Đã không dư dả mà còn bị đồng nghiệp thường xuyên rủ rê chơi bời, nàng công sở than trời xin hướng giải quyết
Dân công sở thì cũng có “loại this”, “loại that” với tình hình tài chính khác nhau, cho nên cái chuyện mà cả hội đồng nghiệp thường xuyên tổ chức ăn uống nhưng có người nghe tin rủ rê đã tìm cách né tránh là chuyện thường tình.
Bên cạnh hàng loạt các mặt xấu như những câu chuyện drama không hồi kết, những vụ thị phi gây đau não mệt đầu,… môi trường công sở vẫn có các mặt tốt rất đáng quý xoay quanh tình cảm đồng nghiệp và những bữa tiệc ăn uống vui đùa thân thân ái ái. Tuy nhiên, thật bất ngờ thay khi mà cái mặt tốt trong chốn công sở ấy mới đây đã khiến một nàng công sở phải đăng đàn than thở nhờ dân mạng nghĩ cách giải quyết hộ mình.
Cụ thể thế nào thì mời đọc toàn bộ nội dung câu chuyện của chính chủ sẽ rõ. Cô viết:
“Đi làm thì không tránh khỏi những thị phi, mệt mỏi, chuyện A, B, C… là đương nhiên. Nhưng không biết có trường hợp nào oái oăm như của mình không. Mình làm ở 1 công ty kinh doanh, môi trường xung quanh toàn là sales, chủ yếu là các chị. Mình vào làm cũng gần được 1 năm mà ở mảng khác.
Công ty suốt ngày ăn uống, vui vẻ, đi chơi bời,… Ban đầu mình cũng hòa nhập vui vẻ, nhưng sau càng ngày càng chán vì mình mảng khác, không ăn theo doanh thu nên thu nhập không bằng mọi người, mỗi lần mọi người ăn uống vị chi mất khoảng 200-300k/người. Một tháng phải làm cho 4-5 bữa. Tháng nào nhận lương là cũng trừ mất tầm 700-900k để thanh toán tiền đi ăn uống.
Nếu từ chối không đi thì sẽ bảo là: Sao không hòa đồng với mọi người. Rồi nếu không đi thì bị tẩy chay và sẽ bị gây khó dễ trong công việc (mọi người sẽ mách lẻo với sếp này nọ,…). Mặc dù lúc nào mọi người cũng nói ở công ty này mọi người thoải mái vui vẻ mà nhưng mà mình thấy có lẽ vui vẻ chỉ dành cho họ, những người (có vẻ) thân thiết với nhau và dư dả về tài chính.
Qua chút dòng tâm sự đây thì mọi người cho mình xin vài phút than thở cũng như là cho mình lời khuyên từ chối nốt mấy ngày cuối năm vì có lẽ ra Tết mình cũng sẽ nghỉ ở đây”.
Video đang HOT
Vâng, quả thật giống như cái câu mà dân mạng hay mang ra đùa những năm gần đây “vui thôi đừng vui quá”, những cuộc ăn chơi nơi công sở giữa các đồng nghiệp thân tình với nhau dẫu vui đó nhưng một khi quá đà sẽ dẫn đến hậu quả như trên: Kinh tế theo không nổi và từ vui chuyển sang buồn rầu.
Dân công sở thì cũng có “loại this”, “loại that” với tình hình tài chính khác nhau, cho nên cái chuyện mà cả hội ăn uống thường xuyên trong khi đó lại có người nghe tin rủ rê đã tìm cách né tránh là chuyện thường tình.
Có lẽ hiểu được tính chất trên nên bài viết sau khi đăng đàn ít lâu trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và lời chia sẻ sâu sắc của dân mạng, đặc biệt là hội “500 anh chị em” dân văn phòng.
Và với kinh nghiệm đầy nghiệm đầy mình, hàng loạt dân văn phòng “lão làng” đã đồng tình đưa ra một hướng giải quyết khả thi nhất như sau:
“Mỗi được lần rủ rê bạn hãy hỏi ‘chị có thấy người em bốc ra mùi gì không? Là mùi của nghèo khổ đấy ạ’. Đùa chứ mấy vụ này nên nói thẳng nha, chứ theo mãi theo không nổi đâu, tiền mình còn bao việc khác phải chi cơ mà”.
“Mình nghĩ bạn cứ nói thẳng là lương em không đủ điều kiện tham gia ăn chơi cùng mọi người thường xuyên nhưng để không mất lòng thì mỗi tháng tổ chức ăn uống 4 lần em sẽ tham gia 1 lần cho có lệ. Thẳng thắn dễ hơn đấy”.
