Đa dạng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu
Mặc dù xuất khẩu vẫn đang phục hồi mạnh mẽ nhưng các yếu tố gây bất lợi tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng đang xuất hiện.
Điều này đến từ thương mại toàn cầu đang phục hồi chậm lại do tác động từ xung đột giữa Nga – Ukraine cùng tình hình dịch bệnh bùng phát và chủ trương “Zero COVID” tại Trung Quốc. Do đó, để giảm sự lệ thuộc vào một số thị trường, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường, tìm khách hàng mới để đẩy mạnh xuất khẩu.
Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Giang (tỉnh An Giang). Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Nhận định từ các chuyên gia thương mại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy, việc quốc gia này vẫn đang thực hiện các biện pháp phong tỏa do COVID-19 sẽ ảnh hưởng tới công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới.
Thực tế cho thấy, mặc dù đơn hàng xuất khẩu dồi dào, hoạt động sản xuất phục hồi, lao động ổn định, song các ngành sản xuất chủ yếu đang phải gồng mình trong cơn “bão giá” vì hầu hết các chi phí sản xuất đầu vào đều tăng cao, do tác động kép từ đại dịch và xung đột Nga-Ukraine.
Theo đại diện một số doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất là tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và chi phí đầu vào gia tăng quá mạnh. Trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp nào có tỷ trọng nguyên liệu mua trong nước cao sẽ thuận lợi hơn.
Lý do là hầu hết các ngành nhập nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc, trong khi nước này đang thực hiện chính sách Zero COVID-19, khiến chuỗi cung ứng bị chậm lại. Không những thế, có thời điểm đã gây ùn tắc hàng hóa nghiêm trọng tại khu vực cửa khẩu, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp gây sụt giảm kim ngạch thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua.
Mặt khác, xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc còn vướng mắc. Sở dĩ vậy do nhiều doanh nghiệp hai nước vẫn lựa chọn xuất khẩu tiểu ngạch vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hơn nữa, hạ tầng giao thông và các dịch vụ logistics còn hạn chế nên nguy cơ tái diễn tình trạng ùn tắc nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được tháo gỡ kịp thời.
Tìm kiếm thị trường mới
Ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận chia sẻ, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nhất là thanh long, Sở Công Thương Bình Thuận sẽ trao đổi thường xuyên với Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc để khuyến cáo và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tránh tập trung vào một cửa khẩu để hạn chế hiện tượng ùn tắc hàng hóa khi thu hoạch rộ.
Video đang HOT
Ngoài thị trường Trung Quốc, Bình Thuận sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài; trong đó, chú trọng thị trường Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, các quốc gia Trung Đông và các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Mặt khác, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam như: Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Big C (Thái Lan)… để thông qua đó tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.
Trước những khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa giai đoạn từ 2012-2025, ngoài Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc Nhật Bản, tỉnh Sơn La vẫn coi Campuchia là một thị trường xuất khẩu nhãn, mận tiềm năng.
Thực tế cho thấy, đã có nhiều hợp tác xã trồng cây ăn quả ở Sơn La xuất khẩu nông sản thành công sang Campuchia. Chẳng hạn như Hợp tác xã xây dựng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Chấn Yên liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu mận; Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bảo Lâm xuất khẩu nhãn…
Theo các chuyên gia, Campuchia là một thị trường gần với Việt Nam nhưng bên cạnh những hợp tác xã tận dụng được cơ hội xuất khẩu nông sản, không ít hợp tác xã lại bỏ qua thị trường này.
Trong khi nếu muốn xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Sỹ, các hợp tác xã cần phải bảo đảm được các đơn hàng với số lượng lớn, đạt được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng như các chứng nhận hữu cơ quốc tế, trải qua nhiều công đoạn kiểm dịch thực vật phức tạp…
Hơn nữa, điểm thuận lợi trong xuất khẩu nông sản, hàng hóa sang Campuchia là quãng đường vận chuyển hàng ngắn và có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa, nhu cầu thị trường, thói quen tiêu dùng.
Ngoài Campuchia, Lào cũng được đánh giá là một thị trường gần, giàu tiềm năng đối với nông sản, hàng hóa. Hợp tác xã Thủy sản Thanh Chăn (Điện Biên) có diện tích ươm nuôi thủy sản lên đến gần 5ha và thị trường tiêu thụ cá giống chủ yếu là các huyện vùng ngoài lòng chảo Điện Biên và xuất sang Lào, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ông Trần Văn Yên, Giám đốc Hợp tác xã Thuy sản Thanh Chăn cho biết, Lào và Việt Nam hiện có 7 cặp cửa khẩu chính và 18 cặp cửa khẩu phụ, 8 cặp cửa khẩu quốc tế, có 10 tỉnh giáp biên. Điều này giúp giao thương thuận lợi, quãng thời gian và chi phí được rút ngắn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á và thế giới.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc nâng cao tiêu chí chất lượng, đáp ứng các thị trường khó tính, việc tận dụng các thị trường gần như Lào, Campuchia, Thái Lan… là điều cần thiết. Bởi thị trường đầu ra cho hàng hóa luôn có nhiều biến động, nhất là khi dịch COVID-19 xảy ra, cước vận tải xuất đi các nước trên thế giới đang chưa có dấu hiệu dừng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nông sản chưa qua chế biến của Việt Nam hiện còn cao, khoảng 65%, nên việc xuất khẩu tươi sang các thị trường gần sẽ phần nào giải quyết được bài toán được mùa mất giá, giảm chi phí vận chuyển, phù hợp điều kiện đầu tư, từ đó từng bước tăng sức cạnh tranh.
