Đá Còi cô đơn
Bản Đá Còi ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy nằm “biệt lập” với tỉnh lộ 10 – tuyến đường ngang nối hai nhánh đông và tây Trường Sơn huyền thoại. Bao đời nay, hơn 50 hộ dân vẫn sống trong cảnh không điện chiếu sáng, đường sá đi lại hết sức khó khăn…
Bản Đá Còi là một trong 14 bản vùng sâu, vùng xa của xã Ngân Thủy. Bản có tất cả 55 hộ dân, với 229 nhân khẩu, gồm hai vùng riêng biệt cách nhau gần 10 cây số đường rừng, trong đó, vùng Hang Còi (có 25 hộ) nằm biệt lập giữa đại ngàn Trường Sơn và Rào Đá (30 hộ) ở vùng ngoài cách tỉnh lộ 10 từ km 5 chừng 15 km.
Để được tận mắt chứng kiến đời sống sinh hoạt của bà con Vân Kiều ở khu vực Hang Còi, chúng tôi phải đi bộ mất hàng giờ đồng hồ băng rừng, lội suối. Ở đây mùa này con nước Rào Đá chảy xiết rất hung dữ nên chúng tôi phải nắm lấy tay nhau, dùng chân bám lấy những tảng đá tai mèo sắc nhọn mới qua được con suối.
Dọc đường đi, anh Hồ Văn Bốn, công an viên – người dẫn đường cho biết, từ bao đời nay, hàng chục hộ dân ở Hang Còi hàng ngày vẫn phải băng rừng, lội suối như thế này để ra trung tâm bản mỗi khi có công việc cần giải quyết. Đó là chưa kể đến chuyện phải đưa con ra trung tâm theo học. “Khó khăn nhất là về mùa mưa lũ, bà con ở Hang Còi chỉ biết nhìn theo dòng nước chảy xiết mà bất lực, hoặc những khi đau ốm cũng không có cách nào đi được, con em phải nghỉ học ở nhà. Hàng chục năm qua người dân vẫn sống trong điều kiện cách trở như thế”, anh Bốn than phiền.
Gian nan đường vào Rào Đá
Vào đến Hang Còi lúc đã nhá nhem tối. Vội uống ngụm nước suối, chúng tôi được Trưởng bản Hồ Minh Vừa dẫn đi tìm hiểu đời sống bà con Vân Kiều. “Hang Còi vẫn còn hoang sơ, khó khăn và thiếu thốn nhiều lắm cán bộ ơi!”. Trưởng bản Vừa vỗ vai tôi và liệt kê lên một điệp khúc về sự nghèo khó của bà con nơi đây.
Video đang HOT
Thiếu nước sạch sinh hoạt nên hàng ngày bà con ở Hang Còi phải xuống khe suối lấy nước về dùng
Cũng giống như người dân ở Rào Đá, hàng chục hộ dân ở Hang Còi vẫn chưa có điện chiếu sáng và phải thắp đèn dầu để sinh hoạt suốt hàng chục năm qua. Không những thế, họ còn phải sống trong cảnh không có nước sạch sinh hoạt. Vì thế, hàng ngày người dân phải đi lấy nước từ khe suối về sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Khi ốm đau muốn đến trung tâm khám bệnh phải đi gần 20 km đường rừng. Con em trong bản đi học chỉ có cách duy nhất là “băng rừng” trọ học.
Đá Còi mong lắm ngày có ánh sáng điện!
Theo Trưởng bản Vừa cho biết, trước đây, muốn đến trung tâm bản chỉ có cách duy nhất là “cuốc bộ” theo tuyến đường độc đạo ven các khe suối. Bây giờ, khu vực Rào Đá, bản Đá Còi đã có chút thay đổi hơn nhờ được đầu tư nâng cấp con đường cấp phối biên hòa nối từ đường 10 tại km 5 vào trung tâm bản.
“Vừa rồi chúng tôi đã vận động 25 hộ dân sống ở Hang Còi di chuyển ra vùng trung tâm và xin đất xây dựng khu tái định cư cho người dân. Sắp tới sẽ đầu tư xây dựng nguồn điện năng lượng mặt trời cho bà con, còn 30 hộ ở khu vực Rào Đá vừa rồi các đơn vị đo đạc cũng đã tiến hành khảo sát để mang ánh sáng điện về cho bà con”, ông Hồ Văn Núi, Phó Chủ tịch UBND xã Ngân Thủy.
Hiện bản Đá Còi đã được chương trình 134 đầu tư công trình nước tự chảy, cung cấp nước cho hai phần ba số gia đình trong bản, số hộ còn lại đang được khảo sát để đưa nước về. Tuy nhiên, đời sống của bà con nơi đây vẫn còn rất nhiều khó khăn. Và cái khó khăn nhất là không có điện chiếu sáng nên người dân phải thắp đèn đầu để sinh hoạt và cho con em học bài.
Không có điện nên bà con phải sinh hoạt dưới ngọn đèn dầu…
…và con em cũng phải chong đèn dầu để học bài
Trong sự khó khăn trăm bề ấy, Trưởng bản Vừa cười khà và từ hào rằng, ở Quảng Bình, Đá Còi được nhiều người biết đến lắm. Bởi, đây là bản đầu tiên ở vùng rẻo cao của tỉnh trồng được lúa nước. “Bản có gần 10 ha lúa, trồng hai vụ. Một số hộ dân làm 2 – 3 sào, hộ nhiều hơn thì có 4-5 sào ruộng lúa nước. Tuy cây lúa năng suất không cao như ở đồng bằng nhưng về cơ bản, lương thực cho bà con được giải quyết tại chỗ, góp phần ổn định đời sống người dân. Ngoài ra, bà con Vân Kiều còn chăn nuôi gia súc gia cầm để cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, điều mà bà con dân bản mong muốn bây giờ là được Nhà nước đầu tư điện chiếu sáng”, Trưởng bản Hồ Minh Vừa nói.
