Đã đến lúc bóng đá Việt Nam ngừng ảo tưởng!
Bóng đá Việt Nam chưa thể hơn Thái Lan, chỉ là hơn ở tính thời điểm và qua 1 vài giải đấu, đó là quan điểm của bầu Đức khi nói về hai nền bóng đá.
“Tôi khẳng định bóng đá Việt Nam chưa hơn được Thái Lan. Không ai dám khẳng định chúng ta hơn Thái Lan. Chúng ta chỉ hơn họ ở tính thời điểm, qua một vài giải đấu mà thôi. Mặt bằng chung thì chúng ta vẫn chưa hơn Thái Lan”, bầu Đức từng nói.
Quan điểm của bầu Đức nhìn nhận rất rõ ràng, thắng 1 trận đấu hay chơi hay hơn Thái Lan ở một vài giải đấu thì không thể nói bóng đá Việt Nam mạnh hơn so với người Thái.
Từ câu chuyện nói trên để nhìn ra một bức tranh lớn hơn, đó là bóng đá Việt Nam liệu có nên đề ra những mục tiêu theo kiểu “bánh vẽ” so với trình độ thực sự ở sân chơi châu lục. Ví dụ chuyện U23 Việt Nam đặt mục tiêu dự Olympic 2020 nhưng sau đó rớt từ vòng bảng, dù thầy trò HLV Park Hang Seo có những màn trình diễn không hề kém cỏi.
Sự thật cần phải nhìn nhận là U23 Việt Nam đã có 1 giải đấu tốt, dù chỉ có 2 điểm và sớm chia tay từ vòng bảng. U23 Việt Nam hòa U23 Jordan và U23 UAE, thua U23 Triều Tiên vì hai sai lầm cá nhân. Tất cả đều có thể chấp nhận được nếu chúng ta sòng phải nhìn về trình độ và năng lực thực sự của các cầu thủ Việt Nam, thay vì so sánh giải đấu lần này với U23 châu Á 2018.
Một giải đấu bay cao không đồng nghĩa là cả nền bóng đá đã được nâng tầm lên một vị thế đủ sánh ngang với các đội bóng mạnh nhất châu lục. Ví dụ U20 Việt Nam từng dự U20 World Cup 2017 nhưng cũng chính lứa cầu thủ này thua U23 Triều Tiên, dù họ từng thắng đối thủ 2-1 ở VCK U19 châu Á 2016 – giải đấu quyết định cho tấm vé dự U20 World Cup 2017.
Thành công dưới thời HLV Park Hang Seo có vai trò quá lớn từ những ông chủ như bầu Đức chứ không phải là kết quả chung của cả nền bóng đá vận động theo một kế hoạch bài bản.
Trước khi nói về những tham vọng lớn của bóng đá Việt Nam thì hãy nhìn về Thái Lan, người Thái từng thống trị Đông Nam Á ở AFF Cup và SEA Games trước khi bị Việt Nam soán ngôi. Thái Lan cũng vào đến bán kết ASIAD 17, vòng loại cuối cùng World Cup 2018. Nhưng Thái Lan vẫn chưa thể nâng tầm đẳng cấp để nghĩ đến tấm vé dự Olympic 2020 trong tư thế chủ nhà VCK U23 châu Á 2020. Thái Lan cũng đang đứng trước nguy cơ bị loại ở vòng loại World Cup 2022.
Lý do rất thực tế là hầu hết các cầu thủ Thái Lan chưa đủ tầm châu Á. Rất ít các cầu thủ Thái Lan đủ sức thi đấu ở các giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Năng lực các cầu thủ Thái Lan chính là thước đo phản ánh chung cho tuyển Thái Lan so với những đội bóng mạnh như Iran, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Qatar…
Một đội tuyển quốc gia mạnh thì cần có nhiều cá nhân xuất sắc, đủ sức chơi ở những giải đấu hàng đầu châu lục. Một nền bóng đá mạnh thì cần phát triển toàn diện từ đào tạo trẻ đến giải vô địch quốc gia, cũng như thu hút nhiều cầu thủ giỏi đến chơi bóng.
Video đang HOT
Ngoài ra, triết lý chung cho các ĐTQG là rất quan trọng. Vai trò của những người quản lý bóng đá cũng cần được thể hiện một cách rõ ràng với vai trò đầu tàu, qua đó đưa ra những kế hoạch và chiến lược nâng tầm bộ mặt chung cho cả nền bóng đá.
Vậy bóng đá Việt Nam đang có gì? Chúng ta đang có giải V.League tồn tại nhiều vấn đề cần thay đổi, từ hệ thống sân bãi đến các vấn đề chuyên môn như trọng tài, công tác đào tạo trẻ… Gần như chưa tương xứng so với sự thành công của tuyển Việt Nam trong 2 năm qua.
Ví dụ CLB Hà Nội sau khi đi đến bán kết AFC Cup 2019, vô địch V.League và Cúp quốc gia nhưng năm nay không thể tham dự đấu trường châu lục. Nguyên nhân là chưa đáp ứng đủ các tiêu chí của Liên đoàn bóng đá châu Á. Trước CLB Hà Nội, CLB Quảng Nam vô địch V.League 2017 cũng rơi vào cảnh tương tự. Hai nhà vô địch V.League không được tham dự sân chơi châu Á vì lỗ hổng trong đào tạo trẻ, điều này phản ánh rõ ràng về thực trạng chung của bóng đá Việt Nam vẫn chưa chuyên nghiệp.
Từ chuyện chân đế chưa vững, chưa tạo ra sức bật thì rõ ràng thành công của bóng đá Việt Nam cũng chỉ có tính thời điểm, chưa thể bền vững. Lẽ đó, mọi thứ chưa được nâng tầm thì câu chuyện nghĩ đến những giấc mơ lớn phải được nhìn nhận lại cho đúng với thực tế.
Phải nhìn nhận thực tế rằng, thành công của bóng đá Việt Nam trong hai năm qua có dấu ấn quá lớn từ các cá nhân – đó là vai trò của những người làm bóng đá như bầu Đức. Nhưng hành trình để có được thành công rõ ràng phải mất rất nhiều thời gian, khi bầu Đức xây Học viện bóng đá HAGL từ năm 2007, tốn rất nhiều tâm huyết và tiền bạc. Cũng chính bầu Đức quyết liệt lựa chọn người giỏi dẫn dắt ĐTQG, từ việc đấu tranh không cho HLV Hoàng Anh Tuấn nắm ĐTVN đến việc mời ông Park Hang Seo đến Việt Nam. Vai trò của những người quản lý rõ ràng mờ nhạt rất nhiều khi đặt bên cạnh những việc làm thiết thực và sự cống hiến của bầu Đức trong hơn 1 thập kỷ qua.
Sau thành công dưới thời HLV Park Hang Seo, bóng đá Việt Nam cần có một sự chuyển mình tích cực nhất để nâng tầm, nếu không cơ hội sẽ trôi đi.
HLV Park Hang Seo cũng từng nói nhiều về chuyện giấc mơ đi World Cup của bóng đá Việt Nam. Ông Park nói thẳng là còn thiếu rất nhiều yếu tố, từ chuyện y tế – dinh dưỡng đến cách vận hành chung về một kế hoạch toàn diện để nâng tầm trình độ của các cầu thủ Việt Nam.
Có lẽ, những người quản lý bóng đá Việt Nam đã đến lúc nhìn nhận lại mọi thứ, bớt đề ra những mục tiêu không đúng trình độ của các ĐTQG, qua đó nghĩ đến một kế hoạch bài bản nâng tầm cả nền bóng đá. Vì lúc này không bắt tay thực hiện thì e rằng cơ hội sẽ trôi đi bởi không dễ để có thêm “cơn sốt bóng đá” như 2 năm qua.
Theo SaoStar
U23 Việt Nam: Tịt ngòi hay là bất lực?
