‘Đả hổ diệt ruồi’ thành công mỹ mãn – ông Tập sẽ làm gì tiếp?
Sau 6 năm triển khai, cuộc chiến chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc được công bố là đã thành công, và câu hỏi được giới quan sát đặt ra vào lúc này là điều gì sẽ tiếp diễn.
Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất gồm 25 thành viên của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nhóm họp vào ngày thứ năm 13/12 và đưa ra thông cáo trong đó viết “cuộc chiến chống tham nhũng đã giành được chiến thắng áp đảo” kể từ kỳ Đại hội đảng lần thứ 19 diễn ra cuối năm ngoái.
Nhưng cơ quan này cũng cho rằng tình hình phía trước vẫn còn khó khăn và cuộc chiến này phải được tiếp tục.
“Chiến thắng áp đảo” là cụm từ cho thấy sự thay đổi trong đánh giá của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai năm trước, phát biểu trước Bộ Chính trị, ông Tập cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng “đang trên đà áp đảo” và 10 tháng sau đó, trong kỳ Đại hội lần thứ 19, ông Tập hối thúc đảng Cộng sản Trung Quốc giữ đà này và tiến tới một “chiến thắng áp đảo”.
Tuyên bố gần đây của Bộ Chính trị đánh dấu sự thành công của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc đạt được mục tiêu này, chỉ hơn một năm sau khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Tiếp tục chống tham nhũng
Hơn 1,3 triệu quan chức trong đảng ở các cấp độ khác nhau đã bị bắt giữ và xét xử trong chiến dịch, từ những người đầy quyền lực được coi là “hổ” cho đến những người ở vị trí thấp hơn ở hạng “ruồi”, kể từ khi chiến dịch này được bắt đầu vào cuối năm 2012.
Tuyên bố của Bộ Chính trị Trung Quốc khiến giới quan sát khá bất ngờ, mặc dù cơ quan này không nêu rõ các tiêu chí cụ thể đánh giá mức độ thành công của chiến dịch.
Ông Trang Đắc Thuỷ, chuyên gia về quản trị trong sạch của Đại học Bắc Kinh cho rằng cụm từ “chiến thắng áp đảo” không có nghĩa là chiến dịch chống tham nhũng đã hoàn thành.
Chuyên gia này nhận định “chiến thắng áp đảo” vẫn chưa phải là “chiến thắng cuối cùng”. Ông Trang cũng chia sẻ: “Cá nhân tôi cho rằng mọi thứ mới đạt được 60% quá trình. Sẽ có những cụm từ mới để mô tả những mục tiêu mới được đề ra”.
Tân Hoa xã nhận định việc thay đổi “trên đà áp đảo” sang “chiến thắng áp đảo” có nghĩa là cuộc chiến chống tham nhũng đã thay đổi trọng tâm, từ số lượng sang chất lượng.
Hãng thông tấn này cũng mô tả việc thành lập Uỷ ban Giám sát Quốc gia và các nhánh của cơ quan này vào hồi tháng ba là một cột mốc trong cuộc chiến chống tham nhũng. Cơ quan mới này sẽ mở rộng tầm kiểm soát từ 90 triệu đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc đến tất cả những người làm việc trong lĩnh vực nhà nước, bao gồm cả những người không phải là đảng viên làm việc cho các bệnh viện và trường học công lập.
Video đang HOT
Tôn Chính Tài, cựu bí thư thành uỷ Trùng Khánh, là một trong số những quan chức cấp cao đã “ngã ngựa” trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Ảnh: CCTV.
Giáo sư đại học Hong Kong Châu Giang Nam, người chuyên nghiên cứu về tham nhũng, cho rằng tuyên bố của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy tín hiệu về việc chấm dứt phong cách chống tham nhũng gắt gao và quyết liệt.
Chuyên gia này cho rằng: “Nhà chức trách Trung Quốc sẽ dựa nhiền hơn vào quyền lực của Uỷ ban Giám sát Quốc gia để chống tham nhũng trong tương lai và giữ vững kết quả tốt từ quá trình làm việc gắt gao trước đó”.
