Đã đến lúc cho Ukraine lựa chọn lần cuối!
Liên bang hóa Ukraine mà theo đó, Kiev phải công nhận và trao quyền tự trị cho miền Đông nhiều quyền hạn hơn, lãnh thổ lớn hơn.
Ngày 05/9/2014, Thủ tướng Ukraine Jatsenuik tuyên bố: “Chúng tôi chỉ có 2 lựa chọn xấu và tồi tệ hơn (rất xấu) và Tổng thống đã quyết định chọn phương án xấu”. Đó là lúc chính quyền của Tổng thống Ukraine Poroshenko phải buộc ký thỏa thuận ngừng bắn với DNR và LCR sau khi đã dốc toàn lực để tiêu diệt “quân khủng bố miền Đông” nhưng bị đại bại.
Sau 3 tháng trời cho cả 2 phía lợi dụng thời gian ngừng bắn để chuẩn bị, ngày 18/1/2015, quân chính phủ Kiev tiến hành mở chiến dịch quân sự lớn vào sân bay Donetsk. Đây là chiến dịch có ý nghĩa quân sự và chính trị rất lớn với chính quyền Kiev, nhưng rốt cuộc Kiev cũng bị thua trận, sân bay Donetsk rơi vào tay quân ly khai hoàn toàn. Theo đà thắng, quân ly khai bất ngờ mở chiến dịch Debalsevo vây hãm gần 10.000 quân của Kiev tại đây.
Có thể nói, nằm trong một khu vực được bao quanh bởi LCR về phía đông và DNR về phía tây, thị trấn là một ngã tư đường giao thông quan trọng. Không chỉ là nó ở giao điểm của hai đường cao tốc chính, Debaltseve còn là một trung tâm đường sắt quan trọng cho ngành công nghiệp than của khu vực Donetsk.
Mất vị trí chiến lược này, khu miền Đông Ukraine và đặc biệt trong đó có 2 khu vực Donetsk và Lugansk gần như hợp nhất về lãnh thổ, đồng nghĩa với việc quân chính phủ Kiev không còn điểm đứng chân, cơ động lực lượng để tấn công quân ly khai miền Đông.
Vậy là, ngày 5/9/2014, chính quyền Ukraine đã chọn phương án xấu để tránh phương án tồi tệ hơn (rất xấu), nhưng đáng buồn là hoạt động chống “khủng bố” của chính quyền Ukraine diễn ra trong 3 tháng vừa qua khiến tình thế đất nước đã trở nên tồi tệ hơn (rất xấu). Và bây giờ, nó đặt ra cho chính quyền của Tổng thống Ukraine Poroshenko một sự lựa chọn tiếp theo hoặc là rất xấu hoặc là tồi tệ hơn cả rất xấu: cực kỳ xấu.
Thế nào là rất xấu?
Liên bang hóa Ukraine mà theo đó, chính quyền Kiev phải công nhận và trao quyền tự trị cho miền Đông nhiều quyền hạn hơn, lãnh thổ lớn hơn (ít nhất là 2 khu vực Lugansk, Donetsk bao gồm cả Debalsevo) đồng thời hãy quên Crimea đi vĩnh viễn là giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine.
Có thể nói chiến lược của Nga sau khi sáp nhập Crimea là phần còn lại của Ukraine phải là một nhà nước Liên bang. Tại sao lại là một nhà nước liên bang Ukraine? Điều đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu là Nga muốn giảm quyền lực chính trị của Kiev thay vì chính sách “chia để trị” đã lỗi thời.
Một chính quyền trung ương Kiev có thể muốn làm gì được nấy không khi các bang thân Nga phản đối? Trong khi đó Nga không muốn và không có khả năng để “ôm” toàn bộ Ukraine để sa lầy về quân sự cũng như kinh tế như đã từng tại Afganixtan thì Liên bang hóa Ukraine là kết quả tuyệt vời nhất của Nga sau khi kết thúc khủng hoảng Ukraine.
Tuy nhiên với chính quyền Kiev thì phương án đó là điều rất xấu, vì đất nước không còn sự thống nhất tuyệt đối; chính quyền trung ương bị phân tán, suy giảm quyền lực chính trị mà không một vị Tổng thống, Thủ tướng nào muốn, nhưng Nga và quân ly khai muốn.