Với việc để hòa 2 trận, U23 Việt Nam đang đứng trước nguy cơ có thể bị loại từ vòng bảng giải U23 châu Á nếu trận đấu tới tiếp tục thi đấu thiếu bản sắc như này.
Cơ hội đi tiếp của U23 Việt Nam là cực kỳ hẹp. (Nguồn: Dân trí)
Đến với giải AFC U23 Championship 2020, U23 Việt Nam của HLV Park Hang-seo đặt mục tiêu là ít nhất phải vượt qua được vòng bảng, sau đó mới nghĩ đến giành chiếc vé dự Olympic 2020 tại Tokyo. Thế nhưng, với việc chỉ có 2 điểm sau 2 trận hòa không bàn thắng, U23 Việt Nam đang ở thế rất khó khăn trước lượt trận cuối cùng. Nếu cứ thi đấu kiểu "thủ lỏng công cùn" như này thì tứ kết vẫn sẽ là giấc mơ xa vời.
Nhìn nhận một cách khách quan, U23 Việt Nam giờ không còn là "ẩn số" của giải đấu lần này nữa. Mất đi yếu tố bất ngờ, cả U23 UAE và U23 Jordan đều biết cách làm thế nào để vô hiệu hóa Việt Nam. Bài vở của họ, nếu nhìn được ra cũng không quá phức tạp: pressing tầm cao để chia cắt hàng tiền vệ với hàng tấn công, áp sát liên tục để khiến tiền đạo khó xử lý và phản công nhanh khiến hàng hậu vệ không kịp xoay xở.
U23 Jordan thi đấu cực kỳ tập trung, tỉnh táo đến mức hàng phòng ngự của họ không để cho U23 Việt Nam nhiều lỗ hổng để khai thác. Phần lớn tình huống nguy hiểm của Việt Nam đều đến từ các quả đá cố định.
Hiệp 1, U23 Jordan chơi chủ động hơn, làm chủ thế trận và cầm bóng nhiều hơn, với rất nhiều pha tấn công khiến đội tuyển U23 Việt Nam liên tục rơi vào thế chống đỡ. Các pha tấn công từ hai biên, đặc biệt là khoét sâu vào cánh trái của Thanh Thịnh đã làm khung thành của thủ môn Bùi Tiến Dũng liên tục chao đảo.
May mà không thua
Trong trận đấu với U23 Jordan vào tối qua, chúng ta có thể nhìn rõ hàng phòng ngự đã chơi không hề tốt, cực kỳ lỗi trong khâu tổ chức, nhất là tình huống để cho cầu thủ số 5 của U23 Jordan thoát xuống và thoải mái dứt điểm ở phút thứ 20. Tình hình tệ đến mức, thầy Park phải cho Thanh Thịnh ra nghỉ ở hiệp 1 để thay Đình Trọng vào sân, ngay sau khi anh mắc sai lầm khiến Ward Al Barri vượt qua và tạt vào cho Yazan Al-Naimat khiến bóng đi sượt cột dọc. Thường thì việc thay người ở hiệp 1 chỉ xảy ra trong các trường hợp hy hữu như chấn thương.
Hàng tiền vệ cũng là một vấn đề cực kỳ khó gỡ. Cũng biết là HLV Park Hang-seo chủ đích chơi phòng ngự phản công nên mới sử dụng Thanh Sơn và Đức Chiến làm hai chốt chặn ở tuyến giữa. Thế nhưng, cả hai cầu thủ này đều thi đấu không tốt khi không thực hiện tốt vai trò đánh chặn, lại còn kém trong khâu chuyền bóng. Điều này khiến cho tuyến giữa của chúng ta như một mớ hỗn độn khi các cầu thủ không tìm được tiếng nói chung với nhau.
