Đã đến lúc săn lùng ‘lỗ giun’ – đường hầm du hành xuyên không gian-thời gian
Các nhà khoa học cho rằng có lẽ lỗ giun là có thật và chúng ta có thể biết cách tìm ra chúng, hoặc thậm chí đã phát hiện chúng mà không biết, theo báo cáo đăng trên chuyên san Physical Review D.
Mô phỏng hình ảnh lỗ giun BRG
Lỗ giun là gì?
Khi các nhà khoa học nói về lỗ giun, họ thường thảo luận 2 phiên bản. Trong đó, phiên bản phổ biến nhất là đường hầm du hành xuyên không gian-thời gian.
Năm 1935, thiên tài vật lý Albert Einstein và đồng nghiệp Nathan Rosen lần đầu tiên đưa ra giả thuyết về lỗ giun. Hai ông cho rằng một hố đen đóng vai trò như cánh cổng mở cửa vào một đường hầm liên kết với một “hố trắng” ở chiều kia của không gian, cũng chính là cổng ra.
Tương tự như cách hố đen hấp thu mọi thứ trên đường nó đi, “hố trắng” được cho sẽ phun ra mọi thứ. Đường hầm kết nối hai điểm gọi là “cầu Einstein-Rosen”.
“Đó là những đường hầm xuyên không gian-thời gian, vốn xuất hiện thường xuyên trong các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng”, Tạp chí Scientific American dẫn lời nhà vật lý học và nhà nghiên cứu lỗ giun Brianna Grado-White của Đại học Brandeis (Waltham/Boston, Massachusetts).
Video đang HOT
Theo tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, đây là những đường hầm có thể cho phép di chuyển nhanh chóng vượt qua hàng ngàn năm ánh sáng.
Bà Grado-White cho rằng nếu có thể di chuyển qua được, lỗ giun cho phép một người nhảy vào và thoát ra ở đầu kia, đến một khu vực khác xa xôi của vũ trụ.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích việc mở cửa đường hầm này nghe dễ hơn làm. Do hiệu ứng của trọng lực, những cây cầu bắc qua không gian-thời gian này thường có khuynh hướng tự sụp đổ và nghiền ép mọi nhà du hành vũ trụ đang di chuyển bên trong, nếu có.
Mô phỏng di chuyển trong đường hầm không gian-thời gian AFP/GETTY
Liệu lỗ giun có thật?
Theo nghiên cứu mới đăng trên chuyên san Physical Review D, đội ngũ các nhà vật lý học ở Đại học Sofia ( Bulgaria) cho rằng lỗ giun có lẽ đang lẩn khuất ở đâu đó ở vùng bên kia của các hố đen, bao gồm siêu hố đen Sagittarius A* ở trung tâm Dải Ngân hà.
Sử dụng các mô phỏng trên máy tính, họ lập luận gần như rất khó phân biệt được hố đen và lỗ giun. Điều này có nghĩa là bất kỳ hố đen nào cũng có lẽ đang mở ra một cánh cổng không gian-thời gian, ít nhất trên lý thuyết là như vậy.
Đội ngũ chuyên gia cũng thảo luận các phương thức có thể phát hiện lỗ giun, bao gồm khả năng sử dụng dữ liệu của Mạng lưới kính viễn vọng chân trời sự kiện ( EHT) để phân biệt giữa lỗ giun và hố đen.
Trước đó, chính EHT đã chụp được hình ảnh đầu tiên của Sagittarius A* và công bố vào giữa năm nay.
EHT là mạng lưới gồm 8 kính thiên văn vô tuyến trải dài từ Nam Cực đến Tây Ban Nha và Chile. Đây cũng là cỗ máy chụp được hình ảnh đầu tiên của một hố đen M87* ở thiên hà Messier 87 vào năm 2019.
