Đã đến kỷ nguyên của Ray Tracing ?
Một trong số những tính năng mà tất thảy người dùng đều mong muốn xuất hiện trên PS5 và Xbox Scarlett chính là Ray Tracing.
Khi một thế hệ console mới sắp sửa ra mắt, điều mà người chơi nghĩ đến nhiều nhất chính là sức mạnh đồ họa thực sự của chúng. Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về một bước tiến nào đó trong mảng đồ họa, độ phân giải 4K tự nhiên với tốc độ khung hình cao hay một tính năng nào đó vẫn chưa được giới thiệu. Dù vậy, một trong số những tính năng mà tất thảy người dùng đều mong muốn xuất hiện trên PS5 và Xbox Scarlett chính là Ray Tracing.
Dò tia (ray tracing) là gì?
Nói ngắn gọn thì Ray Tracing là một phương pháp để cải thiện chất lượng chiếu sáng trong môi trường 3D. Phương pháp này sử dụng các tia sáng tuyến tính truyền đi trong môi trường, kết hợp với tính chất của môi trường mà nó truyền qua, phản xạ, khúc xạ hay bị hấp thụ cho đến khi nhưng tia sáng đó chiếu đến góc nhìn của camera. Nhưng tính toán theo thời gian thực của phương pháp này có thể phán ánh chính xác điều kiện ánh sáng trong môi trường thật mà vẫn tuân thủ hầu hết các quy tắt vật lý của ánh sáng. Nhờ điều này mà độ sáng tối của các sự vật trong game đều được xử lý sao cho phù hợp tính chất của vật đó và tính chất của môi trường.
Khi một hòn đá được chiếu sáng, phần phía sau ít được chiếu sáng sẽ trông sẫm và tối hơn so với phần được chiếu sáng mạnh. Ánh sáng khi được khúc xạ qua lớp kính cửa sổ, sẽ làm cho không gian phòng tối trở nên ít tối hơn. Nhờ có có các tính toán thời gian thực mà nhà phát triển có thể tạo ra một môi trường thực tế và năng động. Tuy nhiên, với hàng nghìn tia sáng đến các vật thể và bề mặt khác nhau, dò tia đòi hỏi phải có một bộ xử lý đồ họa tốt để thực hiện các tác vụ kết xuất nặng nề này. Phần cứng của bạn sẽ phải tính toán các quá trình theo thời gian thực và xem xét cường độ và mức độ phức tạp của tia sáng. Điều này quả thực vẫn rất khó với nhiều hệ máy chơi game hiện tại.
Tình hình hiện tại
Kể từ khi được giới thiệu cho đến nay, dò tia đã tạo nên một làn sóng không gian phần cứng mới và bắt đầu tiến ra thị trường tiêu dùng với dòng card RTX của NVIDIA vào năm ngoái. Xây dựng theo kiến trúc Turing, các dòng card này bao gồm nhiều lõi xử lý chuyên dụng RT để tập trung vào dò tia và hoạt động với GPU chính. Một điểm đặc biệt khác là đòng card này cho phép bạn tự điều chỉnh mức độ dò tia, điều khiến các sản phẩm đời cũ trở nên thất thế với công nghệ mới. Dẫu vậy, dò tia vẫn chưa thể tạo nên được một cú hích vào tốc độ khung hình của các tựa game.
Với các dòng console, cả Xbox Scarlett và PS5 sẽ đều sử dụng các nhân xử lý đồ họa do AMD cung cấp với mục tiêu bổ sung tính năng dò tia tiên tiến nhất. Hiện tại, AMD chưa có một GPU riêng biệt nào trên thị trường sở hữu tính năng này và hãng cũng chỉ úp mở rằng họ đang có kế hoạch dành ra những lõi đổ bóng trên card đồ họa để thực hiện dò tia trong giai đoạn sắp đến. Tất nhiên, các phần cứng trên console sẽ hoàn toàn khác biệt so với trên PC, vì vậy người chơi sẽ phải chờ thêm một khoảng thời gian cho đến khi có thông tin chính xác nhất về cách mà các nền tảng tiếp theo xử lý nó.
Dò tia có ích như thế nào.
