Đà Lạt “bêu” tên 30 dự án bất động sản chậm tiến độ
30 dự án bất động sản gồm khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn được duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2008 – 2019 và gia hạn tiến độ nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa đưa đất vào sử dụng do chậm tiến độ.
UBND thành phố Đà Lạt báo cáo số 7974/BC – UBND về kết quả kiểm tra, rà soát các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất trên địa bàn TP Đà Lạt. Qua rà soát có 41 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chưa đưa đất vào sử dụng).
Trong đó khoảng 30 dự án bất động sản chưa sử dụng đất do chậm tiến độ đầu tư. Các dự án này đã được duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư giai đoạn từ năm 2008 đến 2019, sau đó tiếp tục được gia hạn tiến độ. Một số dự án đã hết hạn tiến độ gia hạn.
Cụ thể, danh sách 30 dự án chưa sử dụng đất do chậm tiến độ đầu tư bao gồm: hai dự án do CTCP Đầu tư Thành Thành Công (thuộc TTC Group) làm chủ đầu tư là Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đồi Thống Nhất và xây dựng khách sạn golf; Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí dã ngoại Sài Gòn – Đà Lạt của CTCP Đầu tư và Du lịch Sài Gòn – Lâm Đồng; hai dự án của CTCP dịch vụ du lịch Dalat Land gồm Khu trung tâm dịch vụ công cộng, khu khách sạn cao cấp và các khu công viên công cộng;
Video đang HOT
Khu du lịch nghỉ dưỡng Suối Hoa của Công ty DV Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất; KDL sinh thái, nghỉ dưỡng thác Hang Cọp của của CTCP Bất Động Sản Phú Gia Hưng; KDL nghỉ dưỡng bán kiên cố – Tổ hợp khách sạn, căn hộ thương mại cao cấp Đà Lạt (Dalat Star Hill) do CTCP Đầu tư Song Kim làm chủ đầu tư; Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Tâm Anh – Paradise của CTCP TV&ĐT Tâm Anh; dự án đầu tư tại Khu du lịch Tuyền Lâm của CTCP Du lịch Phúc và Công ty TNHH TM-DV Phương Nam Việt;
Khu căn hộ và dịch vụ tổng hợp Sun Garden Đà Lạt của CTCP quản lý đầu tư STC; Khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái Toàn Cầu của CTCP Đầu Tư và Du lịch Toàn Cầu; Khu du lịch Hồ Than Thở do Công ty TNHH Thùy Dương làm chủ đầu tư; Khu nhà ở thung lũng hoa Đà Lạt của Công ty TNHH đầu tư xây dựng thương mại Sài Gòn; Khu Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng hồ Đa Thiện của CTCP ĐT & KD Golf Long Thành;…
Ngoài ra trong báo cáo còn có 5 dự án khách sạn, trung tâm thương mại dịch vụ chậm tiến độ gồm: Sheraton – Dalat Resort của Công ty TNHH Khu du lịch đồi Rô-bin; Trung tâm Thương mại và Khách sạn 3 sao (Petro Mart) của CTCP DV&TM Petrolimex Lâm Đồng; dự án Đà Lạt Plaza (Đầu tư Khu liên hợp Khách sạn – trung tâm thương mại) của CTCP Du Lịch Delt; Trung tâm thương mại Nguyễn Kim Đà Lạt do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Nguyễn Kim Đà Lạt làm chủ đầu tư.
Thị trường hiện nay đang ở giai đoạn nào của một chu kỳ bất động sản?
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, bất động sản mang tính chu kỳ và mỗi chu kỳ đều có sóng.
Tuy nhiên, chu kỳ bất động sản thường không ổn định, và chịu ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới.
Trong báo cáo triển vọng về thị trường đầu tư bất động sản Việt Nam, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam chia sẻ, bất động sản thường trải qua 4 giai đoạn trước khi hình thành một chu kỳ mới. Các giai đoạn có thể được mô tả như sau: Phục hồi, tăng trưởng, sốt nóng và suy thoái.
