Đã ghi nhận hơn 60.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng khoảng 8.000 ca so với tuần trước đó
Theo báo cáo của các địa phương đến ngày 16/6, cả nước đã ghi nhận hơn 60.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 97% so với cùng kỳ.
Con số này tăng thêm khoảng 8.000 ca so với 1 tuần trước đó.
Thời điểm hiện nay đang là cao điểm dịch sốt xuất huyết, số mắc gia tăng mạnh tại khu vực phía Nam và bắt đầu tăng tại miền Trung.
Dự báo số mắc mới sốt xuất huyết đang trong xu hướng tăng, đặc biệt là tại các tỉnh thành phía Nam (hiện mỗi tuần có thêm 6.000 – 8.000 ca mắc mới).
Bộ Y tế cho biết sẽ lập một số đoàn kiểm tra của Bộ Y tế và các viện tiến hành kiểm tra về công tác phòng chống sốt xuất huyết tại một số địa phương.
Theo báo cáo của các địa phương đến ngày 16/6, cả nước đã ghi nhận hơn 60.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 97% so với cùng kỳ.
Con số này tăng thêm khoảng 8.000 ca so với 1 tuần trước đó.
Trước đó, tại hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam Th.S BS Lương Chấn Quang – Phó Trưởng khoa Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TP HCM, tại Việt Nam, 80% ca mắc và 100% ca tử vong vì sốt xuất huyết ghi nhận tại khu vực phía Nam.
Chuyên gia nhận định, sốt xuất huyết trong những tháng đầu năm nay diễn biến phức tạp và hiện chưa đạt đỉnh. Cụ thể, qua biểu đồ diễn tiến ca mắc theo tuần, trong 4 tuần gần đây, số ca mắc sốt huyết chiếm 50% số tích lũy từ đầu năm, số tử vong chiếm 45% số tích lũy từ đầu năm đến nay.
Năm nay, số ca sốt xuất huyết nặng tăng nhanh, cao hơn nhiều so với cùng kỳ hai năm trước. Số trẻ em tử vong do sốt xuất huyết nhiều hơn người lớn, trong khi những năm trước số người lớn tử vong nhiều hơn.
Video đang HOT
TS. Vương Ánh Dương – Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế nhận định, dịch sốt xuất huyết trong những tháng đầu năm nay diễn biến phức tạp, số ca mắc và tỷ lệ tử vong cao hơn mọi năm. Tại TP HCM, số ca mắc mới cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ tính riêng tháng 5/2022, số ca bệnh nhập viện cao bằng tổng số tích lũy từ đầu năm.
“Qua thảo luận cùng các chuyên gia, nguyên nhân ban đầu chủ yếu do người dân còn khá chủ quan với sốt xuất huyết. Các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường tự đến các cơ sở y tế tư nhân, cho đến khi chuyển nặng mới nhập viện”- TS Dương nói.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 trong hai năm qua, ngành y tế các tỉnh thành phía Nam gặp nhiều khó khăn. Bộ Y tế sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ tốt nhất các tỉnh thành phía Nam trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Thứ trưởng cũng đồng ý thành lập Ban chuyên môn kĩ thuật phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam để hỗ trợ các địa phương.
Trước thực tế còn gặp nhiều khó khăn do thiếu thuốc và dịch truyền, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Cục Quản lý Khám chữa bệnh phối hợp cùng Cục Quản lý Dược khẩn trương giải quyết việc mua thuốc và dịch truyền để cung cấp cho các tỉnh thành phố.
Đề nghị Cục Quản lý Khám chữa bệnh tăng cường đào tạo về công tác điều trị sốt xuất huyết thông qua các bệnh viện trung ương, Sở Y tế tăng cường tập huấn cho các cơ sở y tế tư nhân cũng như các cơ sở y tế khác trên địa bàn. Riêng vấn đề phê duyệt kinh phí, mua sắm hóa chất, dịch truyền điều trị sốt xuất huyết, các địa phương phải tự chủ động.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết cũng như các dịch bệnh mùa hè khác, thời gian qua, Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc và đề nghị các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
Theo GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, sốt xuất huyết trở thành dịch khi mất cân bằng giữa 3 yếu tố: thứ nhất, đối với tác nhân gây bệnh ở đây là virus sốt xuất huyết; thứ hai là véc tơ tức là muỗi vằn và thứ ba là khối cảm thụ, tức là con người.
