Đã có thiệt hại đầu tiên do cơn bão số 9, chuyên gia khí tượng cảnh báo một điều
Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 9 gây gió mạnh khủng khiếp, đã có những thiệt hại của ngành khí tượng thủy văn ở huyện đảo Trường Sa.
Theo các chuyên gia khí tượng, cấu trúc và phân bố gió của một vùng tâm bão rất kỳ lạ.
Đã có thiệt hại do bão số 9
Chiều qua (17/12) bão RAI vượt qua khu vực đảo Palawan của Philippines đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay.
Khi đi vào biển Đông bão số 9 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, chiều nay (18/12/2021) vùng tâm bão số 9 đi qua khu vực đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, với cường độ rất mạnh.
Thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy, bão số 9 đã gây thiệt hại lớn ở khu vực bão tác động, tại đảo Song Tử Tây có 2 trạm đo gió là trạm đo gió thủ công và trạm đo gió tự động, ngay từ khi mới ảnh hưởng bão số 9 đã làm đổ cột đo gió thủ công và sau khi bão đi qua với sức gió bão mạnh cuồng phong thì cột đo gió tự cộng cũng không còn chống chịu được và cũng đã bị gãy đổ, rất may các quan trắc viên đều an toàn.
Cán bộ khí tượng thủy văn đang thực hiện nhiệm vụ tại Trạm khí tượng hải văn Trường Sa. Ảnh: nchmf.
“Gió mạnh, trời mưa to, sóng biển cao gây khó khăn trong công tác quan trắc, lượng mưa từ 13h đến 14h lên đến 120mm, gió giật chưa từng thấy” – anh Mai Phương Nam, cán bộ khí tượng thủy văn đang thực nhiệm vụ tại Trạm khí tượng hải văn Trường Sa cho biết.
Sau khi cả 2 hệ thống quan trắc bị gián đoạn, các cán bộ phải thực hiện phương án đo gió “Bô-pho” thông qua quan sát thực tế chuyển động của cây và lá cây để ước lượng sức gió bão, anh Bùi Phương Nam cho biết thêm.
Tuy nhiên nhờ có trạm đo gió ở đảo Song Tử Tây các nhà khí tượng học đã chứng minh được một điều mà trước giờ nhiều người vẫn cho là lý thuyết, đó là bão mạnh khi đổ bộ, sau đó khi ở trong vùng tâm bão gió lặng, rồi khoảng 1-2 giờ sau bão sẽ mạnh lại khi phần phía sau của bão tác động tới.
Theo các chuyên gia, diễn biến gió bão chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1, ảnh hưởng của hoàn lưu trước bão: Khoảng thời gian từ 13h trở đi là vùng mây bão bắt đầu ảnh hưởng, gió tại đảo Song Tử Tây gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.
Giai đoạn 2, khi tâm bão đến, khoảng thời gian từ 14h40-14h50 vùng tâm/mắt bão đi qua, tại Song Tử Tây gió yếu, tốc độ gió giảm xuống dưới 10m/s, thời điểm lúc 15h50 trời còn lặng gió, lúc này Song Tử Tây nằm trọn trong vùng tâm/vùng mắt bão;
Giai đoạn 3, anh hưởng của hoàn lưu phía sau bão. Từ 16h20 trở đi Song Tử Tây gió mạnh trở lại, tốc độ gió trở lại với cấp 14, là phần phía sau của vùng tâm bão; cũng là điều mà các nhà khí tượng học rất hay cảnh báo đó là khi bão ảnh hưởng gió mạnh rồi sẽ có một khoảng thời gian gió lặng, sau đó gió sẽ mạnh trở lại.
Ảnh mây vệ tinh thời điểm vùng tâm bão số 9 ảnh hưởng tới Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa.
Với bão số 9 vùng mắt bão có độ rộng khoảng 60km, tốc độ di chuyển của bão khoảng 20km, nên chỉ khoảng 2h30-3h sau khi gió mạnh lần đầu sẽ xuất hiện gió mạnh lần 2; với 2 lần gió mạnh ngược hướng nhau đã vặn gẫy cột gió tại Song Tử Tây và từ thời điểm 16h30 trở đi cột gió bị đổ.
Cảnh báo: Bão số 9 rất mạnh
Từ quan sát này, các chuyên gia khí tượng cảnh báo, bão số 9 đã chứng minh nó là một cơn bão rất mạnh, từ đêm nay (18/12), nó sẽ khiến gió ở vùng biển ngoài khơi Thừa Thiên Huế – Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 7-8, từ ngày mai tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14; sóng biển cao từ 6,0-8,0m; biển động dữ dội.