Vậy, thế nào là cực kỳ xấu?
Video đang HOT
Thực tế trên chiến trường đã chỉ ra rằng, quân Kiev dù có được Mỹ viện trợ quân sự đến tận răng vẫn không thể chiến thắng được quân ly khai được Nga hỗ trợ, huống chi, Mỹ và NATO không thể viện trợ vũ khí sát thương cho Kiev, thì mở chiến dịch quân sự nào, quân Kiev sẽ bại chiến dịch đó.
Rõ ràng với tình thế hiện nay, với thế thượng phong, quân ly khai miền Đông chiếm toàn bộ Debalsevo chỉ là vấn đề thời gian. Nếu quân Kiev tại Debansevo thất thủ thì mục tiêu tiếp theo là thành phố cảng Mariupol. Mất Mariupol thì “Liên bang các nước cộng hòa nhân dân Novorossyia” (SNR) đã có đủ điều kiện cần (lãnh thổ) và đủ (sức mạnh để bảo vệ) ra đời. Đây là tình huống cực kỳ xấu cho chính quyền của Tổng thống Ukraine.
Không còn cách nào khác, chính quyền Kiev buộc phải lựa chọn bởi những nguyên nhân sau đây:
Nỗi đau của người lính Kiev sau khi thoát khỏi “nồi hơi” Debalsevo
Trong nước. Tình hình bất ổn càng cao khi các chiến dịch quân sự của Kiev bị thất bại. Trong khi đó, các trùm tài phiệt, đầu sỏ chính trị, giới có ảnh hưởng rất lớn đến nhà cầm quyền Trung ương, trong cuộc chiến tiêu diệt quân ly khai miền Đông, họ đã tài trợ cho các tiểu đoàn tự nguyện khét tiếng, đã phải bắt đầu vận động để chấm dứt chiến tranh bằng đàm phán với Donbass.
Hơn ai hết họ đã biết nên dừng lại ở đâu khi đưa ra đề nghị giật gân với chính quyền Kiev, như “trưng cầu dân ý về việc duy trì chiến tranh hay để DNR và LCR độc lập”. Rất có thể chiến tranh chỉ luôn làm lợi cho các nhà tài phiệt Mỹ nhưng với họ- Viktor Balogh, Gennady Korban…thì không thể khi tình thế có lợi cho quân ly khai miền Đông.
Về quốc tế. Đây là yếu tố có tính quyết định đối với chính quyền Kiev. Phương Tây đã thẳng thừng tuyên bố không bao giờ viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine vì giải quyết khủng hoảng Ukraine không thể bằng biện pháp quân sự mà phải bằng giải pháp hòa bình. EU và NATO chỉ giúp Ukraine bằng “năn nỉ” Putin ngừng hỗ trợ cho quân ly khai bởi trừng phạt kinh tế Nga đã không có tác dụng, khi càng ra đòn với Nga thì Ukraine càng bị no đòn và không những thế chính mình cũng bị lãnh đủ.
Mỹ, là quốc gia được Kiev hy vọng nhất trong việc cung cáp vũ khí để quân đội Kiev hòng lật thế cờ cũng đã làm cho Kiev tiêu tan hy vọng. Chỉ những nhà tài phiệt vũ khí Mỹ mới muốn cung cấp 3 tỷ USD vũ khí chứ ở góc độ quân sự thì 3 tỷ hay hơn thì không giải quyết được thế trận, trừ phi cả vũ khí và quân Mỹ-NATO cùng tràn vào.
Về lực lượng DNR, LCR và Nga. Trong bối cảnh bên ngoài và bên trong đất nước Ukraine như vậy thì chính quyền, quân đội Ukraine không thể chống đỡ nối tại Debalsevo và Mariupol.
Ukraine nói chung và vùng Donbass nói riêng thuộc về khu vực an ninh sống còn của Nga, vì thế Ukraine theo NATO hay chống Nga thì nhất định Nga không nhân nhượng.
Nga đã chứng tỏ nguyên tắc và quyết tâm chiến lược của mình: Ukraine là vạch đỏ giới hạn cuối cùng, nếu Mỹ-NATO bước qua là gây chiến tranh với Nga.
Rốt cuộc, Mỹ-NATO đã dùng Ukraine để nắn gân Nga, thử cảm giác của Nga giống như “đem kính đi thử búa” khiến cho huynh đệ tương tàn, kinh tế sụp đổ.
Cựu thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov đã liệt kê một vài con số trước khi xảy ra các diễn biến tháng 2-2014: tăng trưởng GDP 10% trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới, thu nhập thực tế của người dân tăng 1,6 lần, chính quyền của ông Yanukovych đã 16 lần tăng thu nhập cho những người ăn lương nhà nước, lạm phát trong hai năm cuối là 0,5%. Giá cả, thuế khóa và tỉ giá hối đoái ổn định. Ông Azarov nói: “Tôi đã ngây thơ cho rằng việc từ chức của tôi sẽ mở đường cho thỏa hiệp. Nhưng không, những thế lực phá hoại đâu cần, họ cần một cú chọc thủng phòng tuyến để đánh vào nước Nga”.
Sự thật đã quá rõ ràng và hiện nay, Ukraine đã rơi vào 2 tình huống là rất xấu và tồi tệ hơn rất xấu (cực kỳ xấu), nếu phải chọn, thì đương nhiên, chính quyền của Tổng thống Poroshenko sẽ chọn phương án rất xấu. Và đây, có lẽ là sự lựa chọn cuối cùng của chính quyền Kiev, vì khi “cấp độ” xấu đã lên đến mức cao nhất thì chính quyền không có cơ hội để lựa chọn nữa.
Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt
Dư luận trái chiều về Thông điệp Liên bang 2015 của ông Obama
Ngày 21/1, một ngày sau khi trình bày Thông điệp Liên bang năm 2015 trước lưỡng viện Quốc hội, Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến công du tới các bang thuộc lãnh địa của đảng Cộng hòa để vận động sự ủng hộ cho các đề xuất chính sách đối nội và đối ngoại mà ông đã nêu ra trong bản Thông điệp năm nay.
(Ảnh minh họa)
Trong khi đó, dư luận Mỹ tiếp tục có những phản ứng trái chiều với bản thông điệp này.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn các nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, trong chuyến công du hai ngày tới bang Idaho và Kansas, Tổng thống Obama sẽ tiếp tục nhấn mạnh chủ trương cải thiện cuộc sống cho khối cử tri đông đảo nhất của nước Mỹ, đó là tầng lớp trung lưu.
Trong loạt biện pháp được đưa ra có việc tăng thuế thu nhập đối với thiểu số những người giàu có nhất nước Mỹ, với thu nhập từ 500.000 USD/năm trở lên và miễn học phí hai năm cho sinh viên các trường cao đẳng cộng đồng.
Cả Idaho và Kansas đều được coi là "vùng đỏ" thuộc lãnh địa của đảng Cộng hòa. Ông Evan Medeiros, Trợ lý phụ trách về châu Á của Nhà Trắng, cho biết một trong những chủ đề đối ngoại được ông Obama nhấn mạnh trong chuyến công du tới hai bang này là tiếp tục hối thúc Quốc hội trao cho ông quyền đàm phán nhanh để hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) mà ông cho là "nếu không ký được thì người chiến thắng sẽ là Trung Quốc."
Với bản Thông điệp Liên bang tối 20/1, các chuyên gia cho rằng Tổng thống Barack Obama đã hành xử như một người ở thế thắng, mặc dù phe Dân chủ bị thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 4/11 năm ngoái. Theo đó, ông Obama rất khôn ngoan khi dành phần lớn thời gian khuyếch trương các thành quả kinh tế trong 6 năm cầm quyền vừa qua.
Ông Obama có lý do để tự tung hô thành quả này vì kinh tế Mỹ khi ông lên cầm quyền năm 2009 đã rớt xuống đáy của cuộc suy thoái 2007-2009. Thế nhưng đến năm 2014, đúng như ông Obama đánh giá, nước Mỹ không chỉ đã vượt qua được bóng đen của cuộc đại suy thoái mà còn trở thành điểm sáng nhất của kinh tế toàn cầu.
Kinh tế Mỹ giờ đây "đã bước sang trang mới." Với 11 triệu việc làm mới được tạo ra trong 5 năm qua, các doanh nghiệp Mỹ đã tạo ra được số việc làm nhiều hơn cả số việc làm của châu Âu, Nhật Bản và các nước phát triển cộng lại.