“Thực ra là nên nói thẳng. Nhưng trong công ty các sếp không muốn nhân viên nói họ nghèo, lương thấp này nọ, kiểu như làm mà không hạnh phúc với thu nhập. Bạn nên nói theo kiểu em đang phải trả góp cái này cái kia, trả nợ này kia nên không đủ tiền theo mọi người. Thẳng mà không thẳng quá là được”.
“Ngại thì thiệt thân thôi, cứ nhân một buổi nào đó tâm sự thẳng và thật với các chị, bảo là điều kiện kinh tế tài chính của mình hạn hẹp nên các buổi ăn uống nhẹ nhàng sẽ tham gia, còn lại hao tiền tổn tài quá thì xin phép rút nhẹ”.
Theo Helino
Bị nhân viên mắng "cô làm sếp tôi hơi lâu rồi đấy!", nàng công sở liền được dân mạng mách nước cực ngầu
"Mình vừa bị nhân viên bảo 'cô làm sếp tôi hơi lâu rồi đấy', theo các bạn bây giờ phải trả lời sao cho ngầu?".
Công sở vốn là một môi trường thật lắm thị phi và cũng thật nhiều điều áp lực. Sống trong đó, không ít người đã nếm trải đủ mọi sắc thái tiêu cực như uất ức, tức giận, cảm thấy bất công,... Tuy nhiên, dẫu có gặp vấn đề gì đi chăng nữa, nếu khôn ngoan thì tuyệt đối không được để bản thân lâm vào tình cảnh "giận quá hóa rồ", tự chuốc lấy phiền phức.
Nói có sách mách có chứng, mới đây, cô nàng công sở có tên H.Y đã đăng đàn lên MXH chia sẻ câu chuyện về nhân viên cấp dưới "giận quá hóa rồ", tuôn ra câu nói rất thiếu tôn trọng mình như sau: "Mình vừa bị nhân viên bảo 'cô làm sếp tôi hơi lâu rồi đấy', theo các bạn bây giờ mình phải trả lời sao cho ngầu?".
Chỉ với một dòng thuật lại tình huống, bài viết ngắn gọn của H.Y sau khi đăng tải không bao lâu đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Xét về ngữ cảnh sẻ chia, có lẽ ai cũng dễ dàng đoán được người nhân viên thiếu tôn trọng H.Y hình như đang có chuyện không vui, chỉ tiếc rằng chuyện cũng đã xảy ra rồi, nói lời khó nghe thì cũng đã nói rồi, giờ là lúc chuẩn bị đón nhận hậu quả.
Tất nhiên, hậu quả thế nào thì đã có dân mạng hiến kế. Sau câu hỏi "nên đối đáp lại thế nào cho ngầu?", H.Y đã góp nhặt được loạt ý kiến vừa hay, vừa "thâm", vừa hài của dân mạng bên dưới phần bình luận như sau:
"Cầm biên bản phạt 70% lương ra bảo "chị cũng chờ giây phút này cũng hơi lâu rồi đấy'".
"Một là hãy nói 'đế chế này sẽ kéo dài bao lâu tùy thuôc cách cư xử của cưng đó'. Hai là 'à không lâu đâu em, mai nghỉ luôn cho chị nhé'".
"Se con lâu va rât lâu nưa em à, nhưng thôi, niệm tình đồng nghiệp bấy lâu nay nên chị xin được làm sếp của em đến chiều nay thôi. Từ mai em không cần đến nữa".
"Phải mình gặp nhân viên này á, đuổi việc ngay và luôn chứ chẳng đối đáp gì cả. Cái kiểu đấy rồi cũng có lúc quên hết anh em bạn bè đồng nghiệp mà thôi".
"Phải phạt chứ, phạt nặng vào đừng vội đuổi. Dày vò cho nó biết mình biết ta chứ mà thái độ".
Quả thật, từ các bình luận như trên có thể thấy rằng, dù có ra sao thì ra, chuyện cấp dưới mà "cà khịa" hay nói lời thiếu tôn trọng cấp trên là chuyện không thể nào chấp nhận được. Thôi thì hy vọng với loạt hiến kế của dân mạng, cô nàng H.Y sẽ tìm được cách giải quyết thích đáng nhất cho trường hợp của mình.
Và dù không biết H.Y sẽ chọn thế nào nhưng tin chắc rằng, cái kết này sẽ không mấy êm ái dành cho người nhân viên "kém sang" kia. Thật đáng buồn làm sao...
Theo Helino
Nàng công sở đăng đàn cầu cứu khi bị sếp không ưa, dân mạng đồng loạt khuyên làm điều này "Mình đã từng gặp trường hợp này và mình quyết định cãi nhau tay đôi với sếp...". Chúng ta chẳng thể làm hài lòng tất cả mọi người; cho nên, việc bị một đôi ba người ghét bỏ là khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là trong một môi trường phức tạp và đầy rẫy những thị phi, bon chen, đua tranh...