Đã có thuốc đặc trị virus Ebola?
Sức khỏe của hai bệnh nhân người Mỹ bị nhiễm virus Ebola sau khi được tiêm một loại huyết thanh thử nghiệm đã có những chuyển biến tích cực.
Bác sĩ người Mỹ Kent Brantly, bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Ebola được điều trị ở Mỹ đang có những chuyển biến tích cực về sức khỏe, sau khi được chuyển tới Bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta.
“Sức khỏe của anh ấy đang được cải thiện. Đây là một tín hiệu quan trọng và chúng tôi hy vọng anh ấy sẽ tiếp tục phục hồi”, Thomas Frieden, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh cho biết trên CBS.
Trước đó, Brantly gia nhập tổ chức Samaritan’s Purse và trở thành thành viên của đội ngũ y tế của tổ chức này hỗ trợ việc chống lại dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra. Đại diện của tổ chức này cho biết, Brantly đã được tiêm một mũi huyết thanh thử nghiệm trước khi rời khỏi Liberia.
Video đang HOT
Hai bệnh nhân bị nhiễm Ebola Nancy Writrbol và Kent Brantly
Nancy Writebol, một đồng sự của Brantly, cũng nhiễm phải loại virus Ebola khi còn ở Liberia. Writebol làm việc cho tổ chức SIM USA với công việc là khử trùng cho những bộ trang phục bảo hộ của nhân viên y tế tại một trung tâm y tế ở Monrovia. Hiện nay, sức khỏe của chị cũng được cải thiện sau khi điều trị bởi loại huyết thanh thử nghiệm này.
Tiến sĩ giám sát việc điều trị cho hai bệnh nhân Mỹ, Bruce Ribner cho biết, đây là thử nghiệm thuốc điều trị Ebola đầu tiên tại một cơ sở y tế Mỹ. Các bệnh nhân sẽ được điều trị tại một khu riêng biệt nhằm tránh căn bệnh này lây lan ra bên ngoài. Virus Ebola lây truyền qua việc tiếp xúc với các cơ quan hoặc chất dịch cơ thể như máu, nước bọt, nước tiểu và các dịch tiết ra khác của người bị nhiễm. Do vậy, các y bác sĩ sẽ được trang bị các dụng cụ bảo hộ cần thiết để tránh bị lây nhiễm.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị nào được FDA phê chuẩn đối với loại virus Ebola này. Bệnh viện Emory sẽ áp dụng các phương thức “chăm sóc hỗ trợ” để theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân và tiến hành các biện pháp như truyền máu, lọc máu để giữ cho sức khỏe của bệnh nhân được ổn định.
“Chúng tôi chỉ có thể giữ bệnh nhân sống đủ lâu để cơ thể có thể tự kiểm soát được loại nhiễm trùng này”, ông Ribner cho biết.
Trước đó, loại huyết thanh do công ty tư nhân Mapp Biopharmaceutical sản xuất này đã được thử nghiệm trên những con khỉ. Kết quả cho thấy, những con khỉ được dùng huyết thanh trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus Ebola đều còn sống. Tuy nhiên, hai bệnh nhân Brantly và Writebol đều dùng thuốc khi đã quá 48 giờ và dường như thuốc vẫn phát huy tác dụng tốt./.
Theo CNN/VOV
Sắp áp dụng tờ khai y tế đối với khách nhập cảnh để phòng bệnh Ebola
Theo đó, đối tượng thực hiện khai báo y tế gồm những hành khách đến từ vùng dịch trong vòng 21 ngày.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra tại vùng Tây Phi, Bộ Y tế nước ta đã ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống dịch bệnh này; đồng thời vừa có văn bản gửi các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông Vận tải và Ngoại giao về việc phối hợp giám sát và áp dụng tờ khai về tình trạng sức khỏe đối với khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế từ ngày 15/8.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch sốt xuất huyết Ebola từ tháng 12/2013 đến ngày 01/8/2014 đã ghi nhận 1.603 người mắc, trong đó có 887 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi (gồm Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria). Đây là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua của căn bện này, dịch bệnh diễn ra tại khu vực có dân di biến động qua biên giới, có khả năng lây truyền qua đường hàng không, nguy cơ dịch bệnh lan truyền sang các nước là rất lớn, trong đó có Việt Nam.
Hành khách đến từ Trung Đông thực hiện các thủ tục khai báo y tế. (Ảnh: Vietnam )
Để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh nguy hiểm ngay từ cửa khẩu, Bộ Y tế đề nghị 4 Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải và Ngoại giao phối hợp và chỉ đạo việc thực hiện khai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế. Theo đó, đối tượng thực hiện khai báo y tế gồm những hành khách đến từ vùng dịch trong vòng 21 ngày. Nội dung tờ khai y tế: thực hiện theo Thông tư số 32/2012 của Bộ Y tế quy định về khai báo tình trạng sức khỏe đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam.
Khi làm thủ tục nhập cảnh nếu phát hiện hành khách tới từ các quốc gia vùng dịch (chưa qua 21 ngày), cán bộ làm thủ tục xuất nhập cảnh chỉ dẫn hành khách tới bộ phận thực hiện kiểm dịch y tế dể khai Tờ khai y tế. Tại đây, kiểm dịch y tế có trách nhiệm hướng dẫn hành khách khai báo và đống dấu xác nhận vào Tờ khai y tế theo quy định. Khi phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh Ebola, kiểm dịch viên y tế sẽ tiến hành cách ly triệt để và thực hiện các biện pháp xử lý y tế theo quy định. Thời gian thực hiện áp dụng Tờ khai y tế từ 00 giờ ngày 15 tháng 8 năm 2014 tại tất cả các cửa khẩu quốc tế trong toàn quốc.
Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Ngoại giao hạn chế cử cán bộ đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola khi không cần thiết. Trường hợp phải đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh, cần tổ chức phổ biến và tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để chủ động phòng lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng./.
Theo VOV
Hàng không Anh ngừng bay tới Tây Phi vì sợ virus Ebola Một loạt hãng hàng không quyết định ngừng bay tới khu vực đang bùng nổ dịch Ebola ở châu Phi. Ngày 5/8, hãng hàng không British Airways của Anh đã quyết định ngừng các chuyến bay tới 2 quốc gia Tây Phi, tâm điểm của nạn dịch kinh hoàng do "virus sát thủ" Ebola gây ra đã cướp đi sinh mạng của hơn...