Xét về mặt chiến thuật, đội hình ra sân đưa Quang Hải vào vị trí tiền đạo cánh, chơi tự do. Thế nhưng, đến giữa trận, khi các tình huống bóng của Việt Nam chỉ dừng lại ở việc chuyền qua chuyền lại ở giữa sân mà không tạo được đột biến, Quang Hải buộc phải lùi về giữa và chơi thấp để thay vai trò luân chuyển bóng cho đồng đội.
Việc không có bóng lên trên khiến cho Tiến Linh một mình đơn độc mà không thể làm được gì. Kể cả khi Đức Chinh vào sân và chúng ta có thêm sức ép vào nửa sau hiệp 2, các cầu thủ U23 Việt Nam cũng không hề có phương án nào khả thi để thâm nhập vào vòng cấm của đội bạn. Hết những pha phối hợp nửa vời, kết thúc bằng những đường chuyền hỏng, đến những pha chuyền vượt tuyến ra cánh, kết thúc bằng những đường tạt không có địa chỉ.
Đình Trọng vào sân giúp U23 Việt Nam thi đấu tốt hơn.
Điểm sáng lé loi
Chê nhiều rồi cũng phải khen. Trong trận đấu này, người thi đấu tốt nhất lại chính là thủ môn Bùi Tiến Dũng. Sau một khoảng thời gian dài bị đánh giá thấp ở cấp CLB thì cả 2 trận đấu vừa qua, anh đều thi đấu rất tốt và chứng minh mình là chốt chặn số 1 của đội tuyển U23 Việt Nam.
Quang Hải thì vẫn là Quang Hải, dù thi đấu ở vị trí tấn công hay làm bóng, anh đều đem lại những đường chuyền có thể nói là "sáng" nhất trong trận đấu này. Tình huống sút thẳng từ quả phạt góc ở phút 84 cũng là khá bất ngờ, tiếc rằng thủ môn Jordan cũng rất tỉnh táo.
Từ khi Đình Trọng vào sân, khâu phòng ngự của U23 Việt Nam đã có phần cải thiện. Với khả năng đọc tình huống tốt, anh dễ dàng giúp các đồng đội kết thúc những tình huống tấn công của Jordan. Anh vào sân còn khiến cho các pha phối hợp ở khu trung tuyến phần nào nhịp nhàng và sắc nét hơn. Đình Trọng thực sự là một trung vệ hiếm có trong làng bóng đá Việt Nam thời nay.
Khó mà vào trong
Với việc đứng ở vị trí thứ 3, U23 Việt Nam dường như đã mất hết quyền tự quyết. Trong lượt đấu cuối ở vòng bảng, theo luật của giải U23 châu Á lần này thì nếu U23 UAE hòa U23 Jordan (có bàn thắng) thì U23 Việt Nam dù có thắng Triều Tiên với tỷ số bao nhiêu thì chúng ta vẫn bị loại. Nếu hai đội bóng Tây Á hoà nhau với tỷ số 0-0, U23 Việt Nam cần thắng U23 Triều Tiên với cách biệt 2 bàn, hoặc thắng cách biệt 1 bàn nhưng ghi nhiều hơn 2 bàn thì sẽ có vé vào Tứ kết.
Nếu tiếp tục màn trình diễn "thiếu sức sống" như thế này, nguy cơ đương kim Á quân U23 châu Á phải dừng bước tại vòng bảng là rất cao. Thế nhưng, Việt Nam dưới bàn tay nhào nặn của HLV Park Hang-seo đã khá nhiều lần làm người hâm mộ bóng đá căng thẳng tột độ, hồi hập tận cùng và rồi đạt được những thành tích không tưởng.
Theo TGVN
Báo UAE: U23 Việt Nam là đội lót đường ở bảng D Trước trận hòa 0-0 trước U23 Việt Nam, truyền thông UAE gây sốc khi đánh giá rằng thầy trò HLV Park Hang-seo chỉ là đội lót đường ở bảng D. Ở trận đầu tiên của mình tại bảng D giải U23 châu Á 2020, U23 UAE đã phải chia điểm trước U23 Việt Nam. Trước trận đấu này, truyền thông châu Á, điển...