Đã khỏi bệnh, tại sao vẫn ho dai dẳng?
Ho dai dẳng không có nghĩa là vẫn còn bệnh. Sau đây, bạn sẽ biết tại sao các triệu chứng cảm lạnh có thể vẫn còn sau khi cơ thể đã khỏi bệnh, theo Health Line.
Nếu bạn thấy các triệu chứng ho kéo dài mà không bớt, nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và chữa bệnh – Ảnh minh họa: Shutterstock
Có nên lo lắng?
Đối với nhiều bệnh nhân, cảm lạnh do virus chỉ kéo dài một vài ngày, nhưng người khác có thể vẫn còn các triệu chứng trong 1 hoặc 2 tuần hoặc thậm chí 3 tuần, tiến sĩ John Dougherty, từ Đại học Los Angeles, California (Mỹ), cho biết.
Ông giải thích rằng các triệu chứng như ho do virus cảm lạnh hoặc nhiễm trùng cũng giống các triệu chứng do hệ miễn dịch phản ứng chống lại bệnh.
Sẽ có các tế bào bạch cầu di chuyển để chống lại bất cứ thứ gì gây ra bệnh. Vì vậy, ngay cả sau khi đã chữa khỏi cảm lạnh hoặc cúm hoặc virus, cơ thể vẫn đang giải quyết tình trạng viêm đó và có thể vẫn còn các triệu chứng dai dẳng.
Lý do phổ biến nhất gây ho dai dẳng là do dịch từ xoang mũi chảy xuống họng.
Dịch từ xoang mũi chảy xuống họng
Dịch nhầy tích tụ khi bị cảm lạnh, khoang mũi và xoang sẽ tiếp tục chảy dịch nhầy xuống phía sau cổ họng, tạo ra hiệu ứng nhột, gây ho, bác sĩ Laura Boyd, từ Trung tâm Y tế Elmhurst-Edward ở Addison, Illinois (Mỹ), giải thích.
Video đang HOT
Bác sĩ Boyd nói rằng nước rửa xoang có thể giúp rửa sạch xoang và thuốc kháng histamine, như thuốc xịt mũi Claritin hoặc Zyrtec, có thể giúp làm khô chất nhầy.
Các lý do khác gây ho dai dẳng có thể là nhiễm trùng thứ phát, như viêm phổi sau siêu vi.
Khi cơ thể nhiễm virus, hệ miễn dịch bận chống lại virus và có thể bị phân tâm.
Việc nhiễm khuẩn có thể vẫn chưa khỏi và cần phải điều trị lần thứ hai hoặc điều trị thêm, tiến sĩ Douherty cho biết.
Nếu bị bệnh và đã khỏi, sau đó cảm thấy bệnh trở lại và trở nên nặng hơn, có thể là do một loại nhiễm trùng khác.
Ho có thể do hen suyễn, hoặc khi một số người bị cảm lạnh, họ có thể có phản ứng hen.
Các phế quản đến phổi có thể co lại và gây ra tiếng khò khè. Ho kèm với khò khè có thể không phải là ho do cảm lạnh, bác sĩ Boyd nói.
Không phải là cảm lạnh
Các triệu chứng bắt chước cảm lạnh có thể được gây ra bởi một thứ khác.
Nhiều bệnh khác có thể bắt chước các triệu chứng cảm lạnh như chảy dịch mũi, trào ngược a xít và ợ nóng.
Cơn cảm lạnh thông thường chỉ kéo dài 5 – 7 ngày. Nếu bị sốt cao hoặc cảm thấy bệnh càng nặng và không thuyên giảm, hãy kiểm tra kỹ, theo Health Line.
Những mối quan tâm khác
Nghiêm trọng hơn, ho có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc ung thư phổi, tiến sĩ Dougherty cho biết.
Không ai hiểu cơ thể bằng chính mình, vì vậy nếu cảm thấy có điều gì không ổn, hãy đi kiểm tra ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu để xem xét
Ho kéo dài quá lâu
Ho thay đổi, ví dụ từ ho khan sang ho có đàm, nếu có triệu chứng ho khan, hãy đi khám ngay lập tức, đến các cơ sơ y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và điều trị, theo Health Line.
Ho ra máu
Nếu bạn thấy các triệu chứng ho kéo dài mà không bớt, nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và chữa bệnh. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Theo thanhnien.vn
Bé gái bị sốt cao nhiều ngày, bác sĩ sốc khi thấy phổi đầy mủ, khí quản bị vẹo sang 1 bên
Vì gia đình tự ý điều trị cảm lạnh, dẫn tới biến chứng thành viêm phổi kéo dài và không được điều trị đúng cách đã khiến cho tình trạng của cô bé ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi cơ thể có dấu hiệu sốt, điều này báo hiệu một bộ phận nào đó trong cơ thể đang có vấn đề. Đặc biệt nếu tình trạng sốt kéo dài liên tục trong nhiều ngày kèm theo nhiều triệu chứng khác, đừng chủ quan với những dấu hiệu này mà dẫn tới việc chữa trị bị chậm trễ.
Mới đây, một bé gái 7 tuổi tên là Tiểu Nguyệt ở Hắc Long Giang, Trung Quốc bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày. Ban đầu gia đình nghĩ rằng đó chỉ là cảm lạnh thông thường nên đã tự ý mua một số loại thuốc cho Tiểu Nguyệt uống, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Thay vào đó, cô bé vẫn tiếp tục bị ho, sốt, tức ngực cùng nhiều triệu chứng khác. Suốt 1 tuần liên tiếp, cô bé không ăn uống gì cả và lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ. Sau đó, nhận ra tình trạng của Tiểu Nguyệt ngày càng nghiêm trọng hơn, người nhà cô bé nhanh chóng gọi xe cấp cứu.
Tại bệnh viện, qua các xét nghiệm và chụp phim, bác sĩ nhận thấy phổi của Tiểu Nguyệt đầy mủ, khí quản bị lệch sang bên phải. May mắn thay, sau khi phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, bác sĩ đã hút ra 600ml mủ thì tình trạng của Tiểu Nguyệt mới dần được cải thiện.
Chia sẻ thêm về căn bệnh mà Tiểu Nguyệt đang mắc phải, bác sĩ nói rằng hầu hết các triệu chứng trên đều do viêm phổi được điều trị không đúng cách, do đó mới dẫn tới tình trạng phổi chứa đầy mủ. Nếu bệnh nhân không kịp điều trị, khả năng cao sẽ biến chứng lên não. Bác sĩ còn nhấn mạnh rằng, khi có những dấu hiệu cảm lạnh, tốt hơn hết nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ điều trị, hoặc nếu thấy uống thuốc mà không thuyên giảm thì cần phải sớm đến bệnh viện.
Theo baogiaothong.vn
Covid-19 giống cúm hơn SARS Mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân nhiễm nCoV cho thấy dịch bệnh hiện nay có nhiều điểm tương đồng với cúm hơn là SARS. Người dân đeo khẩu trang trên đường phố ở Bắc Kinh ngày 18/2. Ảnh: Reuters Các nhà khoa học ở Trung Quốc nghiên cứu dịch ngoáy mũi họng từ 18 bệnh nhân bị nhiễm virus corona chủng mới...