“Đối với vec tơ truyền bệnh là muỗi vằn, chúng ta phải kiểm soát các vật dụng chứa nước và chứa đồ linh tinh khiến cho loăng quăng và bọ gậy phát triển”- GS.TS Phan Trọng Lân nói.
Số ca sốt xuất huyết nặng tăng cao, vì sao?
Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM và khu vực phía Nam tăng mạnh, với nhiều ca bệnh nặng, tử vong.
Bác sĩ Đỗ Châu Việt, trưởng khoa hồi sức nhiễm COVID-19 Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), thăm khám một bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nặng - Ảnh: BSCC
Theo các bác sĩ điều trị, vẫn còn tồn tại cách phòng bệnh đến tự điều trị chưa đúng từ người dân, thậm chí từ nhân viên y tế khiến bệnh chuyển nặng, nguy kịch.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 15-6, bác sĩ Đỗ Châu Việt - trưởng khoa hồi sức nhiễm COVID-19 Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - cho biết bệnh sốt xuất huyết gặp quanh năm và mùa mưa bệnh sẽ tăng nhiều do muỗi sinh sôi. Khi số ca mắc nhiều thì số ca nặng sẽ tăng. Hiện khoa hồi sức nhiễm đang điều trị 11 ca bệnh nặng đến rất nặng.
Sốc nặng vì tiêm thuốc sai, hiểu bệnh chưa đúng
Theo bác sĩ Việt, số nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nặng nhập viện, chứng tỏ số ca mắc trong cộng đồng rất lớn. Tuy vậy, hiện nay người dân, cơ sở y tế, nhân viên y tế còn mắc nhiều sai lầm trong điều trị bệnh này.
Điển hình một bệnh nhi 7 tuổi (ngụ tỉnh Đồng Nai) bị sốt ngày thứ nhất, gia đình liên hệ bác sĩ quen gần nhà đến khám sau đó và nghi bé mắc sốt xuất huyết. Vị bác sĩ này đã chích 2 mũi thuốc vào mông bé trong 2 ngày. Vào ngày thứ 3 của bệnh, bé mệt hơn, nôn ói nhiều, đau bụng, li bì, lạnh và tím tay chân thì vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, các bác sĩ ghi nhận bé sốc nặng, mạch và huyết áp không đo được. Bệnh nhi đã được hồi sức hô hấp tuần hoàn tích cực, nay đã tạm thời qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Việt cho biết sốt xuất huyết rất dễ chảy máu vì giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu ở giai đoạn nặng (vào ngày thứ 3, thứ 4 của bệnh). Nếu chích vào cơ (chích bắp) có thể làm rách các mao mạch và gây chảy máu không cầm được. Bên cạnh đó, vài cơ sở y tế lại truyền dịch sớm và nhiều, khi chưa có chỉ định, dễ gây quá tải ở giai đoạn cần hồi sức sốc, phải giúp thở sớm.
"Trong quá khứ đã có các trường hợp thầy lang vườn nói trẻ bị ban nên họ cắt lể. Từ những chỗ cắt lể sẽ chảy máu rất nhiều khi vào giai đoạn nặng. Sau này thì cắt lể đã giảm nhiều. Nhiều năm trước có trường hợp trẻ bị nôn ói khi chuẩn bị vào giai đoạn nặng, được chích thuốc chống ói vào mông và chúng tôi đã từng phải truyền bù máu cho các trường hợp này", bác sĩ Việt chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó nhiều gia đình còn thiếu kiến thức về bệnh sốt xuất huyết khiến nhiều trẻ đã chuyển nặng khi nhập viện. Do đó phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm hơn chứ không đợi đến tình trạng sốc nặng, mạch và huyết áp không còn đo được.
Không chỉ sai lầm trong cách điều trị, bác sĩ Việt còn cho biết nhiều phụ huynh sai lầm trong cách phòng bệnh. Để phòng bệnh sốt xuất huyết cần diệt muỗi, diệt lăng quăng, tránh muỗi chích bằng cách xịt thuốc, thoa thuốc, phát quang cây cỏ, mặc quần dài, áo dài tay, ngủ mùng... Tuy nhiên nhiều phụ huynh tự tin cho rằng nhà họ không có muỗi vì ở căn hộ tầng cao, ngủ máy lạnh..., trong khi họ và người nhà vẫn phải đi học, đi làm.
