Da dầu mụn sử dụng kem chống nắng hóa học hay vật lý?
Kem chống nắng có vai trò bảo vệ da dưới tác hại của ánh nắng mặt trời bao gồm làm ngăn ngừa lão hóa, phòng chống các bệnh về da.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại kem chống nắng là vật lý và hóa học.
Kem chống nắng là sản phẩm quan trọng trong quá trình chăm sóc da. (Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống)
Phân biệt chức năng và thành phần của 2 loại kem chống nắng
Kem chống nắng vật lý
Thông tin từ báo Sức Khỏe Đời Sống, kem chống nắng vật lý (Sunblock) là loại vô cơ, thường có thành phần chính là 2 loại Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Loại này được dùng rộng rãi và thường là sản phẩm nhiều người lựa chọn khi mới sử dụng kem chống nắng lần đầu tiên.
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý khá đơn giản. Theo đó, bằng hoạt chất Zinc Oxide và Titanium Dioxide, kem chống nắng vật lý sẽ tạo một lớp màng bảo vệ da, ngăn chặn và phản xạ ngược tia UV khiến nó không thể xuyên qua lớp biểu bì.
Kem chống nắng vật lý có nhiều ưu điểm lớn nên thu hút phần đông người tiêu dùng lựa chọn. Cụ thể, loại kem chống nắng này khá lành tính, phù hợp cho da nhạy cảm và bảo vệ trước cả tia UVA và UVB. Đặc biệt, đối với những “sâu lười”, sợ phải chờ đợi lâu thì kem chống nắng vật lý là lựa chọn hoàn hảo vì sau khi thoa có thể ra ngoài ngay, không cần kem ngấm vào da.
Sử dụng kem chống nắng giúp da tranh khỏi sự tác động của ánh mặt trời, giữ nhan sắc tươi trẻ lâu hơn. (Ảnh minh họa: A.C)
Video đang HOT
Tuy nhiên, loại kem này có chứa Zinc Oxide và Titanium Dioxide nên thường khiến da bật tông sau khi thoa. Đồng thời, điểm trừ tiếp theo là dễ trôi, tạo vệt trắng loang lổ nếu da tiết mồ hôi nhiều hoặc tiếp xúc môi trường nước. Ngoài ra, chất kem dày của kem chống nắng vật lý cũng dễ gây bí da, tắc lỗ chân lông và đổ dầu.
Kem chống nắng hóa học
Xuất hiện trong lịch sử ngành mỹ phẩm đã lâu nhưng thời gian gần đây, kem chống nắng hóa học (Sunscreen) mới được “tung hô” nhiều. Như tên gọi, loại kem chống nắng này được điều chế từ các thành phần hóa học thiên về chất hữu cơ như Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone.
Cơ chế hoạt động của loại này là tạo ra một lớp màng hóa học nhưng để hấp thu, xử lý và phân hủy tia UV trước khi chúng “chạm” và gây tổn thương cho da. Giống như “người anh em” vật lý, kem chống nắng hóa học có thể chống cả tia UVA và UVB.
Ưu điểm đặc biệt của loại chống nắng hóa học là kết cấu mỏng nhẹ, ít gây tắc lỗ chân lông nên có thể sử dụng hàng ngày, không tạo ra những vệt trắng hay bóng dầu. Một số loại chống nắng hóa học còn có khả năng chống nước, dễ tiệp da nên thuận lợi khi trang điểm và di chuyển ngoài trời.
Loại kem chống nắng hóa học phù hợp với các bạn da hỗn hợp khô hoặc da thường. (Ảnh minh họa: A.N)
Nhiều chức năng nổi bật là vậy nhưng kem chống nắng hóa học cũng có những vấn đề như dễ gây kích ứng. Kem chống nắng hóa học cần thời gian để hấp thụ vào da nên sau khi thoa, người dùng phải chờ từ 15 đến 20 phút để kem thẩm thấu rồi mới ra ngoài hoặc tiếp xúc ánh nắng. Ngoài ra, khi sử dụng hóa học, người dùng phải thoa lại sau 2 tiếng.
“Tôi là da mụn, dùng loại nào sẽ tốt hơn?”
Ngành review mỹ phẩm bắt đầu phát triển trên các trang mạng xã hội kéo theo vấn đề loạn thông tin, nhiều người mua kem chống nắng dựa trên cảm quan thay vì hiểu rõ làn da của bản thân. Trên thực tế, không thể đánh giá từng loại kem chống nắng là tốt hay xấu mà tùy từng loại da, mỗi người sẽ có một sản phẩm phù hợp riêng biệt.
Đối với những người thuộc da nhạy cảm (làn da em bé) hoặc hội chứng Rosacea, nên sử dụng kem chống nắng vật lý do sản phẩm này chứa những thành phần lành tính.
Đối với trường hợp da khô đến da thường, không nhạy cảm thì có thể sử dụng kem chống nắng hóa học để tăng hiệu quả bảo vệ da. Với làn da khô nên lựa chọn loại kem chống nắng có dưỡng ẩm.
Riêng da dầu (nhưng không mụn, ít nhạy cảm), kem chống nắng hóa học là lựa chọn tốt hơn vì mỏng nhẹ, không gây bí da. Ngoài ra, người dùng sở hữu làn da dầu nên lựa chọn sản phẩm chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) để tránh bí da.
Dùng kem chống nắng phải kết hợp dưỡng ẩm mới bảo vệ tốt làn da của bạn. (Ảnh: Pinterest)
Nếu bạn sở hữu làn da mụn, hãy chọn kem chống nắng vật lý có cụm từ “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), không chứa hương liệu. Như vậy, đối với da dầu mụn thì nên sử dụng kem chống nắng vật lý thay vì hóa học.
Trên thị trường hiện nay có thêm loại kem chống nắng “lưỡng tính”, kết hợp giữa vật lý và hóa học, phục vụ nhu cầu cho từng loại da. Tuy nhiên, dù bất kỳ loại kem hay thương hiệu nào thì điều quan trọng vẫn là hiểu rõ làn da và nhớ các từ khóa quan trọng trong thành phần nguyên liệu.
Với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp, hi vọng bạn có thể lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp nhất nhé!
Da cậu bé 7 tuổi đỏ tím, bong tróc vì mẹ mắc sai lầm khi dùng kem chống nắng
Bé trai 7 tuổi phải đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng cháy da dù người mẹ đã bôi cho bé kem chống nắng.
Người phụ nữ có tên Danielle Day đến từ Brentwood, Essex, Anh đau lòng khi con trai 7 tuổi của cô là Reuben bị cháy nắng nghiêm trọng chỉ sau 4 giờ chơi trong vườn mặc dù đã bôi kem chống nắng.
Cậu bé 7 tuổi bị bỏng nặng đến mức da tím đỏ, không thể mặc quần áo vì cứ đụng vào da là đau, thậm chí có chỗ da của cậu bé bị bong tróc.
Người mẹ cho biết trước khi để con chơi ngoài nắng, cô có bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 50 cho bé. Bởi vậy, có lẽ nguyên nhân tới từ việc cậu bé chơi quá lâu ngoài trời và không áp dụng các biện pháp chống nắng khác.
Da cậu bé 7 tuổi đỏ tím, bong tróc vì mẹ mắc sai lầm khi dùng kem chống nắng
Da của trẻ em nhạy cảm hơn nhiều so với da của người lớn. Tổn thương do tiếp xúc nhiều lần với ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da sau này.
Thời tiết mùa hè nóng nực do vậy mỗi khi cho trẻ ra ngoài chơi cha mẹ nên cẩn thận bôi kem chống nắng cho con. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng kem chống nắng cho đúng độ tuổi của bé.
Khi mua kem chống nắng, có ba điều quan trọng cha mẹ cần lưu ý và phải kiểm tra trên nhãn hàng: Có SPF, yếu tố bảo vệ chống nắng từ 30 trở lên; Bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB; Có khả năng chống nước, bảo vệ trẻ em khi ở dưới nước trong 40-80 phút.
Tiến sĩ Anna Bender, bác sĩ da liễu nhi khoa tại Weill Cornell Medicine và NewYork-Presbyterian, Mỹ chia sẻ về những sai lầm phổ biến mà cha mẹ vô tình mắc phải khi bôi kem chống nắng cho trẻ.
Khi bôi kem chống nắng, cha mẹ thường bỏ sót một số bộ phận trên cơ thể như tai, môi, bàn chân. Môi dưới đặc biệt dễ bị cháy nắng vì nó trực tiếp đối mặt với ánh nắng mặt trời. Đó là lý do tại sao Bác sĩ Bender khuyên bạn nên thoa son dưỡng môi có SPF 30 hoặc cao hơn.
Bôi lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ trẻ chơi ngoài trời hoặc bơi lội. Có rất nhiều dạng kem chống nắng khác nhau nhưng sử dụng dạng kem cho trẻ sẽ hiệu quả hơn dạng xịt.
Kem chống nắng dạng xịt không nên dùng gần mặt, miệng vì trẻ có thể hít phải các thành phần gây kích ứng phổi. Thay vào đó, người lớn nên xịt kem chống nắng vào tay mình rồi thoa lên mặt trẻ.
Dù đã bôi kem chống nắng đầy đủ, nhưng để an toàn cho trẻ khi chơi ngoài trời, cha mẹ nên sử dụng thêm kính râm, mũ đội đầu cho con. Trước khi thực hiện hoạt động ở ngoài trời, cha mẹ nên xem xét chỉ số tia cực tím để sắp xếp thời gian cho hợp lý. Thời gian thích hợp thường là buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn.
Top 4 lọ kem chống nắng bảo vệ da tối ưu: Bôi xong da vẫn ráo mịn, không hề bóng dầu dù trời nóng đỉnh điểm Bạn sẽ muốn bôi kem chống nắng mỗi ngày nếu biết đến 4 sản phẩm chất lượng, dùng siêu thích sau đây. Ai cũng biết rằng, kem chống nắng là sản phẩm skincare quan trọng số một vì giúp bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, tìm được lọ kem chống nắng mang đến cảm giác dễ chịu, khiến bạn muốn...