà Lạt có 15/16 phường, xã ở cấp độ 3 (màu cam – nguy cơ cao).
Dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Ảnh G.B
Toàn TP.Đà Lạt có 27 trường tiểu học với hơn 21.000 học sinh và 34 trường mầm non với hơn 13.000 cháu. Với cấp độ dịch như hiện nay, ngoại trừ xã Trạm Hành (dịch cấp độ 2 – màu vàng) học trực tiếp, còn lại học sinh lớp 1 đến lớp 6 ở 15/16 phường, xã thuộc TP.Đà Lạt học trực tuyến, trẻ mầm non tạm dừng đến trường.
Cũng theo Phòng GD-ĐT TP.Đà Lạt, hiện diễn biến dịch trên địa bàn thành phố hết sức phức tạp, số lượng học sinh và giáo viên là F0, F1 đang tăng nhanh từng ngày; ở các trường trực thuộc đã có hơn 1.000 học sinh cùng 140 giáo viên là F0 và 100 giáo viên cùng hơn 5.443 học sinh khác là F1.
Ông Phan Văn Mãi: 'Chỉ có đổi mới sáng tạo mới nhanh chóng phục hồi kinh tế'
Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, trong lễ trao giải Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 diễn ra tối 30-12.
Sự kiện còn có sự tham dự của Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao giải thưởng cho các công trình thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 được UBND TP.HCM phát động vào cuối tháng 9-2020. Tổng cộng có 195 hồ sơ đăng ký trên 7 lĩnh vực, bao gồm Phát triển kinh tế, Quốc phòng - an ninh, Quản lý nhà nước, Truyền thông, Văn học - nghệ thuật, Khoa học kỹ thuật, Khởi nghiệp sáng tạo.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng sự năng động sáng tạo sẽ là chìa khóa để TP đi lên và bứt phá sau dịch bệnh. Ông nhấn mạnh tiềm năng sáng tạo của TP còn rất lớn và TP cần khai thác nhiều hơn, tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị này.
"Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới không bị tụt hậu. Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới nhanh chóng phục hồi kinh tế. TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để đổi mới sáng tạo trở thành xu thế tất yếu của xã hội trong điều kiện bình thường mới và cả trong tương lai", ông Mãi nói.
Ông Mãi cũng yêu cầu các ngành, đơn vị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế nghiên cứu, các chính sách đột phá về khoa học công nghệ.
Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, năng lượng sạch, vật liệu mới, đặc biệt là các giải pháp phòng chống COVID-19.
Ông Phan Văn Mãi trao giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 có 4 giải nhất, bao gồm:
- Giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh thuộc về công trình "Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần khu vực phòng thủ TP.HCM". Nghiên cứu đã đề xuất luận cứ khoa học để Thành ủy TP.HCM lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần phòng thủ TP trong thời kỳ mới.
- Giải nhất lĩnh vực Truyền thông thuộc về công trình "Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ sàng lọc nguy cơ, tư vấn chăm sóc y tế cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tại nhà". Mạng lưới đã ứng dụng công nghệ và điều phối nguồn lực cộng đồng để tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với người mắc COVID-19 với sự tham gia của hơn 10.028 lượt thầy thuốc và tình nguyện viên.
- Giải nhất lĩnh vực Phát triển kinh tế được trao cho " Be Group - Hệ sinh thái mở, khởi nguồn cho phát triển khởi nghiệp sáng tạo make in Viet Nam". Ứng dụng đạt trên 10 triệu lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và App Store, tiếp nhận trung bình 350.000 yêu cầu gọi xe mỗi ngày.
- Giải nhất lĩnh vực Văn học - nghệ thuật thuộc về tác phẩm Xiếc Tre "À Ố Show". "À Ố Show" đã có hơn 1.250 suất diễn tại Việt Nam, phục vụ hơn 300.000 khán giả trong nước và ngoài nước.
Phát động Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 3 (2022) - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Chương trình chào năm mới ở TP.HCM làm nhỏ gọn, không mời khán giả Ngày 30-12, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức về công tác tổ chức chương trình đếm ngược đón năm mới 2022. Chương trình đếm ngược chào năm mới không mời khán giả, người dân không tụ tập - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức...