“Đã là xương máu thì không thể thay thế bằng tiền!”
“Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ rất quan trọng, thiêng liêng trong việc bảo vệ tổ quốc cả thời bình và thời chiến. Đã là xương máu thì không thể thay thế bằng tiền và cũng không nên “thương mại hóa” nghĩa vụ quân sự”, ĐBQH – Thiếu tướng Nguyễn Xuân nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Bỏ quy định nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự khỏi dự thảo Hiến pháp
Nói về quy định “Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự (NVQS) và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế NVQS do luật định” đưa ra trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi trước đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, qua thảo luận có thế thấy số ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường đều đề nghị không quy định nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự trong Hiến pháp.
“Nếu đáp ứng đủ yếu tố như quy định thì cá nhân phải đi làm nghĩa vụ quân sự”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
Theo đó, các ý kiến đặt vấn đề, trong Hiến pháp chỉ quy định nghĩa vụ cơ bản của công dân mà nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ thiêng liêng cao quý, là trách nhiệm của mỗi công dân nên chỉ quy định nghĩa vụ quân sự chứ không quy định nghĩa vụ thay thế.
“Trong Hiến pháp, một bên đang nói về nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ cơ bản của công dân, thể hiện ý nghĩa thiêng liêng, cao quý, một trách nhiệm lớn mà tự nhiên lại mở ra vấn đề thay thế nghĩa vụ này ngay bên cạnh thì không ổn. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, chúng tôi không đưa vấn đề này ra nữa. Còn trong Luật Nghĩa vụ quân sự hiện cũng đã nêu, mỗi công dân có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Còn việc làm nghĩa vụ đó thế nào, có thể thay thế hoặc không thay thế thì phải tính quy định cụ thể trong luật” – ông Lưu phân tích.
Về băn khoăn của dư luận với 2 hướng hiểu khác nhau liên quan đến nghĩa vụ thay thế, một hướng theo nghĩa người không tham gia nghĩa vụ quân sự thì phải thực hiện nghĩa vụ thay thế, ví dụ như nộp tiền; một hướng khác là có thể nộp tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, ông Lưu cho biết, sau này khi sửa luật Nghĩa vụ quân sự sẽ tính, trên cơ sở thực tiễn cuộc sống.
Nghĩa vụ quân sự như quy định trong luật, theo ông Lưu cũng có những điều kiện cần đảm bảo để được thực hiện nghĩa vụ này như tuổi, sức khỏe, điều kiện gia đình, hoàn cảnh thân thể… Nếu đáp ứng đủ những yếu tố đó thì cá nhân phải đi làm nghĩa vụ quân sự. Những trường hợp công dân đến tuổi thực hiện nghĩa vụ mà không làm được do những yếu tố khách quan, nếu có đặt vấn đề phải thực hiện thay thế bằng nghĩa vụ khác thì phải tính thêm.
Video đang HOT
ĐBQH – Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Phó Tư lệnh Quân khu 9): Nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo công bằng:
Nhiều lần góp ý dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992 về quy định nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự, Đại biểu Quốc hội – Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Phó Tư lệnh Quân khu 9) cho rằng, nghĩa vụ quân sự là thiêng liêng, không gì có thể thay thế được. Nhiều nước thanh niên dù đã đậu đại học khi đến tuổi vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự xong rồi về học tiếp. Điều đó mang lại sự công bằng chung cho tất cả mọi thanh niên ở tuổi trường thành.
“Nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo công bằng”, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ
“NVQS là thiêng liêng, phải đảm bảo sự công bằng. Tôi không ngại nói thẳng vấn đề này, vì nó là lợi ích quốc gia, là xương máu, danh dự mọi người phải có nghĩa vụ tham gia”, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ nói.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ cũng lo ngại nếu NVQS có thể thay thế bằng cách đóng góp bằng tiền thì sau này chỉ còn lại những thanh niên ở vùng sâu, vùng xa, người nghèo trình độ không đạt mới tham gia quân đội. Hơn nữa, trang thiết bị ở quân đội mỗi ngày một cao, hiện đại mà trình độ quân nhân không đáp ứng được nhu cầu thì các loại vụ khí sẽ bị hạn chế.
“NVQS là nhiệm vụ rất quan trọng, thiêng liêng trong việc bảo vệ tổ quốc cả thời bình cũng như thời chiến. Đã là xương máu thì không thể thay thế bằng tiền được và cũng không nên “thương mại hóa” nghĩa vụ quân sự”, Thiếu tướng Tỷ nêu quan điểm.
Từ những phân tích trên, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ cho rằng, không nên thay thế NVQS bằng tiền vì điều đó sẽ không đảm bảo công bằng cho toàn xã hội.
P. Thảo – Quang Phong
Theo Dantri
Đầu tư công sai, ai chịu trách nhiệm?
Đại biểu Quốc hội cho rằng, tham nhũng ở đầu tư công rất nhiều. Nếu không kiểm soát được điều này là có tội với người dân, với cử tri.
Tiền ngân sách bị đầu tư tràn lan, lãng phí.
Chiều 18/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật đầu tư công. Đa số đại biểu đồng tình với việc cần có Luật đầu tư công, nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công theo đúng mục tiêu, định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Chứng khoán Mỹ giảm khi nhà đầu tư nhận ra thị trường quá nóng Làm ăn bi bét, ai cắt lương sếp DNNN KMR tăng nóng: Cú hích từ lợi nhuận và... quân trang Hàn Quốc Philippines: Điện được khôi phục một phần sau bão Haiyan
Theo dự thảo Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, mục tiêu và quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Đầu tư công là hoàn thiện chính sách đầu tư công phù hợp với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công nói riêng.