Theo các chuyên gia, bản Thông điệp Liên bang tối 20/1 của ông Obama là "không khoan nhượng" và mang tính "tấn công," một mặt kêu gọi Quốc hội hợp tác, mặt khác nhiều lần tuyên bố sẽ không ngần ngại sử dụng quyền phủ quyết nếu phe Cộng hòa thông qua các dự luật thay thế chương trình cải cách bảo hiểm y tế ObamaCare, cho phép xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu Keystone, áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế Iran hoặc tiếp tục ưu đãi cho giới tài phiết Phố Wall...
Một lý do ông Obama cứng rắn trong Thông điệp Liên bang là vì ông sẽ không tái tranh cử tổng thống vào năm 2016, hơn nữa nhấn mạnh các chủ đề trên cũng là để tạo thế cho đảng Dân chủ giành lại lá phiếu cử tri.
Giáo sư đại học Robert Lehrman, chuyên gia viết diễn văn cho cựu Phó tổng thống Al Gore, cho rằng, với bản Thông điệp Liên bang lần này, Tổng thống Obama rõ ràng muốn "đặt nền tảng cho mọi ứng cử viên của đảng Dân chủ" trong cuộc chạy đua ghế tổng thống năm 2016.
Thủ lĩnh phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện, nữ Hạ nghị sỹ Nancy Pelosi mô tả bài phát biểu tối 20/1 của Tổng thống Obama "chứa đựng một cách nhìn nhận mạnh mẽ về các cơ hội và sự phồn thịnh cho các gia đình Mỹ, nhất là tầng lớp trung lưu." Thượng nghị sỹ Dân chủ Barbara Boxer cho rằng với bản Thông điệp Liên bang tối 20/1, Tổng thống Mỹ đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc "dẫn dắt một thế giới thống nhất đối phó với khủng bố."
Tuy nhiên, các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa vẫn lên tiếng bác bỏ nhiều đề xuất của ông Obama. Thượng nghị sỹ Cộng hòa Cory Gardner cho rằng đề nghị của ông chủ Nhà Trắng, tăng thuế đối với người giàu, là làm tổn thương lực lượng tạo ra nhiều việc làm cho người dân Mỹ. Ông Gardner chỉ trích chính quyền Obama nhượng bộ quá nhiều nhưng không nhận được gì từ Iran.
Hạ nghị sỹ Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện, chỉ trích các nỗ lực chống khủng bố của Nhà Trắng, cho rằng Tổng thống Obama đã "quá vội vã tuyên bố chiến thắng các nhóm Hồi giáo thánh chiến."
Thông điệp Liên bang năm 2015 được đọc trong bối cảnh Quốc hội mới do phe Cộng hòa nắm quyền lãnh đạo, kể từ khi nhóm họp đầu tháng 1 tới nay, đã có một loạt bước đi theo hướng ngăn chặn các chủ trương chính sách của Tổng thống Obama.
Với người dân Mỹ, theo thăm dò của HuffPost/YouGove công bố ngày 20/1, nếu năm 2014 có 45% nói rằng họ có kế hoạch sắp xếp thời gian để nghe Thông điệp Liên bang, thì năm 2015 số người có ý định này chỉ là 39%.
Một lý do khiến người dân Mỹ ít quan tâm tới Thông điệp liên bang năm 2015 là do họ có cảm nhận rằng tình hình chính trị nước Mỹ sẽ không có gì cải thiện sau Thông điệp Liên bang, nhất là trong bối cảnh đảng Cộng hòa nắm quyền chi phối tại Quốc hội, khiến cho các đề xuất chính sách trong bản thông điệp khó trở thành hiện thực./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Xuất hiện "tai mắt" của Nga tại châu Âu Cuộc khủng hoảng tại Ukraina hiện nay là kết quả của sự tranh giành giữa EU và Nga. Nhưng chẳng phải tất cả 28 nước thành viên đều ủng hộ đường lối chung của khối, thậm chí có nhiều nước còn đứng về phía Nga. Hy Lạp và Hungary là hai "đồng minh" mới nhất của Nga. Ngày 5/2/215, Tổng thống Nga Putin...