Đa dạng kiểu mẫu game thủ trong game online Việt
- Bạn là tín đồ của game online và bạn là một trong những mẫu game thủ nào dưới đây?
Có người chơi game để giải trí, cũng có người chơi game là để thể hiện đẳng cấp chuyên nghiệp hoặc vung thật nhiều tiền có được ánh hào quang trong xã hội “ảo”… và còn nhiều kiểu game thủ nữa khi tham gia vào thế giới game online. Hãy cùng Game8 điểm mặt những kiểu game thủ ấy.
Chơi game chỉ để giải trí giống như xem phim, ca nhạc …
Những game thủ xem game chỉ là món ăn tinh thần để giải trí thường là những nhân viên văn phòng, công chức nhà nước hoặc có cả những bác cao niên. Những game mà họ chơi thường là các mini game, flash game, game mobile … mà điển hình là các trò như: Bejewels, Line, Chọi trứng, Red Alert …
Tuy nhiên, dạng game thủ này cũng rất nhiều trong các game online tại Việt Nam. Họ không mang nặng tính ăn thua, mà chỉ quan trọng yếu tố giải trí mà game mang lại thông qua các sự kiện online, offline. Họ chính là nhân tố chính để kết nối cộng đồng game online và cũng là yếu tố để cộng đồng phát triển theo hướng sâu, rộng.
Số lượng nhiều hay ít game thủ chơi để giải trí còn tùy thuộc vào độ hấp dẫn, lớn mạnh, cũng như sự quan tâm chăm sóc của NPH dành cho game đó. Và số lượng game thủ này cũng chính là thước đo chính xác mức độ hot, thành công của một game khi đưa ra thị trường.
Game thủ chơi mãi vẫn không “pro”
Đó có thể là những game thủ vừa chập chững làm bước vào thế giới game online hoặc có thể là game thủ lâu năm nhưng kinh nghiệm chơi game còn hạn chế. Họ thường bị gán cho các biệt danh như: gà, noob … thường nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị gán cho biệt hiệu gà là vì nhân vật ảo của bạn có cấp độ thấp, đồ “cùi bắp”, ngoài ra họ thường gây ức chế cho đồng đội trong những buổi đi train level, đi săn boss, hoặc trong các cuộc chiến với bang hội khác.
Chơi game dở, thường bị gọi là “gà”.
Một yếu tố quan trọng mà các game thủ chơi mãi vẫn không “pro” không thể vứt bỏ, đó là tình trạng họ thường có những hành động ngớ ngẩn hoặc cứ hỏi đi hỏi lại một vấn đề cơ bản trong game nhưng bị họ quan trọng hóa.
Game thủ vung tiền để đổi lấy ánh hào quang trong thế giới “ảo”
Video đang HOT
Trong bất kì game online nào tại Việt Nam, bạn đều có thể bắt gặp hàng chục hàng trăm game thủ dạng này. Tùy theo túi tiền mà họ có, thì mức độ đầu tư cho nhân vật ảo trong game của họ cũng khác nhau. Ví dụ trong game Kiếm Thế để đạt được danh hiệu tài phú Chí Tôn, bạn phải đầu tư tầm trên chục triệu đồng hoặc để đạt được danh hiệu Vô song vương giả như nhân vật nổi tiếng BeoKaka thì số tiền bỏ ra là hàng tỷ đồng.
1,8 tỷ là số tiền đã được đầu tư vào nhân vật BeoKaka.
Đây thường là những game thủ có kinh nghiệm chơi game không cao, nhưng với “máu” ăn thua, thích thể hiện cộng với túi tiền khổng lồ của mình, thì để có được một nhân vật có thể làm thõa mãn mọi ước muốn trong game, họ sẵn sang chi hàng chục, hàng trăm triệu thậm chí là hàng tỷ đồng.
Với việc chi một núi tiền như thế, các đại gia “ảo” trong game có vai trò quan trọng cũng giống như những đại gia giàu có trong đời thực. Họ thường là những đối tác làm ăn đầy tiềm năng với các game thủ chuyên săn tiền và họ được đánh giá là cốt lõi chủ yếu, nguồn thu lớn để duy trì game của các NPH.
Các game thủ sinh ra là để chơi game
Đây là kiểu game thủ mà bất kì ai khi tham gia vào thế giới game online cũng phải nể sợ và quí trọng. Bởi vì trong thế giới “ảo” này họ thật sự là những nhà lãnh đạo tài ba, họ hiểu rõ mọi đường đi nước bước của game, họ đưa ra kế hoạch rõ ràng cho các thành viên còn lại trong từng giai đoạn phát triển của game.
Trong thế giới “ảo” họ là một vị lãnh đạo tài ba.
Kiểu game thủ này thường được bầu vào vị trí cao nhất trong các guild, bang hội … Ngoài việc tranh đua vị trí trên các bảng xếp hạng cá nhân, họ còn phải lèo lái 1 con thuyền lớn để nó trở thành bang hội có tiếng và có thế lực mạnh trong game.
Game online là một công cụ kiếm tiền
Khác với các game thủ chuyên nghiệp được trả lương cao để luyện tập, thi đấu cũng như không có được kĩ năng cá nhân đặc biệt. Tuy nhiên bằng các hiểu biết nhất định khi chơi game, mục đích của họ là kiếm thật nhiều vàng trong game hoặc các vật phẩm có giá trị để bán lấy tiền thật ngoài game.
Họ góp phần thúc đẩy thị trường mua bán trong game phát triển.
Đặc điểm để nhận dạng game thủ dạng này không quá khó, họ không phải ngồi đồng cày cuốc mà họ có vẻ như bận rộn hơn để tìm kiếm các mối làm ăn, giao dịch. Công cụ chính để thực hiện tốt công việc của họ là một máy tính cấu hình mạnh để có thể chạy được nhiều tài khoản cùng lúc và các công cụ auto nhặt vàng, nhặt đồ.