Ở vùng biển ven bờ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, từ ngày mai tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 4,0-6,0m; biển động dữ dội.
Từ đêm nay (18/12) đến ngày 20/12, trên đất liền các tỉnh/thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7; trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên có gió mạnh cấp 6-7, vùng ven biển có nơi cấp 8, giật cấp 9.
Vì vậy các địa phương chịu ảnh hưởng của bão không được chủ quan và cần theo dõi sát diễn biến của bão số 9 để có ứng phó phù hợp.
Bão số 9 đi vào quần đảo Trường Sa, gió mạnh 150 - 165 km/giờ, giật cấp 17
Cơn bão số 9 đã đi vào vùng biển quần đảo Trường Sa với gió mạnh cấp 14, giật cấp 17; và dự báo từ đêm nay bắt đầu mưa lớn ở các tỉnh Trung và Nam Trung bộ.
Thông tin với báo chí chiều nay 18.12, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết chiều cùng ngày, cơn bão số 9 (tên quốc tế là bão Rai) đã đi vào vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa.
Cụ thể, trạm khí tượng đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa), ở thời điểm cơn bão đi qua, đã ghi nhận được gió mạnh cấp 14, tương đương tốc độ gió từ 150 - 165 km/giờ, giật cấp 17. Thông tin này cho thấy, bão số 9 là cơn bão rất mạnh.
Ông Trần Quang Năng chia sẻ thông tin về bão số 9 đã đi vào vùng biển quần đảo Trường Sa
Theo ông Trần Quang Năng, tâm bão số 9 còn cách đất liền các tỉnh Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 550 - 600 km nhưng với tốc độ di chuyển nhanh như hiện nay thì trong khoảng 12 giờ tới, vùng biển ven bờ bắt đầu chịu những tác động đầu tiên của cơn bão.
Ông Trần Quang Năng cũng cho biết, theo các dữ liệu dự báo cập nhật đến chiều nay, bão số 9 sẽ duy trì cường độ rất mạnh với gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 trong vòng 24 giờ tới. Bão di chuyển hướng chủ đạo là tây tây bắc.
Khi đến vùng biển ở kinh tuyến 110 độ kinh đông, vị trí áp sát vùng biển ngoài khơi Trung Trung bộ và Nam Trung bộ, bão số 9 có xu hướng đi lên hướng bắc và cường độ suy yếu dần, nhưng vẫn là cơn bão mạnh. Diễn biến nguy hiểm nhất là bão gây ra gió rất mạnh trên vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa.
Hình ảnh mắt bão số 9 khi đi vào vùng biển quần đảo Trường Sa chiều nay 18.12. Ảnh TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA
Cụ thể, ở vùng biển Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa, gió bắt đầu mạnh dần lên từ đêm nay và ngày mai 19.12 sẽ là cao điểm gió mạnh. "Dự báo gió ở vùng biển từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa lên tới cấp 11 - 12, giật cấp 15 và đây là sức gió rất mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các hoạt động của tàu thuyền cũng như các hoạt động trú tránh ở khu vực này", ông Năng cảnh báo.
Ngoài ra, vùng biển ven bờ, sát bờ từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa, gió mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 13, khi đi sâu vào đất liền, gió mạnh ở cấp 7 - 8 và giật đến cấp 9 - 10.
Bão số 9 (bão Rai) đang gây sóng gió dữ dội ở Hoàng Sa
Ông Trần Quang Năng cảnh báo từ đêm nay, bão số 9 sẽ gây ra đợt mưa lớn từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa. Trong đó, vùng trọng tâm mưa lớn nhất là từ Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi với lượng mưa từ 150 - 250 mm, có nơi 300 mm.
"Mưa kéo dài trong vòng hơn 1 ngày, tức là mưa lớn do bão số 9 bắt đầu từ đêm nay kéo dài đến hết ngày mai, và sau đó sẽ giảm nhanh. Cường độ mưa lớn tập trung trong một thời gian rất ngắn sẽ gây ra nhiều nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở những khu vực này", ông Năng cảnh báo.
Bão số 9 giữ nguyên cường độ mạnh, tiến gần Trường Sa Sáng sớm nay (18/12), bão số 9 vẫn giữ nguyên cường độ so với thời điểm vào Biển Đông chiều qua, ở cấp 14, giật cấp 17. Cơn bão này đang cách đảo Song Tử Tây (Quần đảo Trường Sa) khoảng 250 km. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 18/12, vị trí tâm bão ở...