ADVERTISING
00:00
Hơn nữa, dù là các nước nông nghiệp trong khu vực, nhưng các thị trường này cũng có nhu cầu lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi, thủy sản vì đặc điểm lệch mùa.
Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới, Bộ Công Thương lưu ý các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo toàn bộ hệ thống Thương vụ tại các nước châu Âu có trách nhiệm cao nhất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đang có gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine để tìm cách chuyển hướng sang các thị trường phù hợp tại châu Âu.
Bởi với việc phụ thuộc lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc nếu tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng bị kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới.
Cùng với đó, Bộ Công Thương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, chú trọng triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, các cam kết trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.
Bên cạnh đó, theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp, tăng cường thông tin, hỗ trợ cho các hiệp hội, doanh nghiệp.
Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương biên giới phía Bắc tiếp tục giao thiệp, trao đổi thường xuyên với phía Trung Quốc để bàn bạc các giải pháp nhằm tháo gỡ ùn tắc, tăng hiệu suất thông quan, hướng đến thông quan thông suốt ổn định lâu dài.
Tận dụng tốt các hiệp định thương mại, xuất khẩu của nước ta tăng trưởng mạnh mẽ
Nhờ tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu và mang lại sự tăng trưởng kim ngạch mạnh mẽ.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến hết tháng 4/2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 122 tỉ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Điểm nổi bật trong năm nay là DN trong nước tăng đến 21,6%, cao hơn so với DN có vốn đầu tư nước ngoài (chỉ tăng 14,7%). Điều này cho thấy sự nỗ lực của các DN trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp, chi phí vận chuyển tăng cao...
Bộ Công Thương cũng đánh giá năm 2022 sẽ là một năm "bùng nổ" trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, nhiều mặt hàng sẽ thiết lập các kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, 3 nhóm ngành dệt may, da giày, nông - lâm - thủy sản có sự tăng tốc ấn tượng nhất. Xuất khẩu nhóm nông - lâm - thủy sản đang tăng trưởng mạnh và tăng đều ở hầu khắp các thị trường.
Cụ thể, trong 4 tháng qua, nhóm ngành này ước đạt trên 10 tỉ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điểm sáng đáng chú ý trong nhóm hàng này là xuất khẩu thủy sản tiếp tục đạt trên 1 tỉ USD trong tháng 4, tăng gần 40% so với tháng 4.2021. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp mặt hàng này xuất khẩu vượt mức 1 tỉ USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, riêng xuất khẩu thủy sản cả nước ước tính đạt gần 3,6 tỉ USD, tăng gần 44% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý 1/2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 5,288 tỉ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng cao trong điều kiện đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Ngành da giày đặt kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 20 tỉ USD trong năm 2022, tăng 12,7% so với năm 2021.
Có được kết quả khả quan trên, Bộ Công Thương cho rằng đó là do các DN đã tận dụng tốt cơ hội thị trường và thuế quan mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại. Việt Nam ký hợp tác FTA song phương và đa phương với nhiều đối tác, từ đó mở ra cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa. Mặt hàng giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo FTA khá cao, chiếm 96% với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Ngành này tận dụng được ưu đãi thuế quan nhờ tiêu chí xuất xứ đối với mặt hàng giày dép trong các FTA được đánh giá là phù hợp với khả năng đáp ứng của DN Việt Nam.
Ưu đãi FTA cũng được các DN ngành nông - lâm - thủy sản tận dụng tốt. Theo Bộ NN-PTNT, 4 tháng đầu năm 2022 đã có 5 nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD.
Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chủ tịch Đỗ Xuân Lập cho rằng, hiện tại nhu cầu gỗ và đồ nội thất trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục tăng và DN ngành gỗ, đặc biệt là ngành nội thất cũng đã kín đơn hàng đến hết quý 3/2022, thậm chí là hết năm 2022. Với đà tăng trưởng này, mục tiêu ngành gỗ đạt 16 tỉ USD là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Theo ông Lập, hàng loạt FTA đang được thực thi như EVFTA, CPTPP tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm khi mức thuế giảm dần về 0%. Bên cạnh đó, Trung Quốc - nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn trên thế giới lại hạn chế xuất khẩu để chống dịch COVID-19; Ý, Đức và các nước phát triển khác đang giảm sản xuất do ảnh hưởng suy thoái và chi phí tăng cao... Đây là cơ hội để VN gia tăng xuất khẩu mặt hàng này.
Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), ông Cao Hữu Hiếu nhận xét: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP) là một FTA thế hệ mới đã tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu, trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số.
Trong khối Hiệp định RCEP có một số nước là thành viên của Hiệp định CPTPP sẽ hóa giải những khó khăn, thách thức đến từ nguyên liệu "đầu vào" vì sẽ giúp bổ trợ phần nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước hiện nay. Đơn cử, Nhật Bản là một thị trường tiềm năng, nếu như trước đây, hàng may mặc vào thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và Nhật Bản (trong khi Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc), thì nay với Hiệp định RCEP, hàng may mặc được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Ông Cao Hữu Hiếu cho rằng, đối với bất kỳ FTA nào, DN luôn luôn khuyến khích cũng như phổ biến kiến thức cho các đơn vị về lộ trình giảm thuế, cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan, thuận lợi hóa thương mại... Ngoài ra, tập đoàn cũng tổ chức các chuyến kết nối thực tế giữa DN trong Vinatex với khách hàng để DN chủ động tìm hướng hợp tác, thúc đẩy xuất khẩu, tận dụng tối đa các lợi ích mà hiệp định này mang lại.
Doanh nghiệp xuất khẩu liên tục sập 'bẫy lừa Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn. Liên tục cảnh báo Mới đây, Thương...