Đa dạng hình thức hỗ trợ hộ nghèo đúng và trúng đối tượng
Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ông Phan Văn Tuấn Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang cho rằng: Các địa phương phải có kế hoạch giảm nghèo cụ thể cho riêng từng xã, từng huyện phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tế.
Tại An Giang, hộ nghèo, hộ cận nghèo sống tập trung ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa và các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Khmer, đông nhất ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú. Tính đến cuối năm 2020, địa phương có số hộ nghèo cao nhất là huyện Tri Tôn với hơn 2.300 hộ, kế đến là huyện An Phú gần 1.600 hộ. Huyện Tri Tôn cũng là địa phương có số hộ cận nghèo cao nhất tỉnh với gần 3.400 hộ, sau đó là thị xã Tân Châu với hơn 3.700 hộ và huyện Thoại Sơn hơn 2.900 hộ. Toàn tỉnh An Giang còn 4 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên, trong đó huyện Tri Tôn có 3 xã (Núi Tô, An Tức, Lê Trì) và xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên.
Người dân An Giang đầu tư làm nghề dệt vải, từng bước cho thu nhập ổn định.
Video đang HOT
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2020, An Giang đã giải ngân cho gần 30.000 hộ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền trên 900 tỷ đồng. Trong đó, có gần 2.400 hộ nghèo, gần 7.300 hộ cận nghèo và gần 3.900 hộ mới thoát nghèo được vay vốn. Tỉnh cũng thực hiện hỗ trợ, cấp gần 730 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, người dân thuộc vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện miễn giảm học phí và các chi phí khác cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số…
Cùng với đó, tỉnh đã đầu tư 75 công trình ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, với kinh phí gần 26 tỷ đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng 5 mô hình giảm nghèo, với 120 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới. An Giang hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng 17 mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình với 417 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia. Nhờ đó, trong năm 2020, số hộ nghèo tại An Giang giảm 4.000 hộ, còn 10.200 hộ (chiếm 1,9%). Trong đó, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số giảm 3,2% (tương đương hơn 2.400 hộ).
Đặc biệt, đến cuối năm 2020, An Giang không còn hộ nghèo có thành viên thuộc chính sách người có công với cách mạng; số hộ cận nghèo cũng giảm 0,15%, còn hơn 26.600 hộ (chiếm 4,94 %).
Ông Phan Văn Tuấn,cho biết thêm, từ nguồn vốn Trung ương, địa phương và vốn huy động, tỉnh đã hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ, nguồn vốn vay ưu đãi góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân. Qua đó, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế – xã hội và giảm nghèo đã đi vào cuộc sống, được nhân dân phấn khởi đón nhận và tham gia ủng hộ, góp phần vào thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Để các chỉ tiêu giảm nghèo đề ra có hiệu quả, trong thời gian tới ông Phan Văn Tuấn cho rằng, các địa phương phải có kế hoạch giảm nghèo cụ thể cho riêng từng xã, từng huyện phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tế. Đặc biệt trên cơ sở phân loại hộ, cần xây dựng các giải pháp giảm nghèo cho từng loại đối tượng, giải pháp phải có tính chất căn bản, lâu bền trên cơ sở các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tham gia, để họ từng bước ổn định và vươn lên trong cuộc sống.
Nhân rộng mô hình giảm nghèo ở xã Hoằng Yến
Xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) là xã bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn. Song, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã đã nắm bắt cơ hội để từng bước phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân.
Mô hình chăn nuôi bò sinh sản đã giúp anh Hồ Văn Thịnh thoát nghèo.
Theo chia sẻ của ông Lê Trọng Thảo, chủ tịch UBND xã, thì 5 năm trở về trước, Hoằng Yến luôn nằm trong các xã top cuối của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 chiếm tới 24% dân số. Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xã đã chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, thông qua các chính sách như hỗ trợ cây, con giống, tích tụ ruộng đất; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp và phát triển đồi rừng trên diện tích hơn 200 ha. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh xuất khẩu lao động, khuyến khích lao động trong độ tuổi tham gia làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước. Đồng thời kết hợp với các chính sách bãi ngang, đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo...
Đặc biệt, trong năm 2018, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã Hoằng Yến được hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo "chăn nuôi bò sinh sản", thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhận thấy đây là cơ hội giúp các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo, xã đã thành lập ban quản lý dự án, giám sát cộng đồng; đồng thời, chỉ đạo các thôn tổ chức họp dân để rà soát, lựa chọn hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện về lao động, tư liệu chăn nuôi để tham gia dự án.
Là một trong 25 hộ tham gia dự án, ông Hồ Văn Thịnh ở thôn Nghĩa Thục, chia sẻ: Lấy vợ với hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không, lại sinh liên tục 4 đứa con nên cái đói, cái nghèo cứ dai dẳng đeo bám. Năm 2018, được hỗ trợ 10 triệu đồng, gia đình tôi vay thêm 50 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội để đối ứng mua 1 con bò cái sinh sản trị giá 15 triệu đồng. Số tiền còn lại tôi đầu tư mua máy làm nghề mộc. Có bò, có việc làm ổn định đã giúp gia đình tôi nỗ lực vươn lên thoát nghèo vào cuối năm 2019. Hiện bò đã sinh sản được 1 con bê 5 tháng tuổi khỏe mạnh. Nếu không có chính sách hỗ trợ bò, vay vốn, giải quyết việc làm thì không biết đến bao giờ gia đình tôi mới thoát nghèo, chứ đừng mơ đến việc xây được căn nhà trị giá trên 300 triệu đồng này".
Với hộ chị Trương Thị Nguyện, ở thôn Chế 1, sống cảnh "mẹ góa con côi", một mình chị vừa nuôi mẹ già vừa nuôi con ăn học, nên khó khăn chồng chất. Năm 2018, được thôn bình xét tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chị được hỗ trợ 8 triệu đồng, cùng số tiền vay mượn thêm, chị mua 1 con bò trị giá 13 triệu đồng để chăn nuôi. Đến tháng 7-2020, bò đẻ 1 con bê cái. Chị Nguyện cho biết: Hiện bê con đã 7 tháng tuổi, có người hỏi mua nhưng tôi không bán mà để nhân đàn. Nhờ có chính sách của Đảng, Nhà nước, cùng sự quan tâm của địa phương, sự hỗ trợ của anh em họ hàng đã giúp tôi có con giống, có vốn để phát triển chăn nuôi. Hiện trong chuồng có 2 con bò, 5 con lợn và 30 con gà thịt. Cuộc sống của 3 mẹ con, bà cháu đã khấm khá hơn trước rất nhiều...".
Theo ông Thảo, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân trong xã và trở thành "cứu cánh", là động lực giúp các hộ vươn lên. Đến nay, tổng đàn bò của các hộ tham gia dự án là 30 con; trong đó bò cái sinh sản là 25 con. Đáng mừng hơn là 100% hộ được thụ hưởng từ dự án đã thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống 2,5% năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 15 triệu đồng/năm, đến năm 2020 tăng lên 43 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt từ mô hình, tới đây xã sẽ phát triển đàn bò sinh sản cả về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng để thu hồi và luân chuyển vốn tại địa phương. Qua đó, tiếp tục nhân rộng mô hình để có nhiều hộ được tham gia, góp phần giảm nghèo và xây dựng quê hương Hoằng Yến ngày càng giàu đẹp.
Từ 1-7: Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng, thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội...là những nội dung quan trọng nối bật tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Theo Điều 4 Nghị định 20/2021, từ 1-7, mức chuẩn trợ giúp xã hội sẽ...