Đà Lạt: Bắt quả tang vụ trộn đất vào khoai tây
Sau khi rửa và trộn đất, chủ cơ sở đóng khoai tây vào bao và dán tem do Ban Quản lý chợ Đà Lạt phát hành để đưa ra thị trường tiêu thụ.
Chiều 21.8, Công an TP.Đà Lạt phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra một số quầy sạp kinh doanh tại Chợ nông sản Đà Lạt và phát hiện quầy số 19 do bà Đoàn Thị Chè làm chủ có dấu hiệu bất thường. Tại quầy có một số người đang tổ chức tẩy rửa rồi đấu trộn đất vào khoai tây.
Lực lượng chức năng kiểm tra tại Chợ nông sản Đà Lạt.
Tại hiện trường, đoàn kiểm tra phát hiện một máy chuyên dùng để rửa cà rốt được nhóm người dùng để rửa khoai tây. Mỗi đợt rửa được khoảng 100kg, thời gian từ 3 đến 4 phút/đợt tùy vào kích thước khoai tây.
Ngoài ra đoàn kiểm tra còn thu giữ 1 máy nổ, 1 máy rửa và 1 tấn khoai tây đã sơ chế, phủ đất và nhiều hóa đơn bán hàng.
Video đang HOT
Nhiều khoai tây tại quầy số 19 Chợ nông sản Đà Lạt bị thu giữ
Qua làm việc, bà Chè trình bày, sau khi rửa và trộn đất sẽ đóng gói khoai tây vào bao, dán tem do Ban quản lý chợ Đà Lạt (bộ phận chợ nông sản) phát hành để đưa đi tiêu thụ. Việc rửa khoai tây bằng máy, sau đó phủ đất lên bề mặt là do mối hàng yêu cầu để dễ bán ra thị trường.
Số khoai tây này có phải xuất xứ từ Trung Quốc hay không, mục đích trộn đất vào có phải nhằm mạo danh khoai tây Đà Lạt hay không đang được cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, làm rõ.
Theo Danviet
Trộn đất đỏ để 'đánh lận' khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt
Chiều 21/8, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Đà Lạt đã "đột kích" và bắt quả tang một cửa hàng tại Chợ nông sản Đà Lạt đang có hành vi trộn đất đỏ của Đà Lạt vào khoai tây có xuất xứ Trung Quốc để đưa đi tiêu thụ.
Theo biên bản làm việc tại Chợ nông sản Đà Lạt, chủ cửa hàng là Đoàn Thị Chè, quầy 19, Chợ nông sản Đà Lạt đang "sơ chế" củ khoai tây nhập khẩu Trung Quốc. Theo lời bà Đoàn Thị Chè, sau khi nhập khẩu khoai tây Trung Quốc về quầy, bà đã sử dụng một máy rửa khoai tây xuất xứ Trung Quốc có lớp đất màu đen đi. Sau khi rửa sạch, khoai tây Trung Quốc được trộn với đất đỏ Đà Lạt lên bề mặt củ khoai.
Công an thành phố Đà Lạt lập biên bản thu giữ số khoai tây đã được phủ đất.
Bà Đoàn Thị Chè cho rằng, việc "khoác áo" khoai tây Trung Quốc có lớp đất bề mặt là do yêu cầu của mối hàng (tại Thành phố Hồ Chí Minh) để dễ tiêu thụ hơn. Sau khi "hô biến", khoai tây Trung Quốc có lớp đất mới bên ngoài sẽ được đóng vào bao bì theo yêu cầu của mối hàng.
Sau đó, các bao khoai tây sẽ được dán nhãn do Ban Quản lý chợ Đà Lạt ban hành. Số khoai tây Trung Quốc bà Chè mua của bà Trần Thị Thùy Trang, quầy 54, Chợ Nông sản Đà Lạt.
Tại buổi làm việc, sau khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng đã tiến hành thu hồi 1.000 kg khoai tây Trung Quốc đã được sơ chế phủ đất, một máy nổ, máy rửa và trộn đất cùng các giấy tờ liên quan.
Tình trạng gian lận thương mại đánh tráo thương hiệu khoai tây Đà Lạt đã diễn ra nhiều năm, đến nay lại tiếp tục tái diễn. Trước thực trạng đánh tráo, năm 2015 UBND thành phố Đà Lạt đã yêu cầu các tiểu thương thực hiện quy định phải dán tem nhãn sản phẩm ghi rõ xuất xứ trên bao bì.
Theo đó, khoai tây Trung Quốc ghi xuất xứ từ Trung Quốc, khoai tây Đà Lạt ghi sản xuất tại Đà Lạt và các thông tin về chủ lô hàng, số quầy sạp. Bên cạnh đó, thành phố Đà Lạt lập tổ kiểm tra đột xuất các xe chở nông sản từ chợ này đi các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường hợp lô hàng không gắn nhãn mác sẽ bị tịch thu và tiêu hủy; nếu bị phát hiện có hành vi nhuộm đất đỏ cho khoai tây Trung Quốc sẽ bị xử lý, thu hồi mặt bằng kinh doanh.
Tin, ảnh: Đặng Tuấn
Theo TTXVN
Chi 1 tỉ đồng "mặc áo" cho khoai tây Đà Lạt Theo Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt là "thủ phủ" trồng các loại rau củ có giá trị cao như: Ớt chuông, súp lơ, hồng đỏ, dâu tây, khoai tây... Thế nhưng, mấy năm gần đây tình trạng thương lái "đánh" rau, củ từ Trung Quốc rồi "hô biến" thành rau, củ của Đà Lạt đã khiến nông dân vùng này điêu...