Đã đủ chứng cứ để khởi kiện tàu Trung Quốc
Ngư dân Đà Nẵng và hàng loạt ngư dân Quảng Ngãi đang tiến hành các thủ tục khởi kiện tàu Trung Quốc.
Mới đây, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ cho biết TP Đà Nẵng đã quyết định giữ lại tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đang hoạt động đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa chiều 26/5 để làm bằng chứng tố cáo hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc. “Hiện TP đã ghi hình lại con tàu này và đưa vào trưng bày tại bảo tàng. Không chỉ trưng bày về hình ảnh mà TP còn công chiếu cả đoạn video về việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 cho du khách trong và ngoài nước xem” – ông Thọ cho hay.
Bí thư TP Đà Nẵng: “Đó là hành vi ngang ngược…!”
Bày tỏ quan điểm trước sự vụ này, ông Thọ nói việc tàu Trung Quốc ngang ngược đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa là hành động không thể chấp nhận được. Vì thế việc ngư dân kiện tàu Trung Quốc để đòi lại công lý là chính đáng. “Nhưng muốn kiện thì phải nắm chắc chứng cứ, thông tin và mọi việc cần phải làm hết sức chặt chẽ, khoa học” – ông Trần Thọ cho biết.
Theo ông Thọ, lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Chúng ta có đầy đủ chứng cứ pháp lý, lịch sử để khẳng định điều này và các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế, các chính khách đều ủng hộ tính chính nghĩa của Việt Nam. Điều này là không thể chối cãi. “Nhưng vấn đề hiện nay là kiện ở thời điểm nào cho hợp lý thì đang cần phải tính toán” – ông Thọ nói.
Video đang HOT
Ngư dân đang trục vớt tàu cá Đna 90152 bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Hoàng Sa chiều 26-5. Ảnh: LÊ PHI
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về việc kiện tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê), ông Trần Văn Lĩnh, Quyền Chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng, cũng cho hay: “Các chứng cứ khởi kiện tàu Trung Quốc đã được chúng tôi thu thập đầy đủ. Hiện chúng tôi đang tiếp tục củng cố hồ sơ và nhờ các cơ quan chức năng của chúng ta yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc truy tìm tàu cá đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 chiều 26-5 trên vùng biển Hoàng Sa”.
Theo ông Lĩnh, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định tương trợ tư pháp nên họ phải có trách nhiệm tìm hiểu và cung cấp thông tin về tàu cá này. Còn họ có làm hay không thì lại là một việc khác. “Chúng ta đang làm đúng quy trình tố tụng dân sự theo quy định của luật pháp Việt Nam” – ông Lĩnh cho hay.
Kiện để chặn sự bạo ngược
Liên quan đến việc hàng loạt ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang xúc tiến việc khởi kiện tàu Trung Quốc, ông Nguyên Thanh Hung, Chu tich Nghiêp đoan Nghê ca xa Binh Châu, huyên Binh Sơn (Quang Ngai), cho biêt phia nghiêp đoan đa thu thâp đây đu tât ca nhân chưng, vât chưng liên quan đên cac tau ca va ngư dân bi phia Trung Quôc tân công khi hoat đông khai thac hai san hơp phap trên ngư trương Hoang Sa cua Viêt Nam.
“Tư đâu năm đên nay đa co chín tau ca cua ngư dân đia phương bi phia Trung Quôc tân công gây thiêt hai năng vê ngươi va tai san” – ông Hùng thông tin. Theo ông Hùng, quan điêm cua Nghiêp đoan nghê ca Binh Châu la phai kiên Trung Quôc để bảo vệ quyên lơi trên ngư trương Hoang Sa va yêu câu Trung Quôc không đươc tiêp tuc co nhưng hanh vi gây hân, đanh đâp, cươp pha tai san ngư dân” – ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, ngư trương Hoang Sa la ngư trương truyên thông cua ngư dân Binh Châu noi riêng va ngư dân Viêt Nam noi chung nên Trung Quôc không đươc tiêp tuc can trơ hoat đông đanh băt binh thương.
