Đã có Wagner, S-400 và Iskander-M, Belarus còn cần vũ khí mới nào nữa?
Là một đồng minh thân cận của Nga, Belarus cũng được thừa hưởng nhiều vũ khí trang bị hiện đại, tuy nhiên nước này vẫn đang tiếp tục bổ sung thêm nhiều khí tài mới.
Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với NATO và nhận thấy những thách thức ngày càng tăng đối với an ninh của mình từ các lực lượng phương Tây ở gần biên giới, Belarus đã bắt đầu đầu tư mạnh vào việc hiện đại hóa các khả năng quân sự trong nước.
Điểm cốt lõi trong quá trình hiện đại hóa khả năng phòng không và tấn công của Belarus là trang bị các hệ thống phòng không tầm xa S-400 và hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M mua từ Nga, hiện nước này đã có hai tiểu đoàn S-400 sẵn sàng chiến đấu.
Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko với các đơn vị quân đội
Wagner, S-400 và Iskander-M
S-400, Su-35 cùng với một số khí tài phòng không khác được coi là những phương tiện hữu hiệu, để đối phó lại việc các thành viên NATO triển khai ngày càng nhiều máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 ở Đông Âu.
Belarus đã nhận được các hệ thống tên lửa Iskander-M đầu tiên vào nửa cuối năm 2022, những hệ thống này đóng vai trò là phương tiện vận chuyển chính cho các đầu đạn hạt nhân mà nước này có quyền tiếp cận, theo thỏa thuận chia sẻ hạt nhân với Nga.
Belarus sau đó đã tiến hành các cuộc tập trận tấn công hạt nhân với các hệ thống Iskander. Tên lửa được tối ưu hóa để tránh hệ thống phòng không của đối phương và mang lại khả năng tấn công với độ chính xác cao, cho phép chúng tàn phá các mục tiêu quan trọng như sân bay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Video đang HOT
Bên cạnh việc triển khai S-400 và Iskander-M, Belarus cũng đã cho phép lực lượng bán quân sự của Tập đoàn Wagner hoạt động tại quốc gia này. Tổ chức này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ các hoạt động chống nổi dậy.
Nhiều chuyên gia cho rằng, sự có mặt của Wagner rất quan trọng với an ninh của Belarus, khi các nhóm bán quân sự được đào tạo và hỗ trợ bởi Ba Lan đang là mối đe dọa gây kích động tình trạng bất ổn ở Belarus, với mục tiêu cuối cùng là lật đổ nhà nước hiện tại và áp đặt một chính phủ thân phương Tây ở quốc gia này.
Với những kinh nghiệm sau hơn một năm chiến đấu ở Ukraine và nổi tiếng nhất là trong trận chiến giành Bakhmut, Tập đoàn Wagner sẽ giúp các lực lượng Belarus huấn luyện, bổ sung thực tiễn chiến đấu và giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn, vô hiệu hóa quân nổi dậy nếu cần thiết.
Ngoài việc sở hữu các hệ thống tên lửa mới và sự hỗ trợ từ lực lượng bán quân sự Wagner, thì Belarus cũng tích cực đầu tư toàn diện hơn để hiện đại hóa các lực lượng thông thường của mình, thông qua việc mua nhiều vũ khí từ Nga và tăng mạnh các đơn đặt hàng từ ngành công nghiệp quốc phòng trong nước.
Máy bay trực thăng tấn công Mi-35
Trực thăng tấn công mới
Vào tháng 2/2023, Chỉ huy Lực lượng Phòng không và Không quân Belarus Andrey Lukyanovich xác nhận rằng, nước này đang tiếp nhận hệ thống phòng không tầm ngắn Tor-M2 mới và một phi đội trực thăng Mi-35M, trong đó bốn chiếc đầu tiên sẽ được triển khai trong quý I/2024.
Hiện tại phi đội máy bay trực thăng tấn công của Belarus chủ yếu là Mi-24 được mua từ thời Liên Xô, trong khi đó Mi-35M là phiên bản hiện đại hóa cao được quân đội Nga mua với số lượng lớn vào những năm 2010 và được sử dụng thành công trong các cuộc tấn công ở Ukraine.
Máy bay này không phải là trực thăng tấn công chuyên dụng như các nền tảng Mi-28 và Ka-52 đắt tiền hơn, Mi-35M còn có thể thực nhiệm nhiều vai trò khác như vận chuyển binh sĩ. Mi-35M được xem là sự lựa chọn phù hợp bởi có sự tương đồng với những chiếc Mi-24. Hiện vẫn chưa rõ Belarus sẽ cho Mi-24 ngừng hoạt động hoàn toàn hay vẫn sửu dụng để tham gia cùng những chiếc Mi-35M mới.
