Đà Lạt: Hiểm họa từ những cây thông già
Liên tiếp trong 3 ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, tại Đà Lạt luôn có mưa lớn kéo dài, tình trạng trên đã khiến hàng chục cây thông trong nội ô TP Đà Lạt đang có nguy cơ bật gốc, gãy đổ rất cao.
Trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Phù Đổng Thiên Vương… hiện có rất nhiều cây thông bị chồi gốc, bật rễ hoặc chết khô. Phần lớn những cây thông này đều có độ tuổi đã trên dưới 50 năm, cao 20 – 30m nên bộ rễ không còn chăc chắn, khi gặp mưa và gió mạnh sẽ dễ dàng bị quật đổ.
Những cây thông chồi gốc bên taluy đường thế này có khả năng gãy đổ rất cao
Có nhà dưới tán thông trên đường Triệu Việt Vương, chị Hải cho biết cứ vào mùa mưa là gia đình chị lại nơm nớp sống trong lo sọ, bởi những cây thông già chung quanh nhà chị có thể gãy đổ bất cứ lúc nào. Chị Hai cho biết thêm, hiện tại muốn chặt một cây thông không phải là dễ, phải có đơn xin phép cơ quan chủ quản sau đó họ mới cho người xuống kiểm tra, nếu có nguy hiểm thật sự thì mới được chặt hạ.
Hiện Đà Lạt đang có hàng trăm gia đình sống dưới tán thông, nhiều nhất là địa bàn thuộc phường 9, phường 10, phường 4 và các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung. Với đặc trưng là rừng trong thành phố, những ngôi nhà kiên cố, nhiều ngôi biệt thự sang trọng của Đà Lạt suốt hàng chục năm qua vẫn được xây cất dưới tán thông điều đó đã tạo ra nét riêng biệt, thơ mộng của phố núi Đà Lạt.
Thế nhưng, điều này cũng đang chứa ẩn nhiều rủi ro, thậm chí rất nguy hiểm. Bởi hiện nay, phần lớn diện tích thông trong nội ô Đà Lạt đã trên dưới 50 năm tuổi, do thông đã già nên bộ rể không còn chắc chắn, cành ròn rất dễ gãy khi gặp mưa gió lớn.
Còn nhớ, vào sáng ngày 29/9/2009, trong lúc chở con đi học khi qua đường Trần Hưng Đạo, chị Phùng Thị Thanh (31 tuổi), giáo viên Trường THPT Trần Phú đã bị một cây thông lớn bất ngờ bật gốc đổ ập lên người khiến chị tử vong tại chỗ, rất may cháu bé ngồi sau xe chỉ bị thương nhẹ.
Video đang HOT
Cây thông đã đè chết cô Phùng Thị Thanh trên đường Hùng Vương vào năm 2009
Tiếp đó, khoảng 17h cùng ngày, cũng tại đoạn đường cách nơi cô Phùng Thị Thanh bị thông đè chết khoảng 100m, một cây thông khác cũng đã bật gốc đè trúng một xe du lịch của một gia đình tại huyện Đơn Dương đang trên đường đi dự phiên tòa tại Đà Lạt về làm 1 người chết và gần chục người khác phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Thông kê gần đây của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ đô thị Đà Lạt cho thấy, những năm qua mỗi khi bước vào mùa mưa tại Đà Lạt lại có thông gãy đổ, gây thiệt hại về tài sản của nhân dân. Do đó, trước khi bước vào mùa mưa, Công ty đã cho rà soát, chặt hạ những cây thông nguy hiểm có khả năng gãy đổ.
Tuy nhiên, đây là việc làm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro từ thông gây ra chứ không thể “bắt mạnh” để chữa đứt bệnh hiểm họa từ những cây thông già.
Theo Bee.net.vn
TPHCM: Hiểm họa khôn lường từ những vụ cháy cỏ
Thêm một vụ cháy cỏ vừa xảy ra tại địa bàn TPHCM, dù chưa gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản nhưng là lời cảnh báo cho những hậu quả khôn lường tiềm ẩn từ những vụ cháy cỏ tưởng như đơn giản này.
Hiện trường vụ đốt rác gây cháy bãi cỏ vào chiều 8/3
Chiều 8/3, khu dân cư tại đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh trở nên ngột ngạt bởi một làn khói, bụi than bao phủ. Hàng trăm người dân nơi đây hoảng loạn rời khỏi nhà để tránh ngạt khói.