Một bệnh nhi bị mắc sốt xuất huyết nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: X.MAI
Bệnh nặng tăng 5 lần, y tế cơ sở còn lơ là chống dịch
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 23 (từ ngày 3 đến 9-6) TP ghi nhận có 1.586 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 12,3% so với trung bình 4 tuần trước (1.412 ca). Riêng số ca sốt xuất huyết nặng tích lũy đến tuần 23 là 238 ca. Tỉ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến ngày 9-6 là 1,8% (238/13.520) tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tính đến nay có 8 ca sốt xuất huyết tử vong, tăng 6 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong thời gian này, TP.HCM ghi nhận 123 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 77 phường, xã thuộc 18/22 quận, huyện và TP Thủ Đức; tăng 12 ổ dịch mới so với tuần trước đó. Qua giám sát 4 lượt tại 4 phường, xã ở 4 quận, huyện, HCDC nhận thấy các địa phương đều điều tra ca bệnh đầy đủ.
Tuy nhiên ở phường 14 (quận 11) có 2 ổ dịch đang hoạt động (3 ca) mà trạm y tế phường chưa phát hiện và xử lý kịp thời, các phiếu điều tra ca bệnh chưa thu thập đủ thông tin. Cơ sở y tế này cũng chưa thực hiện tái giám sát đối với những điểm nguy cơ phát sinh lăng quăng.
Ông Vương Ánh Dương - phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) - cho biết diễn biến dịch sốt xuất huyết năm nay rất phức tạp, tỉ lệ tử vong cao hơn các năm. Riêng tại TP.HCM, số ca mắc tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính riêng tháng 5, số ca mắc điều trị tại các bệnh viện cao bằng số tích lũy từ đầu năm.
Các chuyên gia đã làm việc với Bệnh viện Nhi đồng 2 nhận thấy nhiều người dân còn chủ quan, lơ là, không chủ động đến bệnh viện mà thường tự đến các cơ sở y tế tư nhân. Khi trẻ hết sốt thì thường chuyển sang giai đoạn nguy hiểm nhưng hầu hết phụ huynh đều cho rằng trẻ đã hết bệnh.
Lưu ý dấu hiệu chuyển nặng
Trước thực tế nhiều người thiếu kiến thức nhận biết dấu hiệu nặng về sốt xuất huyết, bác sĩ Đỗ Châu Việt nhấn mạnh các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết khi chuyển nặng, cần đưa đến bệnh viện ngay, gồm bứt rứt hoặc li bì, nôn ói nhiều, đau bụng ngày càng tăng, chảy máu nhiều nơi (chảy máu mũi, máu răng, ói máu, tiêu phân đen...) và lâu cầm máu, tiểu ít... Khi người trẻ lạnh, tím tay chân hay tái môi thì đã muộn.
Mắc sốt xuất huyết trên nền hậu COVID-19 cao hơn
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM - cho biết có nhiều trường hợp trẻ mắc COVID-19 đã khỏi, khi mắc thêm sốt xuất huyết thì trẻ có phản ứng viêm tăng rất nhiều so với những trẻ chưa từng mắc COVID-19, dù chưa có nghiên cứu rõ ràng.
Do đó phụ huynh cần chú ý tới các trẻ đã từng mắc COVID-19, nhóm trẻ mắc phải hội chứng viêm đa hệ thống MIS-C trong mùa sốt xuất huyết này. Ngay khi trẻ gặp các triệu chứng như sốt cao; nôn ói; chảy máu mũi, máu răng; tiêu chảy, đi cầu phân đen; mệt mỏi... thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám, xét nghiệm để sàng lọc sốt xuất huyết.
Bệnh tay chân miệng gia tăng, bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu cha mẹ phải nhớ Bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu cha mẹ phải nhớ về bệnh tay chân miệng. Ngày 14/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua Hà Nội ghi nhận 179 ca mắc tay chân miệng tại 23 quận, huyện (tăng 7 ca so với tuần trước đó). Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân là Sóc...