Su-30SM của Belarus và MiG-29 (trái) cùng với Su-35S của Nga
Su-30SM
Belarus cũng đang đặt hàng các máy bay chiến đấu Su-30SM tiếp theo từ Nga, điều này đồng nghĩa với việc những máy bay chiến đấu MiG-29 có từ thời Liên Xô sẽ bị đưa ra khỏi biên chế.
Su-30SM là máy bay ‘thế hệ 4 ‘ được đánh giá có khả năng chiến đấu cao, máy bay được nâng cấp với một loạt các tính năng tiên tiến. Nổi bật nhất là phạm vi giao chiến trên không lên tới 400 km khi sử dụng tên lửa R-37M (gấp 2-4 lần tầm bắn của máy bay NATO sử dụng các tên lửa như Meteor và AIM-120).
Su-30SM là biến thể của tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27 Flanker mà Belarus kế thừa từ Liên Xô nhưng đã bị loại biên do chi phí vận hành rất cao. Các phương pháp sản xuất và vật liệu hiện đại hơn giúp Su-30SM vận hành ít tốn kém hơn so với Su-27, trong khi hệ thống điện tử hàng không, động cơ và vũ khí mới mang lại hiệu suất vượt trội hơn hẳn.
Hơn 120 chiếc Su-30SM đã được Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng và có hơn 500 máy bay chiến đấu từ cùng một nhánh của dòng Su-30 đã được chế tạo và phục vụ ở nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Algeria, Kazakhstan, Myanmar…
Xe tăng T-72 của quân đội Belarus.
Xe tăng nâng cấp
Đối với ngành công nghiệp trong nước, Belarus dự kiến sẽ hiện đại hóa khoảng 400 xe tăng T-72B kế thừa từ Liên Xô thành tiêu chuẩn T-72BM2 – một gói nâng cấp có thể so sánh với T-72B3M của Nga. Nó bao gồm hệ thống điều khiển hỏa lực mới, kính ngắm tầm nhiệt và áo giáp phản ứng nổ thế hệ thứ 3 chưa được đặt tên, nhưng có khả năng gần giống với Relikt của Nga.
Tuy nhiên, tính khả thi của gói nâng cấp này vẫn còn là một câu hỏi, vì những chiếc T-72B3 đã được chứng minh là dễ bị tổn thương trước các loại vũ khí chống tăng thế hệ mới như Javelin trên chiến trường Ukraine. Điều này khiến Nga phải phát triển một biến thể mới được bảo vệ tốt hơn nhiều có tên là T-72B4, với tiêu chuẩn giáp bảo vệ tương đương với dòng xe tăng mạnh nhất là T-90M.
Ngoài việc bổ sung các hệ thống S-400 và Tor-M2 được mua từ Nga, Belarus cũng được suy đoán là có ý định mua số lượng lớn hơn các hệ thống phòng không tầm trung BuK-MB3K, được cho là có chi phí vận hành rẻ hơn phiên bản BuK-M2.
Quân đội Sudan trở lại bàn đàm phán nhằm chấm dứt xung đột
Một nguồn tin Chính phủ Sudan ngày 15/7 cho biết các đại diện của quân đội Sudan đã trở lại Jeddah (Saudi Arabia) để đàm phán với các đại diện của lực lượng bán quân sự Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch, khi xung đột giữa hai bên đang bước sang tháng thứ 4.
Lực lượng bán quân sự Sudan RSF ở khu vực Gouz Abudloaa, gần thủ đô Khartoum. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguồn tin giấu tên cho hay: "Một phái đoàn của các lực lượng vũ trang Sudan đã trở lại Jeddah để nối lại đàm phán với RSF".
Hiện RSF chưa bình luận về việc quay trở lại bàn đàm phán ở Jeddah, sau khi các nhà hòa giải của Saudi Arabia và Mỹ đã phải hoãn đàm phán vào tháng trước do các lệnh ngừng bắn liên tục bị vi phạm.
Theo thống kê, các cuộc giao tranh nổ ra ở Sudan kể từ giữa tháng 4 đến nay đã khiến ít nhất 2.000 người thiệt mạng, hơn 3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và châm ngòi cho cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn ở nước này.
Saudi Arabia và Mỹ đã đứng ra làm trung gian cho các thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Sudan và lực lượng RSF trong những cuộc đàm phán ở Jeddah. Tuy nhiên, các thỏa thuận ngừng bắn này luôn bị vi phạm một cách có hệ thống.
Giao tranh tại Sudan: Trên 3 triệu người phải đi sơ tán Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), số người phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi giao tranh nổ ra tại Sudan gần 3 tháng trước đã vượt mức 3 triệu người. Người dân sơ tán tránh xung đột tới bang Gadaref, miền Đông Sudan, ngày 3/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Dữ liệu do IOM công bố ngày 11/7 cho thấy trên 2,4...