Trước dây, khi chưa có công nghệ dò tia, một phương pháp nhanh hơn nhưng “thô” hơn được sử dụng gọi là pixel hóa các luồng sáng và bóng tối trong game. Tuy nhiên, phương pháp này không thể tạo các tia sáng phản xạ liên tục vì không hề có các tính toán theo thời gian thực. Chúng ta có thể xem xét môt ví dụ dưới đây với tựa game Metro Exodus. Khi không có dò tia, các cabin khá sáng nhưng sẽ không đúng với thực tế. Khi có dò tia, các tia xuyên qua cửa sổ sẽ chỉ chiếu sáng một phần không gian của cabin và để lại những vùng tối hơn, giúp người chơi có được cảm nhận sát với thực tế nhất.
Thực ra công nghệ này đã được các nhà làm phim kĩ xảo như Pixar sử dụng từ rất nhiều năm về trước. Tuy nhiên, dò tia của Pixar chỉ dừng ở mức kết xuất hình ảnh cho từng khung hình thông thường chứ không kết xuất khung hình theo thời gian thực. Việc đưa dò tia vào game, dù bắt đầu muộn hơn xong với sức mạnh của phần cứng, tính năng này có thể hoạt động theo thời gian thực tạo các khung cảnh với độ trung thực cao. Với sự hỗ trợ đắc lực của NVIDIA, chúng ta đã có 7 tựa game đầu tiên được hỗ trò dò tia bao gồm cả Call Of Duty: Modern Warfare và Cyberpunk 2077 sắp ra mắt.
Với nhưng phân tích sơ lược trên đây, hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu được về thuật ngữ này trước khi hai dòng console này chính thức mở bán. Dù mới chỉ bắt đầu, song trước nhưng gì mà người dùng PC được tận hưởng từ tính năng nay, các hãng console sẽ phải rất cố gắng để áp dụng nó nếu như muốn bắt kịp với số đông game thủ máy tính.
Theo Gamek.vn
Làm lại game cũ bằng công nghệ Ray-Tracing
Như chúng ta được biết công nghệ Ray-Tracing của Nvdia hiện rất ấn tượng và gây được sự chú ý từ rất nhiều nhà làm game.
Và đằng sau công nghệ này là một Studio được lập ra bởi Nvidia với nhiệm vụ tạo ra công nghệ và Remaster các tựa game cũ thập niên 90 bằng công nghệ Ray-Tracing, họ được biến đến với cái tên Lightspeed Studio.
Lightspeed Studio vốn là công ty con của nVidia. Đơn vị này được lập ra nhằm đóng vai trò như một cầu nối giữa nVidia và các công ty game khác, là đơn vị chuyên triển khai và...thị phạm các công nghệ của nVidia, cũng như chịu trách nhiệm tư vấn cho các đơn vị muốn áp dụng công nghệ của nVi lên game của họ. Thật ra cũng chẳng có gì, mới đây Studio này vừa tuyển dụng vị trí kỹ sư Ray-tracing.
Được thành lập vào năm 2015, với mục tiêu remaster lại các game PC để hỗ trợ các tính năng mới trên các thiết bị Android, cụ thể là Nvidia Shield. Lightspeed Studios trước đây phát triển bản Android cho Half-Life 2, Doom 3 và Portal, cho thấy những loại game PC mà studio muốn hỗ trợ ray-tracing. (Studio cũng phát triển bản Android cho các game Wii như Super Mario Galaxy và The Legend of Zelda: Twilight Princess cho Shield tại Trung Quốc).
Nvidia ra mắt Quake 2 RTX trước đó trong năm nay. Nó lả bản update miễn phí cho Quake 2. Bản RTX của Quake 2 thêm xử lý ánh sáng toàn cầu, đổ bóng thực tế, cấu hình ngày-đêm, cải thiện đồ họa và nhiều thứ khác.
Studio này từng được giao trọng trách port game lên nền tảng di động Tegra của nVidia, cũng như mang bộ middleware nVidia Gamework lên mobile. Đa số những game mobile đời đầu của Tegra đều có sự nhúng tay của Lightspeed. Và khi nVidia ra mắt console/TV Box Shield của mình, chính team này là đơn vi port những Crysis, Doom 3 BFG, Tomb Raider 2016, Resident Evil 5 lên Shield. Không phải bản port nào cũng hoàn hảo, nhưng nó đã góp phần chứng minh rằng kiến trúc Tegra có thể cân được game nặng. Đó cũng là một phần lý do mà Tegra X1 xuất hiện trong Nintendo Switch.
Đầu năm nay, Lightspeed đã remake tựa game FPS Quake, cho PC cùng với ray-tracing, và nhận được rất nhiều phản hồi tích cưc. Đây sẽ là nhiệm vụ mới của đơn vị này, nhằm chuẩn hóa việc thực thi Ray-tracing cho các game trong tương lai, cũng như mang Ray-tracing lên các game đã có. Realtime Ray-tracing đã có mặt trên dòng card RTX của nVidia hơn một năm nhưng việc ứng dụng vẫn còn rất hạn chế, số lượng đầu game chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng mọi chuyện sẽ thay đổi từ năm sau, khi Ray-tracing có mặt trên console next gen, tốc độ ứng dụng của công nghệ này sẽ nhanh hơn.
Nói thêm một chút về Ray-tracing, nhiều người sẽ nghĩ nó chỉ là công nghệ về đồ họa, nhưng thật ra là...không =]] Ray-tracing còn được ứng dụng để mô phỏng audio. Tiếng động trong game cũng có thể được tạo ra và tương tác với các bề mặt trước khi đến vị trí của camera. Sử dụng ray-tracing có thể tạo ra một hệ thống âm thanh môi trường chính xác và chân thật hơn. Và dĩ nhiên, để thương thức hệ thống audio này thì cần một dàn âm thanh vòm hoặc headphone hỗ trợ spatial audio.
Nếu Nvidia đang dự định xa hơn so với các tựa game thập niên 90 với ý định Remaster các tựa game đó bằng công nghệ Ray-Traycing, thì họ sẽ có rất nhiều tựa game để lựa chọn. Half-Life 2 sẽ là một lựa chọn dễ dàng, yếu tố hình ảnh nhấn mạnh độc đáo của Doom 3 có thể sẽ hoàn hảo hơn khi được áp dụng công nghệ này vào. Nếu họ thành công trong việc sử dụng công nghệ này vào các tựa game cũ thì quả thật sẽ là một điều hết sức tuyệt với, điều này cũng mang lại giá trị trải nghiệm những tựa game cổ rất cao cho các game thủ thời nay.
Thật tuyệt vời khi giờ đây việc được xem những tựa game yêu thích nhất của mình trình diễn đồ họa ấn tượng với công nghệ Ray-Tracing do chính LightSpeed Studio phát triển như Descent: Freespace 2, điều này có lẽ sẽ sớm trở thành hiện thực.
Sửa đổi một vài trò chơi cũ để thêm hỗ trợ Ray-Tracing sẽ hướng tính năng này vào các tựa game hiện đại, nhưng đó là một cách tuyệt vời để Nvidia xây dựng tiếng vang xung quanh khái niệm này.
Với sự hỗ trợ theo dõi tia tới trên các máy chơi game vào năm tới và AMD được cho là đã bổ sung tính năng này cho các GPU Big Navi của mình, trong thời gian tới chúng ta sẽ được thấy rõ công nghệ này được áp dụng để hỗ trợ cho các tựa game cũ ra sao.
Tạm thời LightSpeed Studio vẫn khá kín tiếng với những dự án của mình, tuy nhiên điều này cũng có thể thấy rằng bản thân Nvidia cũng rất khéo léo trong việc lập ra một studio riêng để phát triển công nghệ hình ảnh và sử dụng chúng vào các tựa game cũ cho đến nay. Nếu thuận lợi tương lai của Nvidia và LightSpeed Studio mở ra rất rộng, thậm chí là sẽ áp dụng được cho các tựa game phát hành trong năm tới. Hãy cùng chờ đón những bất ngờ mà Studio này sẽ mang lại cho chúng ta vào thời gian tới nhé.
Theo Game4v.com
Giá bán của Xbox Scarlett là bao nhiêu để cạnh tranh với PS5 ? Là một trong những đối thủ nặng ký của Sony, Microsoft không hề tỏ ra thua kém trong cuộc đua console. Là một trong những đối thủ nặng ký của Sony, Microsoft không hề tỏ ra thua kém trong cuộc đua console khi tại sự kiện E3 vừa qua, họ cũng chính thức giới hiệu đến người chơi một thế hệ console mới...