Sau 100 năm tìm kiếm, siêu hố đen của Dải Ngân hà chính thức lộ diện
Mạng lưới kính viễn vọng Event Horizon (EHT) đã chụp được hình ảnh đầu tiên của Sagittarius A*, siêu hố đen được giới truyền thông mô tả là "gã khổng lồ dịu dàng" ở trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta.
Hình ảnh đầu tiên của Sagittarius A*, siêu hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà EHT COLLABORATION/REUTERS
Bản thân siêu hố đen không thể được nhìn thấy hoặc quan sát trực tiếp vì không có bất kỳ ánh sáng hoặc vật chất nào có thể thoát khỏi lực hấp dẫn khủng khiếp của nó. Cái mà EHT ghi hình được là hình bóng của Sagittarius A*, dưới dạng quầng ánh sáng và vật chất đang xoáy cuồn cuộn với vận tốc gần bằng ánh sáng.
EHT là mạng lưới gồm 8 kính thiên văn vô tuyến trải dài từ Nam Cực đến Tây Ban Nha và Chile. Đây cũng là cỗ máy chụp được hình ảnh đầu tiên của một hố đen M87* ở thiên hà Messier 87 vào năm 2019.
Giáo sư Sera Markoff, nhà vật lý học thiên thể của Đại học Amsterdam (Hà Lan) và đồng chủ tịch Hội đồng Khoa học EHT, cho biết: "Hố đen của Dải Ngân hà là mục tiêu chính của chúng tôi, đó là siêu hố đen gần chúng ta nhất và là nguyên nhân chúng tôi bắt đầu mọi chuyện. 100 năm đã trôi qua kể từ khi giới khoa học tìm kiếm hố đen, và vì thế đây là thành tựu lớn lao về khía cạnh khoa học".
Bức ảnh cung cấp chứng cứ thuyết phục, chứng minh rằng thật sự có hố đen ở lõi của Dải Ngân hà.
Dưới mắt thường, có vẻ như Sagittarius A* không khác gì so với M87*, nhưng đội ngũ EHT khẳng định chúng hoàn toàn khác biệt.
Theo giới chuyên gia, Sagittarius A* chỉ hấp thu một lượng nhỏ vật chất, khác với mô tả thông thường rằng hố đen là những "gã quái vật" đầy bạo lực và tham lam của vũ trụ. "Nếu Sagittarius A* là con người, có thể so sánh nó chỉ ăn một hạt gạo trong mỗi triệu năm", theo tờ The Guardian dẫn lời chuyên gia Michael Johnson của Trung tâm Harvard-Smithsonian về Vật lý học Thiên thể.
Ngược lại, M87* là một trong những hố đen lớn nhất của vũ trụ, liên tục phóng ra những luồng ánh sáng và vật chất với tốc độ vũ bão và trên diện rộng.
"Sagittarius A* mang đến cho chúng ta hình ảnh của một trạng thái tiêu chuẩn hơn của các hố đen: yên lặng và thụ động", theo ông Johnson.
Bất chấp ở khoảng cách 26.000 năm ánh sáng, tức gần trái đất nếu so về khía cạnh thiên văn, Sagittarius A* không hề dễ quan sát như vẫn tưởng. Đội ngũ EHT phải dành 5 năm phân tích dữ liệu thu thập được trong lúc quan sát các bầu trời đêm ở vài lục địa.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên ấn bản đặc biệt của chuyên san Astrophysical Journal Letters hôm 12.5.
Nhân loại vừa 'tóm được' luồng ánh sáng bí ẩn và mạnh nhất truyền từ vũ trụ Sự kiện bùng phát tia gamma (GRB), dạng bùng nổ điện từ phóng thích năng lượng mạnh nhất trên toàn vũ trụ, vừa được các kính viễn vọng trái đất ghi nhận hôm 9.10. Mô phỏng một đợt bùng nổ tia gamma NASA, ESA Vào thập niên 1960, các vệ tinh quân sự Mỹ tình cờ phát hiện những luồng ánh sáng phóng...