Đã đến lúc thuật ngữ “game thủ” phải chết?
Đây là một nhận định khá thú vị có trong bài viết về game mới được đăng tải trên tạp chí Forbes.
Ian Bogost là một giảng viên đại học có sở thích chơi game, đồng thời cũng là tác giả của nhiều cuốn sách điện tử bán rất chạy về đề tài này. Trong cuốn “Những công dụng của video game”, ông có nêu ra một kết luận gây nhiều tranh cãi: “ Chúng ta cần phải nhìn nhận vào sự thật rằng, phim ảnh, âm nhạc, game… tất cả những loại hình nghệ thuật mà bất kì ai trong số chúng ta ưa thích đều chẳng có gì quá đặc biệt cả. “
“ Thuật ngữ game thủ ra đời để chỉ một nhóm người có sở thích chơi game. Những người này nhìn nhận video game như một thứ gì đó rất đặc biệt. Một sản phẩm phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định thì mới xứng đáng gọi là game, như The Elder Scrolls V: Skyrim, Diablo III, The Witcher 3, Civilization V chẳng hạn. Nhiều người tìm thấy niềm vui khi chơi chúng và tự hào gọi mình bằng từ game thủ. Điều này không có gì sai trái cả. ” – Ông Bogost phân tích.
Ngược lại, ông Bogost lấy một ví dụ khá thú vị: “ Ngày nay tất cả chúng ta hầu như ai cũng đọc báo, xem TV hoặc nghe đài, dù vậy chẳng có ai gọi những người có sở thích như vậy bằng một cái tên đặc biệt nào đó giống như game thủ cả. Làm như vậy sẽ tạo ra cảm giác như những người đó nằm trong một vùng khép kín, với game là một phần không thể thiếu khi nhắc đến họ“.
Video đang HOT
Trong khi đó ngoài thực tế hiện nay, video game đã mở rộng ra rất nhiều chứ không chỉ phục vụ cho một đối tượng nhất định. Những sản phẩm như FarmVille hay bất kì tựa game di động với cơ chế “pay to win” nào khác vốn được thiết kế để nhắm vào trẻ nhỏ, phụ nữ lẫn người đi làm – những người không thực sự đam mê và khó lòng gắn bó được với một tựa game lâu dài.
Hay những tựa game được tạo ra với mục đích giáo dục trong trường học hay để dạy một kĩ năng nào đó như lái xe, điều khiển máy bay… Những trò chơi như vậy đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Thông qua việc lạm dụng từ “game thủ”, chúng ta đã vô tình khiến cho các hãng phát triển, các nhà thiết kế cảm thấy ngần ngại trong việc thử nghiệm những ý tưởng mới, ngần ngại làm “ô uế” từ “game” bằng những sản phẩm không phải dành cho giới game thủ.
Sự thật là bất kì ai cũng có thể chơi và thưởng thức video game. Có người bỏ ra hàng trăm tiếng đồng hồ cày kéo, có người chỉ dành ra vài chục phút mỗi ngày. Chúng ta đều là những “Người chơi game”, nhưng khi tự gọi mình bằng thuật ngữ “game thủ”, chúng ta đã vô tình tạo ra một bức tường vô hình giới hạn sự phát triển của loại hình nghệ thuật này.
Đó là những gì mà ông Bogost kết luận trong bài viết của mình. Đối với những người chơi game thông thường thì những gì mà vị giảng viên nêu ra không phải là không có lý, nhưng xem ra ông đã quên mất rằng trên thế giới còn tồn tại một bộ phận những người coi video game như một nghề nghiệp kiếm sống – đó là những “người chơi game” để giật giải, những streamer, YouTuber ngày ngày ngồi trước máy quay để mang đến niềm vui cho khán giả. Nếu bỏ đi từ “game thủ” thì chúng ta biết gọi họ là gì đây?
Theo Forbes
Ông chủ Zara soán ngôi Bill Gates, thành người giàu nhất TG
Sở hữu 79,1 tỷ USD, ông trùm thời trang Tây Ban Nha Amancio Ortega đã soán ngôi Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới.
Amancio Ortega (trái) và Bill Gates liên tục đổi vị trí cho nhau trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới.
Theo Forbes, Amancio Ortega đã soán ngôi ngôi người giàu nhất thế giới của nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates vào ngày 7.9
Cổ phiếu Inditex - công ty mẹ của Zara, Massimo Dutti và Pull&Bear đã tăng 2,5%, giúp Ortega có thêm 1,7 tỷ USD, từ 77,8 tỷ USD tăng lên 79.5 tỷ USD. Tài sản Bill Gates ước tính đạt mức 78,5 tỷ USD.
Ortega là con trai một công nhân đường sắt tại La Corua, Tây Ban Nha. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng công việc tại một cửa hàng ở thị trấn. Từ chưa đầy 100 USD vốn ban đầu, ông và người Rosalia Mera đã làm ra các loại đồ lót, đồ ngủ để bán.
Năm 1975, cả hai quyết định mở một cửa hàng mang tên Zara. 8 năm sau, Ortega mở rộng thành chuỗi 9 cửa hàng trên khắp Tây Ban Nha..
Không giống như những nhà bán lẻ khác, Inditex hầu như không phụ thuộc vào quảng cáo. Thay vào đó, Oterga tập trung nguồn lực để thiết kế và bán sản phẩm. Nếu như các công ty cạnh tranh như Gap, H&M mất tới 5 tháng để thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm mới trong giai đoạn những năm 2000 thì Zara chỉ làm công việc này trong 3 tuần.
Đó là lý do các công ty của Ortega có thể theo kịp xu hướng thời trang thay đổi liên tục của khách hàng, so với các đối thủ cạnh tranh.
Năm 2001, Ortega bắt đầu có mặt trong danh sách tỷ phú của Forbes với 6,6 tỷ USD. Khi ấy, Bill Gates đã là người giàu nhất thế giới với 58,7 tỷ USD. Trong giai đoạn 2001-2002, khi các tỷ phú khác phải chật vật để duy trì số tài sản khổng lồ thì Ortega tiếp tục thu về 2,5 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 25 thế giới. Bất chấp khủng hoảng toàn cầu, từ năm 2009-2013, tổng tài sản Ortega tăng thêm 39 tỷ USD.
Ortega lần đầu trở thành người giàu nhất thế giới vào tháng 10.2015, khi cổ phiếu Inditex đạt mức cao nhất, nâng tổng tài sản của tỷ phú người Tây Ban Nha tăng lên 80 tỷ USD. Bill Gates và ông chủ Zara thường xuyên chia sẻ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới kể từ đó.
Bill Gates đã đóng góp gần 31 tỷ USD, cả bằng tiền mặt và cổ phiếu, cho quỹ từ thiện của mình. Và nếu nhà sáng lập Microsoft không hào phóng như vậy, Ortega và tất cả các tỷ phú khác sẽ khó có thể giàu bằng ông.
Theo Danviet
Ứng dụng tiếng Anh của người Việt được Forbes ca ngợi Tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ vừa có bài viết khen ngợi một cô gái trẻ Việt Nam tạo nên phần mềm giáo dục nổi tiếng trên toàn thế giới. "Vũ Văn luôn tự tin về khả năng nói tiếng Anh của mình. Lớn lên ở Nha Trang, Việt Nam, cô học tiếng Anh tại trường và với một gia sư riêng....