Cụ bà này đã ở cái tuổi “gần đất xa trời” nhưng chưa một lần nhìn thấy ánh sáng điện
Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Văn Núi, Phó chủ tịch UBND xã Ngân Thủy cho biết, với đặc thù là xã miền núi nên điều kiện kinh tế của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện xã vẫn còn gần 80% hộ nghèo về xây dựng cơ bản cũng đã được Nhà nước đầu tư theo các chương trình 134, 135 như vấn đề nhà ở, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho bà con xây dựng điểm trường tiểu học tại khu vực Rào Đá (bản Đá Còi) bê tông hóa kênh mương ở bản Cửa Mẹc, đầu tư đường bê tông vào bản Cây Sung… Tuy nhiên, để đưa bà con xã Ngân Thủy thoát khỏi nghèo đói thì vẫn đang rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của cấp trên.
Theo Dantri
Ánh sáng điện đến với cồn "5 không"
Ngày 15/10, UBND quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) tổ chức khởi công dự án kéo điện qua cồn Sơn, xóa tiếp cái "không điện". Cồn Sơn từng được mệnh danh là cồn "5 không" ở thành phố Cần Thơ.
Lãnh đạo địa phương phát lệnh khởi công đưa lưới điện đến cồn "5 không". (Ảnh: Huỳnh Hải)
Cồn Sơn (thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) nằm giữa sông Hậu, cách đất liền hơn 600m, với diện tích khoảng 231ha, có 83 hộ dân với trên 400 nhân khẩu sinh sống. Từ nhiều năm qua, người dân ở đây chịu nhiều thiếu thốn về các điều kiện sinh hoạt như: không điện, không đường, không trường....
Theo lãnh đạo UBND quận Bình Thủy, mặc dù chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc đầu tư lưới điện phục vụ cho người dân ở cồn, tuy nhiên việc đầu tư với kinh phí quá lớn, trong khi ngân sách còn hạn chế nên quận chưa thực hiện được.
Qua chủ trương kêu gọi xã hội hóa, Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam đã vào cuộc đầu tư. "Công trình được thực hiện là đáp ứng mong mỏi từ bấy lâu nay của người dân ở cồn, góp phần nâng cao đời sống của người dân", Chủ tịch UBND quận Bình Thủy Lê Tâm Niệm đánh giá.
Công trình kéo điện qua cồn Sơn có công suất thiết kế 1.600 KVA, với tổng mức đầu tư trên 8 tỷ đồng, thời gian thi công 75 ngày công trình được thi công ngầm nối điện lưới từ đất liền đến cồn Sơn. Đây là công trình điện ngầm vượt sông đầu tiên trên địa bàn TP Cần Thơ.
Cồn Sơn vẫn còn nhiều "cái không" cần được xóa để nâng cao đời sống người dân thành phố. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trước đây, cồn Sơn đến "5 không": điện, đường, nước, trường, trạm. Vào giữa năm 2010 thì cồn mới có nước. Tuy nhiên nước ở đây cũng chỉ đáp ứng được trên 70% cho các hộ dân.
Đường đi lại trên cồn chỉ độc đạo một con đường duy nhất dọc theo bờ sông và vòng quanh cả cồn, đây chỉ là một con đường nhỏ hai bên cỏ mọc tum tùm và có nơi còn bị sạt lở nghiêm trọng. Cồn không có lưới điện, người dân chỉ thắp sáng bằng đèn dầu, nến, bình ắc quy hoặc máy phát điện. Cồn cũng không có trường học, không có trạm y tế nên con em ở đây phải đi đò vào đất liền học, người dân bệnh thì phải đi đò vào đất liền để điều trị.
Bà Nguyễn Thị Út- Trưởng khu vực 1 (cồn Sơn) cho hay, người dân ở cồn Sơn sống chủ yếu là làm vườn nên kinh tế rất khó khăn. Đã nhiều năm nay mà cái tiếng cồn "5 không" rồi "4 không" ở thành phố trực thuộc Trung ương vẫn còn đó. Theo bà Út, người dân ở cồn Sơn lúc nào cũng mong muốn xóa hết những "cái không".
Tại buổi khởi công lưới điện, một người dân ở cồn Sơn vui vẻ nói: "Vậy là chúng tôi được xóa tiếp cái không thứ hai, người dân hay tin ai cũng mừng hết. Bà con chúng tôi vẫn mong mỏi chính quyền tiếp tục xóa những cái không còn lại để bà con có cuộc sống đầy đủ như trong đất liền".
Theo Dantri
Gặp gia đình "người rừng" ở Thanh Hóa Họ dắt nhau vào sống trong rừng sâu, gần 25 năm tồn tại bằng hái lượm, săn bắt. Sống nhờ nghề nguyên thủy Thấy khách lạ, người phụ nữ khẽ dập nhỏ lửa, xách ấm nước lên nhà mời khách. Chị già nua với những nếp nhăn, làn da đen sạm và mái tóc đốm bạc. Khuôn mặt khắc khổ khiến không ai...