Khi lực lượng chức năng địa phương và PCCC quận Bình Thạnh có mặt, nguyên nhân sự cố trên được xác định là do một đám cháy đang bùng phát tại một bãi cỏ nằm sát khu dân cư. 4 xe cưu hỏa cùng hàng chục cán bộ chiếc sĩ được huy động để nhanh chóng dập tắt ngọn lửa khi đang lan gần đến nhà dân.
Tại hiện trường, một bãi cỏ rộng gần 2.000m2 bị lửa thiêu rụi. Theo một cán bộ phòng cháy chữa cháy quận Bình Thạnh, nguyên nhân rất có thể do người dân bất cẩn khi đốt rác gần đó khiến lửa bùng phát khi gặp vật dễ cháy như cỏ. Nếu không dập tắt kịp thời thì không biết chuyện gì xảy ra với khu dân cư sát bên hàng rào khu đất.
Ẩn họa khôn lường từ những vụ cháy cỏ nếu không được khống chế kịp thời
Trước đó, vào sáng 3/3, người dân tổ 1, tổ 2 thuộc khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân cùng rơi vào tình trạng hoảng loạn vì khói bụi từ bãi đất trống rộng trên 26 ngàn m2 nằm trên đường Kinh Dương Vương bay qua. Đặc biệt, một nạn nhân suýt bị chết ngạt do cửa nhà bị khóa không thể thoát ra ngoài khi khói bao phủ.
Người dân địa phương cho biết, vào thời điểm trên họ thấy khói mù mịt tràn vào khu dân cư. Ngay lập tức, ban điều hành các khu phố liền hỗ trợ, kêu gọi bà con ra khỏi nhà để tránh ngạt khói. Cùng lúc này, em N.N.L.V. (16 tuổi) vẫn đang bị kẹt trong ngôi nhà do cửa bị khóa ngoài. Khi nghe tiếng kêu cứu của V., người dân đã dùng búa phá khóa để cứu người. Rất may nạn nhân được đưa ra ngoài kịp thời nên chỉ bị sốc nhẹ.
Các vụ đốt rác gây cháy bãi cỏ xảy ra nhiều nhất tại địa bàn quận 2. Chỉ từ đầu tháng 12 đến nay nơi đây đã xảy ra 11 vụ cháy, trong đó có 7 vụ là cháy cỏ. Cháy nhiều nhất là khu vực phường An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh... Nhiều đợt triển khai lực lượng chữa cháy cỏ, các cán bộ ở đây cho biết, nếu không cô lập kịp thời các vụ cháy cỏ thì đám cháy dễ lây lan và đe dọa các khu dân cư kế cận.
Nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy cỏ là do người dân đốt, những người không có ý thức quăng tàn thuốc vào các đám cỏ hanh khô nên gây cháy. Để chủ động ngăn ngừa cháy cỏ, lực lượng Phòng Cảnh sát PCCC quận 2 đã rà soát lập danh sách các khu đất chưa xây dựng, những khu đất dự án yêu cầu đơn vị chủ quản làm vệ sinh, phát quang và có phương án xử lý.
Nhiều khu dân cư bị náo loạn bởi khói từ những vụ cháy bãi cỏ bao phủ
Theo khuyến cáo của Sở PCCC công an thành phố, để hạn chế những ẩn họa có thể xảy ra từ những vụ cháy cỏ, người dân nên có ý thức cao hơn trong công tác PCCC. Trong trường hợp muốn đốt rác cũng cần quan sát kỹ để tránh những tàn lửa có thể bay sang khu vực khác và gây hỏa hoạn.
Đối với các bãi cỏ đã khô, cần có kế hoạch quản lí. Khi muốn đốt bỏ phải có sự giám sát của lực lượng cứu hỏa để xử lí ngay khi đám cháy có nguy cơ lan rộng hoặc khói lửa bay vào khu dân cư gây ngạt thở, tránh những sự cố đang tiếc có thể xảy ra.
Theo Dân Trí
Nhà chọc trời và hiểm họa... cháy Như cơn ác mộng cháy chợ, hiểm họa cháy tại những tòa nhà cao tầng là mối quan tâm của không chỉ người dân đang sinh sống, làm việc tại các cao ốc mà còn là mối lo của cả lực lượng Cảnh sát PCCC tại TP HCM. Với sự bùng nổ của hàng loạt toà nhà chọc trời, hơn lúc nào hết...