Dạng game thủ này đã xuất hiện từ khá lâu trong làng game online Việt, từ thời MU Hàn Quốc vào năm 2003 đã có rất nhiều người vào game chỉ để mua bán kiếm tiền. Sự có mặt của họ cũng góp phần thúc đẩy sử phát triển mua bán trong 1 game, qua họ các loại hàng hóa sẽ được luân chuyển liên tục đến những người có nhu cầu cần thiết, cũng như tạo ra không khí sôi động, thị trường tiềm năng.
Game thủ chuyên nghiệp
Đối với dạng game thủ này, thì game là không còn là món giải trí tinh thần thuần túy, mà đối với họ game là một nghề nghiệp hẳn hoi, là một môn thể thao (eSports) có thể đưa họ lên tột đỉnh vinh quang và giàu có. Hiện tại, Hàn Quốc là đất nước được xem là kinh đô của eSports thế giới, nơi tập trung đông nhất các game thủ thi đấu chuyên nghiệp.
Các game thủ chuyên nghiệp tại đấu MSL (Hàn Quốc).
Họ được trả lương rất cao để luyện tập hàng ngày, được chế độ nghỉ ngơi và ăn uống có chế độ riêng giống như các vận động viên thể thao khác, để sau đó là hành trình tìm kiếm những vinh quang và danh hiệu cá nhân, tập thể về cho đội game, nhà quản lý tại các giải đấu lớn.
Theo Game8
Thật không thể xem thường các trò chơi mini
Trong thời gian gần đây, Castle Crasher - một tựa game downloadable nổi tiếng trên Xbox Live Arcade - đã công bố đạt được mức doanh số 2 triệu bản. Con số này mang nhiều ý nghĩa hơn mọi người có thể tưởng tượng khi chỉ nhìn vào bề nổi của doanh thu. Thậm chí, nó còn là một trong những cá nhân giúp thị trường của những tựa game mini chứng tỏ thực lực hùng mạnh của mình. Đây chính là tương lai của ngành công nghiệp game.
Đối với những tựa game bom tấn thì doanh số 2 triệu bản chẳng có gì to tát. Hơn thế nữa, so với mức giá chỉ khoảng 15 đến 20 USD của một trò chơi có hạng trên Xbox Live Arcade và PlayStation Network thì Castle Crasher cũng mới chỉ mang về được hơn 30 triệu USD cho nhà phát hành. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vào mức doanh thu đó trên phương diện của một nhà đầu tư, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt.
Một trò chơi "bom tấn" được bán với giá 60 USD. Khi chạm ngưỡng 2 triệu bản, nó sẽ mang về cho nhà sản xuất 120 triệu USD. Tuy nhiên, số tiền này sẽ bị hao hụt đi khoảng một nửa, nếu không muốn nói là có thể tới tận 2/3 cho các chi phí phát triển và marketing. Một dự án dạng này cũng tốn đến vài năm để thực hiện. Không những thứ, sau khoảng 1 năm, gần như không còn ai muốn mua nó nữa. Khách hàng sẽ chú ý tới những sản phẩm bắt mắt hơn của năm sau.
Castle Crasher cùng với một số trò chơi mini khác đang chứng tỏ được những điều ngược lại. Kể từ tháng 8 năm 2008, doanh số của trò chơi vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm mà chỉ tăng từng ngày cùng với sức tăng của thị trường game downloadable của Console và cả game cho các hệ máy giải trí cầm tay, iOS. Một trò chơi mini không tốn quá nhiều thời gian và kinh phí để phát triển. Vì thế, lợi nhuận mà nó mang về phần nào đó có ý nghĩa hơn số tiền thu về từ một dự án lớn.
Thay vì tập trung vào các dự án "to tiền", đòi hỏi mạo hiểm. Các nhà sản xuất có thể chọn hướng đi mới này để liên tục tung ra các sản phẩm giải trí giá rẻ ra thị trường. Không những thế, hình thức phát hành nội dung số này còn hạn chế tuyệt đối những vấn nạn ngày nay như vi phạm bản quyền hay kinh doanh đĩa game secondhand.
Hãy cứ nhìn ví dụ của AppStore. Một trò chơi nổi tiếng trong thị trường nhỏ này có thể kéo theo hàng trăm hàng nghìn trò chơi khác. Đến khi thị trường dành cho các tựa game mini đủ mạnh thì nó sẽ trở thành một đế chế mới, có sức ảnh hưởng mạnh trong cuộc sống hiện đại của con người, vốn không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi và cần những biện pháp giải trí nhanh gọn, mọi lúc mọi nơi. Dần dần, game mini cũng thay thế chỗ đứng của game mainstream ngày nay.
Cho đến lúc những trò chơi "bé hạt tiêu" như Angry Bird hay Cut the Rope đạt doanh số 18 triệu bản, ngành công nghiệp game đã phải bất ngờ về tốc độ phát triển của những tựa game mini, game cho XBLA và PSN, game downloadable, game trên hệ máy giải trí cầm tay, game trên iOS. Bản thân bạn có lẽ cũng đang là một khách hàng trung thành trong thị trường này.
Đúng là không thể xem thường những "em bé" của làng game.
Theo GameK
Gearbox "bật đèn xanh" việc remake Duke Nukem 3D Thông thường, những dự án game của fan hâm mộ thường chỉ dừng lại ở mức những mini game nhỏ hoặc các tựa game ăn theo ngắn ngủi. Thế nhưng làm lại cả trò chơi với đầy đủ tính năng và nội dung, hơn thế nữa, trên nền next-gen và được sự cho phép của nhà phát triển? Ngày 13 tháng 10 vừa...