Tau ca cua ngư dân Nguyên Văn Chi, thuôc Nghiêp đoan nghê ca An Hai, huyên Ly Sơn (Quảng Ngãi) bi tàu Trung Quôc tân công ơ Hoang Sa. Ảnh: LUẬN NGỮ
Cũng về vụ việc này, ông Nguyên Quôc Chinh, Chu tich Nghiêp đoan nghê ca An Hai, huyên Ly Sơn (Quang Ngai), cho biêt phia nghiêp đoan cung đa hoan thanh viêc xac minh, thu thâp chưng cư, tông hơp thanh hô sơ đây đu đôi vơi chín tau ca cua ngư dân trong nghiêp đoan bi Trung Quôc tân công, cươp pha kê tư khi Trung Quôc đưa gian khoan Hải Dương 981 vao hoat đông phi phap trên vung biên cua Viêt Nam. “Còn tính riêng hai nghiêp đoan An Hai va An Vinh, huyên Ly Sơn co 11 tau ca bi Trung Quôc tân công. Tât ca trương hơp nay chung tôi đêu đa co đây đu hô sơ va se tông hơp đê cung vơi cac nghiêp đoan nghê ca khác khơi kiên Trung Quôc” – ông Chinh cho hay.
Quy trình khởi kiện dân sự trong vụ tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm Liên quan đến sự vụ tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng tại vị trí thuộc vùng biển Việt Nam chiều 26-5, theo quy định tại Điều 56 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, Nhà nước Việt Nam có quyền tài phán đối với các hành vi vi phạm xảy ra. Do đó, khi tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc xâm phạm thì lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam có quyền xử lý, ngăn chặn hoặc bắt giữ để khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp xác định hành vi của tàu cá nước ngoài có dấu hiệu phạm tội hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cạnh đó, tòa án Việt Nam cũng có quyền thụ lý vụ án dân sự của ngư dân Việt Nam – người bị thiệt hại khi họ yêu cầu tàu cá nước ngoài bồi thường thiệt hại. Vì đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và phía người gây ra thiệt hại không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở tại Việt Nam nên theo quy định tại Điều 34 và 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì chủ tàu cá ĐNa 90152 có thể khởi kiện tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 11209 ra TAND TP Đà Nẵng để yêu cầu tòa buộc đối tượng gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho mình. Để khởi kiện yêu cầu tàu cá Trung Quốc ra TAND TP Đà Nẵng thì chủ tàu cá ĐNa 90152 cần có đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 11209 và tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý khi khởi kiện dân sự yêu cầu tòa buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình thì chủ tàu cá ĐNa 90152 cần phải xác định, cung cấp cho tòa tên của bị đơn (tức là chủ của tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 11209), nếu không cung cấp được thì tòa không thể thụ lý hồ sơ khởi kiện (hiện phía khởi kiện đang xúc tiến để yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam cung cấp các thông tin về tàu cá của Trung Quốc). Theo quy định pháp luật, trong trường hợp người khởi kiện đã có hồ sơ khởi kiện gửi tòa án, trong đó xác định được ai là bị đơn (xác định được chủ của tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 11209) thì tòa án sẽ thụ lý và giải quyết vụ kiện. Trên cơ sở yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn được thể hiện trong đơn khởi kiện hoặc đơn khởi kiện bổ sung thì tòa án sẽ tiến hành việc thông báo thụ lý vụ án, triệu tập bị đơn để giải quyết vụ án. Trường hợp bị đơn không tham gia vào quá trình giải quyết vụ án bao gồm các buổi hòa giải, phiên xét xử thì tòa án vẫn có quyền xét xử vắng mặt bị đơn và giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn trên cơ sở các chứng cứ có được trong hồ sơ vụ án. Theo quy định tại Điều 15 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật của tòa án Việt Nam sẽ được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Trung Quốc nhưng việc họ có hợp tác để thi hành bản án của tòa án Việt Nam hay không lại là chuyện khác.
Theo Khampha
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9
Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông thuộc vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa Trung Quốc khoảng 50 - 60 hải lý.
Ảnh minh họa
Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. "Đây là khu vực mà cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đặt một vài giàn khoan vẫn hoạt động đến bây giờ. Hiện chúng tôi vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra", thiếu tướng Đạm cho hay.
Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18.6. Dự kiến, hôm nay 20.6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt.
Theo TNO
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer. Giáo sư Carl Thayer (phải)...