Góp ý cho dự thảo Luật Đầu tư công, đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TPHCM) cho rằng, cần điều chỉnh toàn diện Luật đầu tư công, từ nguồn vốn sử dụng ngân sách Nhà nước đến vốn vay của Nhà nước. Bà Dung gọi chung các khoản vốn này là ngân sách quốc gia.
Nói về nguồn lực Nhà nước bị sử dụng kém hiệu quả, đại biểu Võ Thị Dung cho hay: Thời gian qua, tham nhũng ở đầu tư công rất nhiều. Nếu không kiểm soát được điều này là có tội với người dân, với cử tri. Do đó, nguyên tắc đầu tư công phải nêu mạnh mẽ việc sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch tài chính quốc gia và Luật cần có một chương riêng để qui định cụ thể về giám sát cộng đồng, quyền hạn của cộng đồng.
Ủng hộ phải có Luật đầu tư công, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Trần Du Lịch cho rằng, Quốc hội còn nợ Luật về quản lý kinh doanh vốn Nhà nước. Bởi theo lập luận của đại biểu, khối tiền của Nhà nước đầu tư còn 2 mảng, là mảng phát triển kinh tế - xã hội và mảng đầu tư vào làm kinh tế tại các tập đoàn, tổng công ty thì hiện chưa có luật.
Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch, Luật đầu tư công lần này phải đánh giá lại việc điều chỉnh đầu tư của Nhà nươc hay nguồn vốn của Nhà nước, vì hai khái niệm này khác nhau. Quan điểm của đại biểu là phải làm rõ, quản lý tất cả các nguồn vốn Nhà nước, ai sử dụng nguồn vốn đầu tư này thì phải tuân theo luật này.
"Quan điểm của tôi là luật này quản lý toàn bộ dòng vốn của Nhà nước hoặc nguồn ngân sách Nhà nước không phân biệt đó là ai, nếu sử dụng là bị chi phối. Hiện tại, chúng ta không kiểm soát được đầu tư. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư nhưng lại không nhìn thấy cụ thể một khoản nào. Chúng ta nói là quyết định đầu tư sai, vậy ai là người chịu trách nhiệm? Ai quyết định cuối cùng là người chịu trách nhiệm", đại biểu Lịch thẳng thắn nói.
Theo đại biểu Trịnh Thế Khiết (đoàn Hà Nội), trong Luật đầu tư công, cái khó là xác định chủ đầu tư. Đây là đối tượng không có vốn mà chỉ là cấp có thẩm quyền, tham mưu thế nào ta làm thế đó. Điều này dẫn tới hậu quả các dự án vượt trần dự toán rất lớn và khi lãng phí thì chẳng ai bị gì cả. Và đây cũng là một yếu tố tạo điều kiện cho tham nhũng rất lớn. Do đó, đại biểu Khiết đề nghị dự thảo luật phải xác định cho rõ chủ đầu tư các dự án công là ai.
Báo cáo thẩm tra về dự án Luật đầu tư công của Ủy ban Kinh tế yêu cầu cần xác định cụ thể hơn trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư để nâng cao tính chế tài của Luật đối với các trường hợp phê duyệt dự án đầu tư sai, kém hiệu quả, tổng mức đầu tư tăng so với dự toán ban đầu, không cân đối được nguồn vốn để thực hiện, gây thất thoát, lãng phí.
Liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, tại Điều 10 quy định 14 hành vi bị cấm từ khâu phê duyệt chủ trương đến khâu theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư đối với từng chương trình, dự án. Ủy ban Kinh tế nhất trí việc quy định cụ thể như dự thảo Luật sẽ góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, ngăn chặn các hành vi gây tổn hại đến nguồn lực nhà nước trong quá trình triển khai các chương trình, các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Về kế hoạch đầu tư trung hạn, đây là một trong những điểm mới của dự án Luật, Ủy ban Kinh tế nhất trí với quy định này vừa nâng cao tính pháp lý của kế hoạch đầu tư, vừa minh bạch hoạt động đầu tư công. Tuy nhiên, nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch trung hạn và hàng năm cần căn cứ vào khả năng huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội. Đồng thời, đề nghị quy định cụ thể hơn nội dung này để tăng tính ràng buộc chặt chẽ, bảo đảm kế hoạch đầu tư trung hạn phải là điều kiện pháp lý quan trọng trong việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm cũng như phê duyệt chương trình, dự án đầu tư cụ thể.
Ngoài ra, theo quy định, Quốc hội chỉ quyết định dự toán ngân sách hàng năm; do đó, cần làm rõ mối quan hệ giữa kế hoạch ngân sách trung hạn với kế hoạch đầu tư trung hạn. Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, xem xét quan hệ giữa kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và kế hoạch vốn đầu tư 5 năm; quy định việc phân bổ vốn hàng năm cho dự án có thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Sẽ thu phí xe cá nhân ra vào nội đô Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn. Dự thảo đưa ra việc kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân theo giờ trong ngày tại Hà Nội, TP HCM và trên các tuyến giao thông có mật độ cao trong thời gian cao điểm...