Đã hiếm muộn, lại rơi vào kiếp… mang thai hộ
Sau 2 lần thụ tinh không thành, tình cờ xin được phôi của một cặp vợ chồng cùng cảnh ngộ và sinh được đứa con trai kháu khỉnh thì… chị lại bị xin lại con.
Sau 7 năm làm đám cưới, vợ chồng chị Nguyễn Thị Th. (Thanh Trì, Hà Nội) vẫn không thể sinh con, chạy chữa mãi cuối cùng vợ chồng chị quyết định làm thụ tinh trong ống nghiệm tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội.
Qua hai lần làm thụ tinh trong ống nghiệm đều thất bại, vợ chồng chị lại đặt hết hi vọng vào lần tới. Ngày đi chuyển phôi, vợ chồng chị vui mừng vì kết quả đậu hai phôi. Cùng cảnh ngộ với vợ chồng chị là một đôi vợ chồng tên H. (Hà Nội) cũng đến ngày chuyển phôi cùng thời điểm, cặp vợ chồng này đậu được 4 phôi. Khi chuyển phôi các bác sĩ chỉ chuyển 3 phôi một lần, còn dư mô phôi. Thấy vậy, chị Th. ngỏ ý xin phôi còn lại của vợ chồng H. và vợ chồng H. đồng ý cho.
May mắn, chị Th. là người duy nhất đậu được thai ngày hôm đó, còn vợ chồng H. đã bị hỏng. Ngày đứa trẻ chào đời, vợ chồng chị Th. vui mừng vì cháu là bé trai, mặc dù biết đứa trẻ này là phôi thai của vợ chồng H. cho chứ không phải của anh chị nhưng chị Th. vẫn thương yêu con như chính đứa con cùng huyết thống.
Éo le, gia đình nhà chồng H. là con một và nguy cơ cô phải li dị vì không sinh được con đã đến. Đến bệnh viện nơi mình gửi phôi cô được biết phôi thai năm trước cô cho vợ chồng Th. giờ đã trở thành một bé trai. H. tìm đến gia đình Th. cầu xin cho nhận lại con với bằng chứng cùng huyết thống.
Cùng cảnh ngộ hiếm muộn chị Th. chấp nhận để vợ chồng H. bế con đi với niềm an ủi đứa trẻ sẽ là con chung, nhưng không lâu sau vợ chồng H. chuyển nhà đi nơi khác, chị chấp nhận cảnh “mang thai hộ”.
Nhiều phụ nữ đến khám tại trung tâm hỗ trợ sinh sản đều tò mò về dịch vụ bán trứng người.
Trẻ sinh ra có giống người cho trứng?
Video đang HOT
Từ chuyện hiến tặng phôi cho người hiếm muộn, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ, việc hiến trứng và tinh trùng phải hoàn toàn bí mật và mỗi người hiến, cho chỉ được thực hiện cho một người. Nếu thực hiện nghiêm quy định thì việc những đứa trẻ lớn lên và gặp nhau, kết hôn với nhau là rất hiếm.
Ngoài ra, những đứa trẻ sinh ra nhờ trứng của người khác sẽ không giống người cho trứng nhiều mà chủ yếu là người cha của đứa trẻ. Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, phần noãn chỉ là một tế bào, sự góp phần nhiều nhất vẫn là tinh trùng của người cha.
Trong trường hợp xảy ra giống của chị Th. thì việc chị Th. mất con theo đúng quy định là rất khó bởi điều này đã xảy ra ở nước ngoài nên khi về Việt Nam, pháp luật đã quy định cặn kẽ hơn.
Theo quy định, các cặp vợ chồng sau khi có con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, nếu không có nhu cầu sử dụng số phôi còn dư thì có thể tặng lại cho cơ sở y tế nơi lưu giữ số phôi đó với sự đồng ý của cả hai vợ, chồng thông qua hợp đồng tặng, cho. Phôi của người cho có thể được sử dụng cho một người. Người nhận phôi phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng.
Pháp luật nghiêm cấm việc mang thai hộ nên đứa trẻ sinh ra sẽ là con đẻ của người sinh ra, người cho nhận phôi sẽ không được đòi quyền nuôi con. Ngược lại, con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.
Theo Bee
Bán nhà, mua trứng... mong có con
Đã mất 70 triệu đồng với mong muốn có được mụn con nhưng cuối cùng kết quả vẫn là con số không tròn trĩnh, khiến vợ chồng anh chán nản...
Mua trứng rồi, đâu đã yên tâm!
Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn kẹt cứng người đến khám vô sinh và nộp hồ sơ sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Ngồi cạnh tôi là chị Th (Nam Định). Chị lấy chồng đã 3 năm, vừa bước sang tuổi 24 nhưng trông chị già hơn rất nhiều với gương mặt gầy xương, nét mặt bơ phờ, mệt mỏi.