"Dường như Việt Nam những năm qua đã có sự tăng trưởng sốt nóng và đang có dấu hiệu chậm lại. Nhưng cũng có thể nói rằng thị trường bất động sản đang có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn", bà Trang Bùi nêu.
Cũng theo chuyên gia, nhìn lại giai đoạn tương tự trong chu kỳ trước vào khoảng tháng 3 năm 2008, trước áp lực tăng trưởng quá nóng của thị trường trong năm 2007 và sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, các công cụ tài chính tiền tệ dường như không thể kiểm soát nổi khi sự gia tăng liên tục không ngừng của lãi suất cho vay, có lúc lên đến 25%, và lạm phát đỉnh điểm ở mức 23%.
Thị trường bất động sản rơi vào chu kỳ suy thoái và vốn FDI đầu tư vào bất động sản cũng "đóng băng". Dòng vốn này bắt đầu hồi phục trở lại từ cuối năm 2013, đầu năm 2014. Và kể từ đó, người mua đã được tiếp cận mức tín dụng hợp lý hơn, tỷ lệ lạm phát thấp và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại khu vực ASEAN.
Bà Trang Bùi nhận định: "Bất động sản mang tính chu kỳ và mỗi chu kỳ đều có sóng. Nếu nắm bắt được chu kỳ thị trường, điều này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội. Giống như sự lặp đi lặp lại của các mùa, bất động sản sẽ dịch chuyển theo những biểu đồ mà bạn có thể quan sát và dự đoán. Tuy nhiên, chu kỳ bất động sản thường không ổn định, và chịu ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới. Chính vì vậy, thị trường bất động sản chuyển động theo tốc độ riêng và đây chính là thách thức thực sự đối với các nhà đầu tư".
Tuy nhiên, theo bà, đang xuất hiện nhiều cơ sở mới để tin tưởng rằng dòng vốn đầu tư bất động sản sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm 2022, nhờ một loạt điều chỉnh chính sách quản lý Nhà nước có liên quan, nổi bật là: Nghị định số 65/2022/NĐ-CP là cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp; bổ sung nhiều đề án kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội cả từ trung ương, địa phương và doanh nghiệp.
Mặc dù đã ghi nhận một số tín hiệu tốt từ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho một số dự án, nhưng vẫn còn nhiều dự án bị trì hoãn quy trình phê duyệt pháp lý.
"Để có thêm nhiều hoạt động M&A diễn ra trên thị trường, Việt Nam sẽ cần đạt mức độ minh bạch cao hơn, quy hoạch đô thị bài bản cũng như khung pháp lý vững vàng hơn nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Khi quá trình xem xét pháp lý được hoàn thành, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng nguồn cung có thể đáp ứng nhu cầu, thị trường sẽ minh bạch và hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài", bà Trang Bùi nêu.
Nhìn lại thị trường bất động sản 32 năm qua, bà Trang Bùi cho hay, Việt Nam đã trải qua 4 chu kỳ phát triển thị trường. Một câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là thị trường bất động sản sẽ vững vàng hay mong manh? Trong một diễn đàn về thị trường bất động sản mà Cushman & Wakefield thực hiện vào cuối tháng 10 vừa qua, đa số các chuyên gia mà chúng tôi làm việc đều lạc quan rằng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục vững vàng, và cần sự điều tiết chính sách bất động sản từ Chính phủ phù hợp với vị thế Việt Nam là một kinh tế lớn đầy tiềm năng.
"Sở hữu chung cư có thời hạn chính là hình thức thuê chung cư dài hạn" Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh tại Tọa đàm "Quy định thời hạn sở hữu chung cư, những vấn đề pháp lý và thực tiễn" do Tạp chí Luật sư Việt Nam tổ chức mới đây. Trước đó, Bộ Xây dựng đã đưa ra 2 phương án đề xuất: Bổ sung mới quy định về...