Cũng trong ngày thứ năm, Bộ Chính trị Trung Quốc đã có phiên thảo luận nhóm để tái cơ cấu lại uỷ ban này, Chủ tịch Tập kêu gọi kỷ luật đảng cần phải được kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan hành pháp để đẩy mạnh việc “thể chế hoá theo luật và tiêu chuẩn hoá” động lực chống tham nhũng.
Mặc dù Bộ Chính trị đảng Cộng sản TQ cho rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục với cường độ không hề suy giảm, nhiều nhà quan sát cho rằng sự thay đổi về câu từ thể hiện sự chuyển dịch ưu tiên của đảng.
Kinh tế quan trọng hơn
Thông báo sau phiên thảo luận cũng nhắc đến triển vọng kinh tế quốc gia trong năm tiếp theo, và cho rằng Trung Quốc nên phát triển “một thị trường nội địa mạnh mẽ” để tránh bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài.
Một đánh giá chính thức của chính phủ được đưa ra vào ngày 14/12 cho rằng, tăng trưởng kinh tế trong quý 4 năm nay sẽ thấp hơn cả quý 3, mặc dù con số 6,5% của quý 3 đã là thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa thể giảm nhiệt.
Tăng trưởng kinh tế quý 4 năm 2018 của Trung Quốc được dự đoán là sẽ thấp hơn cả con số 6,5% của quý 3. Ảnh: AP.
Đinh Học Lương, nhà khoa học chính trị tại Đại học Khoa học Công nghệ Hong Kong cho rằng các vấn đề kinh tế và tài chính của Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn do cuộc chiến thương mại với Mỹ, và điều đó chiếm sự quan tâm lớn nhất vào lúc này.
Ông Đinh cho rằng: “Cách dùng từ khác đi thể hiện sự thay đổi rất quan trọng. Trước đây, chiến đấu chống tham nhũng là ưu tiên hàng đầu của đảng. Nhưng bây giờ nó không còn là ưu tiên số một nữa”.
Ông Đinh cũng nhận định: “Điều này không có nghĩa là chống tham nhũng sẽ bị loại khỏi danh sách những việc cần làm, nhưng những vấn đề về kinh tế và tài chính trở nên quan trọng hơn rất nhiều”.
Các chuyên gia khác thì cho rằng tuyên bố này của Bộ Chính trị là một cách để Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện những thành tựu chính trị trong bối cảnh tình hình kinh tế có dấu hiệu sa sút.
Ông Trương Lý Phan, một nhà bình luận chính trị ở Bắc Kinh nhận định rằng đang có nhiều câu hỏi về khả năng lãnh đạo của chủ tịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm và việc nhấn mạnh sự thành công của kế hoạch chống tham nhũng gắn liền với tên tuổi ông Tập là một cách để khẳng định khả năng lãnh đạo.
Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập đã được đánh giá là một thành tựu lịch sử trong một buổi triển lãm ở Bắc Kinh đánh dấu 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Quốc.
Bà Lý Linh, giảng viên bộ môn Chính trị Trung Quốc tại Đại học Vienna, cho rằng việc tuyên bố chiến thắng chiến dịch chống tham nhũng cũng là một bước chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào năm sau.
“Đánh dấu lễ kỷ niệm với một chiến thắng của đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng sẽ giúp tạo hình ảnh một chính phủ biết cách quản lý dưới sự chỉ đạo của ông Tập, và cũng giúp cải thiện hình ảnh nhà nước”, bà Lý nhận định.
Sơn Trần (theo SCMP)
Theo Zing.vn
Chiến tranh thương mại bế tắc, Mỹ-Trung chuyển sang tranh giành ảnh hưởng ở châu Á
Trong khi chưa có dấu hiệu cho thấy Mỹ hay Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại, các nhà lãnh đạo của hai nước này lại bắt đầu tiến vào cuộc đối đầu mới - tranh giành tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á, SCMP nhận định.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh trong một loạt các vòng đàm phán ngoại giao mới tại châu Á - Thái Bình Dương, khi các lãnh đạo từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cố gắng kêu gọi sự ủng hộ tại những cuộc họp quốc tế then chốt, theo SCMP.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 12/11 đến Singapore trong chuyến công tác 5 ngày - nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh thường niên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 tại Papua New Guinea trong tuần sau, tiếp đến sẽ thăm Philippines và Brunei.