Chị Thi hào hứng cầm hồ sơ của mình
Chị Th bộc bạch, ban đầu cũng đi uống thuốc nam, thuốc bắc nhưng chẳng ăn thua. Vừa rồi lên tận Hà Nội khám chị mới ngã người với kết quả siêu âm cho biết cả hai bên buồng trứng của chị đều không có noãn. Muốn có con hai vợ chồng chị phải tìm người hiến noãn.
Ban đầu cứ nghĩ tìm người hiến noãn là dễ nhưng mất gần 1 năm vẫn không có người hiến. Bác sĩ động viên cứ chờ thêm nếu có người đến hiến họ sẽ liên lạc ngay.
Những ngày tháng ở nhà chờ đợi thật nặng nề với chị. Nhà chồng chị ai cũng khéo chê chị là "cau điếc", đàn bà mà không có trứng...
Quá sốt ruột chị khăn gói lên Hà Nội tự tìm người hiến trứng. Nghe những người cùng đến khám nói có mối bán trứng, chị lân la hỏi và gặp được một người hứa sẽ giúp chị với chi phí là 20 triệu. Sau khi bàn bạc với chồng hai anh chị gom góp tiền mang lên Hà Nội.
Đợt này, được biết kết quả thụ tinh trong ống nghiệm của vợ chồng chị được 4 phôi, sau khi chuyển phôi vào trong buồng tử cung, vợ chồng chị sẽ phải trả thêm cho "cò" 3 triệu vì số noãn của cô gái này tốt. Như vậy số tiền vợ chồng chị chi trả cho tổng chi phí (bao gồm cả thuốc men, xét nghiệm, đưa trứng vào tử cung...) đã lên đến 70 triệu đồng. Chị đang rất hồi hộp chờ kết quả, bởi như vậy vẫn chưa phải là chắc chắn...
Xin trứng từ chị vợ
Cùng cảnh ngộ cũng phải đi mua trứng là chị vợ anh Chung ở Diễn Châu, Nghệ An. Đã 6 năm rồi họ chưa có con. Nguyên nhân là chị vợ bị suy buồng trứng do mổ u nang hai lần. Đã nhiều lần chị được kích trứng để làm thụ tinh nhân tạo nhưng đều không có kết quả.
Nhiều phụ nữ mang nỗi khổ của người không có trứng nên đành cầu cứu đến dịch vụ bán trứng này
Anh và vợ về quê với hi vọng sẽ có người đến hiến trứng, nhưng chờ mãi không thấy, vợ chồng anh lại ra bệnh viện trực để tìm người hiến trứng.
Trong một lần ngồi ở quán nước gần cổng viện, nói chuyện với vài người cũng đi khám hiếm muộn, anh Chung được mách là phải mua trứng chứ chờ bệnh viện có người đến hiến thì lâu lắm.
Năm ngoái, vợ chồng anh đã bỏ ra 18 triệu để mua noãn. Cả chi phí thuốc men và xét nghiệm cũng mất gót 70 triệu. Để có số tiền đó anh chị phải bán ngôi nhà đang ở và chuyển về ở với bố mẹ. Từ ngày làm thụ tinh nhân tạo mọi khoản tiền trong nhà đều đội nón ra đi. Vậy mà khi chuyển phôi vào thì lại hỏng hết do không hợp với cơ thể của người vợ.
Năm nay anh lại đưa vợ ra bệnh viện để làm phẫu thuật, anh dự tính sau đó sẽ về xin trứng của chị em nhà vợ chứ không đi mua, đắt mà mức độ rủi ro khá cao. Lần này nếu không phải mua trứng anh tính tổng chi phí cũng phải lên đến trăm triệu.
Vừa thở dài anh vừa kể, nếu vợ anh mà không bị lép trứng, noãn kém thì hoàn cảnh gia đình đã khá hơn. Mỗi lần làm tốn hàng trăm triệu mà cơ hội thành công rất thấp khiến anh chị rất nản. Để thuyết phục một người chị họ của vợ hiến trứng vợ chồng anh đã phải nhờ cả bác sĩ đến tư vấn để người chị họ thông cảm. Anh vui mừng báo, hôm nay vợ anh đã làm phẫu thuật, sang năm anh sẽ được duyệt hồ sơ làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Theo Bee
Tinh trùng rao bán như... rau Tinh trùng đang được rao bán tràn lan trên mạng, thậm chí cơ sở y tế tư nhân cũng vô tư kinh doanh "mặt hàng" này, bất chấp nguy cơ bệnh tật, suy thoái giống nòi cho thế hệ sau. Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung...