“Đả hổ đập ruồi” sờ gáy 82 tướng quân đội Trung Quốc
Hơn 200 sĩ quan quân đội cấp cao đã bị khiển trách, giáng chức hoặc gỡ bỏ quân hàm, sau khi hàng loạt cuộc điều tra chống tham nhũng trong chiến dịch “Đả hổ đập ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được tiến hành.
Giới tướng lĩnh trong bộ máy quân sự “đông con” của Trung Quốc (ảnh minh họa)
Nhưng con số thực sự chưa được công bố còn lớn hơn thế, kể cả nhiều “hổ tướng” trong lực lượng quân đội nhân dân Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc hôm qua tiết lộ, tổng cộng có hơn 4.024 quân nhân với quân hàm trung tá trở lên, trong đó có 82 “hổ tướng” có chức vụ cao cấp trong các quân khu trên toàn lãnh thổ, đã bị cơ quan điều tra chống tham nhũng giám sát và bắt giữ từ tháng 1.2013.
Trong số đó, 21 người bị cách chức khỏi vị trí công tác hiện tại, 144 cán bộ bị giáng chức và hơn 77 sĩ quan cấp cao khác bị khiển trách và yêu cầu khắc phục hậu quả do mình gây ra. Riêng với 82 tướng lĩnh hàng đầu trong bộ máy chiến tranh “đông con” của Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn chưa được xác định.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, các tướng lĩnh quân đội cấp cao đã thoát khỏi sự trừng phạt của sách lược “Đả hổ đập ruồi” nhờ yếu tố quyền lực, và tiêu chí giữ vẫn ổn định bên trong lực lượng quân đội của chính phủ Bắc Kinh để đối phó với các thế lực bên ngoài.
Video đang HOT
Ngoài ra, chỉ khoảng 61 sĩ quan trong tổng số quân nhân bị điều tra được đánh giá là không tham gia các hoạt động tài chính mờ ám, do đơn vị công tác hiện tại của họ đang gặp nhiều khó khăn.
Hơn 820 vấn đề nghi vấn dính líu đến hoạt động tham nhũng của giới quân nhân, tại 180 đơn vị quân đội được phát hiện là nhờ các kiểm toán viên, chủ yếu tập trung trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình phát triển vũ khí của quân đội.
Các kiểm toán viên đã tìm thấy 216 dấu hiệu khả nghi trong hoạt động tài chính từ sổ sách thống kê. Điều này đã được báo lên cho cơ quan chức năng hay thanh tra kỷ luật của PLA để tiến hành điều tra. Kết quả, phần lớn các bằng chứng thu được điều cho thấy, nhiều quan chức quân đội từng ít nhất một lần tham gia vào các hoạt động tham nhũng.
Số lượng hoạt động tài chính mờ ám của giới quân nhân Trung Quốc vào năm 2014, theo các kiểm soát viên là nhiều hơn so với tổng số báo cáo phát hiện trong 3 thập kỷ trước đó.
Do đó, việc tăng cường kiểm soát của PLA đã giúp chính phủ Bắc Kinh thu giữ hơn 12,1 tỷ nhân dân tệ ( 1,9 tỷ USD), từng bị lạm dụng hay lãng phí trước đó. Khoảng 12 triệu nhân dân tệ khác được phân phát cho các sĩ quan và tướng lĩnh quân đội dưới hình thức trợ cấp cũng bị thu hồi.
Theo Hàn Giang
Một Thế giới
Trung Quốc điều tra các quan chức tham nhũng "chết bất thường"
Chính quyền Trung Quốc đã khởi động một chiến dịch điều tra các "cái chết bất thường" của Đảng viên nước này sau khi hàng loạt quan chức tự sát giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình đang được đẩy mạnh.
Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập chi nhánh tại An Huy của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã Tống Bân. (Ảnh: China Daily)
Hãng thông tấn AFP cho hay Đảng cộng sản Trung Quốc đã chuyển các biểu mẫu tới các quan chức trên toàn đất nước, yêu cầu họ khai thông tin về các Đảng viên "chết bất thường" từ tháng 12/2012 đến nay, thời điểm mà ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch và bắt đầu chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" không khoan nhượng.
Cơ quan điều tra yêu cầu các quan chức địa phương phải liệt kê thông tin về các trường hợp tự tử của các đảng viên, trong đó có phương thức tự tử và việc họ có bị điều tra tham nhũng trước khi chết hay không.
Từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành một đợt trấn áp tham nhũng mạnh tay đối với cả những "hổ lớn" cho đến những "ruồi nhỏ", các quan chức cấp cao và cấp thấp trong bộ máy chính quyền Trung Quốc.
IB Times dẫn một bản báo cáo cho thấy 54 quan chức Trung Quốc đã "chết một cách bất thường" trong năm 2013, năm đầu tiên ông Tập lên nắm quyền. Trong số 5 quan chức này, 40% số người chết là do tự tử.
Trong năm 2014, nhiều quan chức lớn của Trung Quốc đã tự tử, trong đó có Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập chi nhánh tại An Huy của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã Tống Bân. Ông này đã tự tử tại văn phòng vào cuối tháng 4 năm ngoái.
Đầu năm nay, báo chí Trung Quốc đưa tin Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch đã định nhảy lầu tự tử khi biết ông sắp bị "sa lưới". Khi bị bắt chiều hôm 4/1, ông Dương đã lao ra cửa sổ văn phòng, toan nhảy lầu tự vẫn nhưng không thành.
AFP dẫn lời giáo sư Lin Zhe của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc năm ngoái nhận định tự tử đã trở thành một "lỗ hổng pháp lý để các quan chức tham nhũng thoát tội". Giáo sư Lin nói các quan chức bị nghi tham nhũng "sẵn sàng chết để bảo vệ chức vị, danh dự và bảo toàn khối tài sản đã kiếm được cho gia đình. Khi chết đi, thu nhập bất chính của họ sẽ không bị tịch thu".
China Daily bình luận cái chết của quan chức đang bị điều tra tham nhũng có thể bảo vệ được các tham quan khác, thường là những người có chức vụ cao hơn trong đường dây. Bởi khi kẻ bị tình nghi chết, các cuộc điều tra sẽ bị dừng lại.
Thoa Phạm
Theo AFP
Trung Quốc: Bí thư Thành ủy Nam Kinh toan nhảy lầu trước khi bị bắt Báo chí Trung Quốc đưa tin Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch đã định nhảy lầu tự tử khi biết ông sắp bị "sa lưới". Có ý kiến cho rằng đối với các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc, tự tử là một quyết định có thể hiểu được. Cựu Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch....