Đa dạng tour du thuyền trên sông để hút khách
TP HCMKhách quốc tế chưa quay trở lại, không ít doanh nghiệp chủ động xoay sang mở tour du thuyền trên sông Sài Gòn để hút khách nội địa.
Hơn 24 năm hoạt động trong ngành du lịch, ông An Sơn Lâm, Tổng giám đốc Công ty TNHH thuyền buồm Đông Dương luôn muốn xây dựng và mang lại những trải nghiệm thú vị cho khách du lịch đến với TP HCM. Sau 3 tháng tạm ngừng vì Covid-19, ngay khi hết giãn cách xã hội, 4 chiếc tàu trong hệ thống Indochina Queen của ông bắt đầu hoạt động trở lại. Tuy nhiên, thuyền cũng chỉ là địa điểm ăn trưa, hội họp chứ không có nhiều đoàn khách ăn tối trên du thuyền như trước dịch.
Theo ông Lâm, trước dịch mỗi ngày du thuyền của ông phục vụ ít nhất khoảng 100 khách nội địa đến ăn tối. Nhưng nay, chỉ tầm khoảng 50 khách vào cuối tuần. Trong tuần, con số này còn “thê thảm” hơn nhiều.
“Thuyền bỏ không sẽ nhanh xuống cấp. Mùa này, khách ít đi xa. Sản phẩm này không chỉ làm gia tăng giá trị trải nghiệm cho du khách mà ngay cả cư dân Sài Gòn cũng sẽ thấy thú vị. Đây cũng là cách quảng bá du lịch đường sông TP HCM”, ông Lâm nói về lý do ra đời tour thưởng ngoạn trên du thuyền sông Sài Gòn. Ông đánh giá thành phố có nhiều điểm đến hấp dẫn du khách như Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, địa đạo Củ Chi… nhưng lại không có nhiều sản phẩm mới để thu hút khách đã đến quay trở lại.
Hành trình tour thưởng ngoạn TP HCM trên du thuyền từ sông Sài Gòn sẽ đưa du khách khám phá được một thành phố năng động, hiện đại. Ảnh: An Lâm.
Video đang HOT
Tour ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn với tổng thời gian 90 phút, rời bến Trung tâm dịch vụ hàng hải Cảng Sài Gòn (5 Nguyễn Tất Thành, quận 4) vào lúc 17 giờ 30 phút và xuôi về hạ lưu cầu Sài Gòn. Ngồi trên thuyền, khách thưởng thức một phần nước uống kèm khẩu phần ăn nhẹ; thưởng lãm thành phố hiện đại với tòa nhà Landmark 81 nổi bật. Tour cho người lớn chỉ 100.000 đồng/ lượt; vé cho trẻ từ 6 – 10 tuổi có giá 50.000 đồng/ lượt, mức này đã giảm 50% so với giá dự kiến bán sau khi hết dịch.
“Chúng tôi hướng đến lợi ích trực tiếp cho khách hàng nên sẽ bán một giá này cho cả du khách và lữ hành. Sau khi thị trường du lịch mở cửa trở lại bình thường, chúng tôi mới tính đến chuyện hợp tác với lữ hành để phát triển mạnh hơn”, ông Lâm nói. Chỉ sau 5 ngày đi vào hoạt động, Indochina Queen đã phục vụ 500 lượt khách, một tín hiệu khá khả quan.
“Du lịch gắn với sông nước là nét đặc trưng của thành phố vốn ‘trên bến dưới thuyền’ như Sài Gòn. Mở thêm dịch vụ mới để phục vụ du khách và người dân còn là cách giúp doanh nghiệp giảm lỗ trong thời điểm khó khăn hiện nay”, ông Lâm nói. Với chi phí bến đậu gần 400 triệu đồng/ tháng, doanh nghiệp ông thật sự “điêu đứng” bởi Covid-19.
Ngày 10/7 tới đây, công ty Greenlines DP cũng mở tuyến tàu du lịch đường thủy nội địa từ bến Bạch Đằng trên sông Sài Gòn vòng qua bán đảo Thanh Đa, đón khách tại bến Bình Hòa lên Thủ Dầu Một (Bình Dương), cập bến Tiamo, sau đó vòng lên địa đạo Củ Chi (Bến Đình, Bến Dược).
Với tần suất 4 chuyến/ ngày, cự ly di chuyển trên toàn tuyến là 60 km, phương tiện di chuyển gồm các tàu cao tốc sức chở lớn nhất là 96 khách/ tàu, đưa du khách khám phá vẻ đẹp của một hệ sinh thái sông nước giữa Sài Gòn. Trong đó có đoạn qua cầu Bình Lợi mà hơn 100 năm qua, tàu lớn không thể đi do vướng hạ tầng.
Ông Trần Song Hải, Tổng giám đốc công ty cho biết, đây là sản phẩm du lịch mới mà đơn vị ông tung ra nhằm thu hút khách đến với TP HCM. Hiện nay, giá vé khởi hành từ bến Bạch Đằng đến Bến Đình là 220.000 đồng; vé từ bến Bạch Đằng đi Bình Dương 120.000 đồng và vé từ Bình Dương đi Củ Chi 150.000 đồng.
Du khách ghi lại những hình ảnh khi đi tour thưởng ngoạn TP HCM trên sông Sài Gòn. Ảnh: An Lâm.
Ông Lê Hòa Hiệp, thạc sĩ chuyên ngành quản trị lữ hành cho rằng, việc xây dựng và đưa vào hoạt động những sản phẩm du lịch mới sẽ tạo nên giá trị cạnh tranh giữa TP HCM với các địa phương khác trong cả nước.
“TP HCM không có thế mạnh về hút khách du lịch nội địa. Khi thị trường du lịch nước ngoài còn đóng cửa, người dân chỉ đi du lịch trong nước. Việc có sản phẩm mới, hấp dẫn sẽ là điểm cộng để hút khách đến trải nghiệm”, ông Hiệp nói.
Trong 6 tháng đầu 2020, tổng số khách du lịch đến thành phố chỉ đạt 9,4 triệu lượt, giảm 54,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,3 triệu lượt, chủ yếu là lượng khách đến của 3 tháng đầu năm, giảm 69,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Khách du lịch nội địa đạt 8,1% triệu lượt, giảm 50,9% so với cùng kỳ.
Hà Nội giới thiệu hơn 1.000 sản phẩm kích cầu du lịch
Chương trình 'Quảng bá điểm đến văn hóa - du lịch Hà Nội năm 2020' diễn ra từ ngày 26 đến 28-6 với hơn 1.000 sản phẩm tour kích cầu du lịch, giảm giá sâu sẽ được giới thiệu để phục vụ du khách đi du lịch nội địa.
Nhiều hoạt động kích cầu du lịch được tổ chức cuối tuần này, trong đó các hãng hàng không Việt Nam sẽ "tung" ra nhiều vé máy bay giá rẻ (ảnh minh họa).
Như HNMO đã đưa tin, chương trình "Quảng bá điểm đến văn hóa - du lịch Hà Nội 2020" do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội thực hiện, được xem là lễ hội kích cầu du lịch lớn nhất của Hà Nội kể từ sau dịch Covid-19.
Theo đó, tối 26-6 sẽ diễn ra lễ khai mạc, công bố chương trình kích cầu du lịch Hà Nội với các sản phẩm tour đặc sắc được giảm giá 20-50%. Không gian quảng bá sản phẩm kích cầu du lịch được quy hoạch trên phố Lê Thạch, gồm 50 gian hàng với sự tham gia của hơn 70 doanh nghiệp lữ hành và khu điểm du lịch cùng đại diện du lịch 3 tỉnh: Quảng Bình, Lạng Sơn, Hà Giang.
Trao đổi với HNMO chiều 23-6, ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng Xúc tiến du lịch (Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội) cho biết, lễ hội kích cầu du lịch đã huy động các doanh nghiệp đưa ra hơn 1.000 sản phẩm tour kích cầu, khuyến mãi giảm giá sâu để du khách có cơ hội được sử dụng dịch vụ chất lượng với giá tốt nhất.
Dịp này, các công ty lữ hành cũng phối hợp với điểm đến của Hà Nội giới thiệu sản phẩm du lịch mới, điển hình như Công ty lữ hành Hanoitourist và Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò giới thiệu tour trải nghiệm về đêm; các điểm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, đền Ngọc Sơn cũng giới thiệu những sản phẩm du lịch đặc trưng.
Cùng với hoạt động của Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội, Câu lạc bộ du lịch Thủ đô và các hãng lữ hành, khu, điểm du lịch, lễ hội còn có sự tham gia tích cực của hai hãng hàng không hàng đầu Việt Nam là Vietnam Airlines và Vietjetair với hàng chục nghìn vé máy bay giá rẻ được tung ra nhằm kích cầu du lịch cho nhân dân Thủ đô.
Trong thời gian diễn ra sự kiện, nhân dân Thủ đô và khách du lịch trong nước còn được thưởng thức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, lễ hội đường phố với sự tham gia của 3.000 người; thưởng thức ẩm thực Hà Nội tại 30 gian hàng; tham gia cuộc thi tìm hiểu về Hà Nội...
Tây Bắc hoàn hảo cho những chuyến du lịch sau mùa dịch Những điều kiện của vùng Tây Bắc được xem là phù hợp với thị hiếu của nhóm khách du lịch nội địa sau dịch. Ngày 12/6, Hiệp hội Du lịch đã tổ chức lễ phát động chương trình Kích cầu du lịch Tây Bắc với sự tham dự của hơn 150 doanh nghiệp trên cả nước. Theo phân tích, sau đại dịch, thị...