Bế tắc trong chiến tranh thương mại, Mỹ - Trung cố gắng lôi kéo sự ủng hộ ở châu Á. (Ảnh: Reuters)
Trong thời điểm Thủ tướng Trung Quốc đến Singapore, một bài viết được đăng trên Straits Times dẫn lời ông Lý lên án chủ nghĩa bảo hộ thương mại. "Sự mở cửa phải được duy trì vì nó không chỉ là một phương tiện, mà còn là một nguyên lý sẽ được chấp nhận một cách chắc chắn hơn thông qua thử nghiệm và kiểm tra" - ông Lý nói.
Ông cũng tuyên bố trong bài viết rằng Trung Quốc đã mở cửa với thế giới và sẽ không bao giờ đóng lại mà chỉ mở cửa rộng hơn nữa.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thì đang có chuyến thăm dài ngày đến Nhật Bản, Singapore, Australia và Papua New Guinea. Chuyến đi của ông Pence bắt đầu ngày 11/11 và là chuyến công du châu Á thứ 3 kể từ khi ông nhậm chức tháng 1/2017.
Trong một bài viết trên Washington Post, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tái khẳng định các mối quan hệ đồng minh của Mỹ ở châu Á và sự cam kết của Washington trong khu vực này. "An ninh và thịnh vượng quốc gia của chúng tôi phụ thuộc vào khu vực trọng yếu này và Mỹ sẽ tiếp tục bảo đảm tất cả các quốc gia, lớn và nhỏ, có thể phát triển và thịnh vượng trong một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở."
Ông Pence nói thêm: "Các quốc gia kiềm chế người dân của họ thường cũng kiềm chế chủ quyền của những người hàng xóm. Chủ nghĩa độc tài và hung hăng sẽ không có chỗ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương". Những bình luận của ông Pence được cho là gián tiếp nhắm vào Trung Quốc, theo SCMP.
Liu Weidong, chuyên gia quan hệ Mỹ - Trung tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng chuyến đi của ông Pence đến châu Á là một nỗ lực nhằm lôi kéo thêm những người hàng xóm của Trung Quốc về phía Mỹ. "Ông Pence đang cố gắng cạnh tranh với ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương bằng cách nhấn mạnh mối đe dọa của Trung Quốc và sự cam kết của Mỹ với khu vực." - ông Liu nói.
Dù vậy, những người hàng xóm này có thể sẽ tìm cách bắc cầu giảm bớt khác biệt giữa hai nước đối thủ, thay vì bị kéo vào một cuộc cạnh tranh khiến kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng hơn, - Song Junying, chuyên gia Đông Nam Á nhận định. "Dù chiến tranh thương mại mở cửa cho nhiều hàng hóa từ các nước khác vào Mỹ hơn, bao gồm các nước Đông Nam Á, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây hại đến bất cứ quốc gia nào nếu họ tiếp tục." - Song nói.
Washington và Bắc Kinh đã tham gia vào những cuộc trao đổi cấp cao trong những ngày gần đây, theo SCMP. Trong cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tuần trước, ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề với Mỹ thông qua đối thoại - nhưng Washington cần tôn trọng con đường phát triển và các lợi ích của Trung Quốc.
Các quan chức đối ngoại và quốc phòng hai bên cũng gặp nhau trong những cuộc thảo luận về ngoại giao và an ninh tại Washington. Thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng không có nước nào có thể lấy cớ thực hiện hành vi quân sự hóa trong khu vực, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói Mỹ tiếp tục quan ngại về các hành vi của Trung Quốc và hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông.
(Nguồn: SCMP)
Theo VTC
Thượng đỉnh G-20: Điệu tango lỡ nhịp của lãnh đạo Mỹ - Trung Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gặp nhau bên lề hội nghị G20 tại Argentina vào cuối tháng này, song cơ hội để hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hạ nhiệt cuộc tranh thương mại vẫn còn là câu chuyện để ngỏ. Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống...