Đã có thể thanh toán vé tàu trực tuyến nhanh và tiện hơn bằng QR Code
Vừa qua, Đường sắt Việt Nam đã triển khai thêm hình thức thanh toán vé tàu bằng cách quét mã VNPAY-QR trên website https://dsvn.vn/, khách hàng mua vé tàu trực tuyến có thêm phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật hơn.
Cụ thể, tới bước thanh toán của quá trình đặt vé tàu, bên cạnh các hình thức hiện tại như bằng tài khoản ngân hàng hoặc trả sau bằng tiền mặt, khách hàng sẽ có thêm lựa chọn thanh toán nhanh bằng cách quét mã QR qua cổng VNPAY-QR.
Một mã VNPAY-QR kèm theo số tiền cần thanh toán sẽ hiển thị trên màn hình đặt vé, khách hàng chỉ cần mở ứng dụng Mobile Banking trên điện thoại đi động, chọn tính năng QR Pay, quét mã QR trên màn hình, xác thực thông tin bằng OTP (hoặc bằng vân tay, nhận diện khuôn mặt) là giao dịch thanh toán hoàn tất. Tính năng quét mã QR hiện được tích hợp trên ứng dụng của 18 ngân hàng như VietinBank, BIDV, Agribank, Vietcombank, VIB, TPBank, VPBank, Maritime Bank, SHB, SCB…
Ngay sau bước chọn cổng thanh toán VNPAY-QR, một mã QR kèm theo số tiền cần thanh toán sẽ được hiển thị trên màn hình đặt vé
Ưu điểm nổi bật của hình thức thanh toán qua mã VNPAY-QR đó là quá trình thanh toán chỉ diễn ra trong khoảng vài giây, nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều so với các phương thức thanh toán hiện hữu.
Khách hàng không cần nhập thông tin tài khoản hay số thẻ ngân hàng lên website, nhiều thao tác thanh toán phức tạp được loại bỏ, từ nay, chỉ cần ba bước thao tác trên điện thoại di động là quá trình thanh toán vé thành công. Với phương thức này, khách hàng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức so với thanh toán thông thường.
Video đang HOT
Việc kết nối thanh toán thêm giải pháp thanh toán VNPAY-QR của Đường sắt Việt Nam trùng với thời điểm Mở bán vé tàu tết 2019. Khi nhu cầu mua vé trực tuyến tăng mạnh thì việc tích hợp thêm một giải pháp thanh toán nhanh, tiện và hiện đại như QR Pay không nằm ngoài mục đích tối ưu hệ thống nhằm mang lại cho khách hàng trải nghiệm hài lòng nhất với dịch vụ của của Đường sắt Việt Nam, bắt đầu từ khâu mua vé.
Chị Hạnh, nhân viên văn phòng đang sống tại TP.HCM thường xuyên phải đặt vé tàu để về quê nội tại Hà Nội cho biết: “Trước đây mình thường mất nhiều thời gian để đặt vé tàu cho cả nhà, có lần tới bước thanh toán rồi mà chỉ vì nhập sai tên tài khoản mà phải thực hiện mua vé lại từ đầu rất mất thời gian. Việc thanh toán bằng tính năng QR Pay trên ứng dụng ngân hàng giúp khắc phục những điều này cho mình, chỉ cần quét mã, xác thực thông tin thanh toán bằng OTP là thanh toán thành công, nhanh và tiện hơn nhiều”.
Bốn bước đơn giản để thanh toán bằng QR Pay thành công.
Được biết, song song với việc kết nối thanh toán QR trên website đặt vé https://dsvn.vn/, Đường sắt Việt Nam cũng phối hợp với VNPAY triển khai tiện ích mua vé tàu trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng. Với hình thức này, khách hàng không cần truy cập website, chỉ cần mở ứng dụng ngân hàng có sẵn trên điện thoại di động, chọn tính năng mua vé tàu, lựa chọn hành trình ga đi – đến, số lượng khách, ứng dụng ngân hàng sẽ tự động đề xuất các chuyến tàu được sắp xếp theo thứ tự về thời gian… việc mua vé tàu trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.
Nhiều khách hàng đã lựa chọn thanh toán quét mã VNPAY-QR trong nhiều giao dịch ăn uống, mua sắm hằng ngày
Bùng nổ tại Việt Nam trong khoảng 2 năm gần đây nhưng hiện nay thanh toán bằng cách quét mã QR đã không còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam, đây được coi là giải pháp thanh toán di động thông minh sẽ từng bước thay thế cho các phương thức thanh toán truyền thống với nhiều hạn chế.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 18 ngân hàng tích hợp tính năng quét mã QR Pay vào ứng dụng di động và hơn 20.000 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực từ ăn uống, mua sắm, taxi, hàng không, viễn thông… triển khai thêm giải pháp thanh toán qua mã VNPAY-QR vào hệ thống thanh toán. Theo báo cáo của VNPAY, một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai giải pháp thanh toán này tại Việt Nam, lượng khách hàng thường xuyên sử dụng đã lên tới hàng triệu khách hàng.
Theo thanh nien
YouTube hiện chiếm tới 47% lưu lượng nghe nhạc trực tuyến
Người dùng đang nghe nhạc trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết, nhưng vấn đề của ngành công nghiệp âm nhạc là phần lớn họ nghe qua Youtube.
Theo một báo cáo mới được công bố của Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) thì 47% lượng tiêu thụ âm nhạc toàn cầu hiện đang diễn ra trên YouTube. Có tên gọi Music Consumer Insight Report 2018, bản báo cáo còn cho thấy hơn một nửa - 52% - lưu lượng nghe nhạc theo yêu cầu là qua các video âm nhạc.
Mặc dù YouTube cung cấp các gói như YouTube Music với giá 9,9 USD và YouTube Premium với giá 11,9 USD, các dịch vụ trả phí chỉ chiếm 28% lưu lượng, còn nghe nhạc miễn phí chiếm 20%.
Kết luận này là khá đáng kể, nếu xét chỉ số tiền bản quyền âm nhạc trên mỗi người dùng. Trong khi Spotify phải trả trung bình khoảng 20 USD tiền bản quyền cho mỗi người dùng, Youtube chỉ phải trả chưa tới 1 USD.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy 35% người tiêu dùng nhạc trực tuyến lấy lí do là các video được chính những người dùng khác đăng tải lên YouTube nên họ không muốn đăng ký dịch vụ có trả phí.
Tầm ảnh hưởng của YouTube đối với ngành công nghiệp âm nhạc tăng lên khi nghiên cứu tập trung vào việc tải xuống các video âm nhạc vi phạm bản quyền. Hơn một phần ba, hay 38%, người nghe nhạc trên khắp thế giới tiêu thụ âm nhạc thông qua việc tải xuống bất hợp pháp. Trong số những người này, 32% đang tải xuống nhạc thông qua các kênh ăn cắp nhạc bản quyền.
Trong vài năm qua, ngành công nghiệp âm nhạc đã liên tục trải qua những cuộc chiến gay gắt để chống lại các trang web phát trực tuyến như YouTube-mp3.org, vốn đã bị ngừng hoạt động. Những trang web này vẫn rất phổ biến trực tuyến, cho phép người dùng chỉ cần chèn liên kết video của bài hát (thường từ YouTube) và nhận tệp âm thanh có thể tải xuống để nghe offline.
Với sự phong phú về âm nhạc có sẵn miễn phí các kênh tream nội dung video trên YouTube, rất ít người dùng chịu đăng ký các dịch vụ có trả phí. Có vẻ như ngành công nghiệp âm nhạc sẽ phải tiếp tục thay đổi trong thời đại số mà video là "vua" để thu được nhiều lợi nhuận hơn và đặc biệt là hạn chế được nạn vi phạm bản quyền.
Theo vnreview
Tiền mã hóa được chính phủ dubai bảo trợ sẽ có hệ thống thanh toán riêng Khoảng đầu tháng 10/2018, Cơ quan Phát triển Kinh tế Dubai, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán blockchain Pundi X, và Ebooc Fintech & Loyalty Labs LLC xây dựng mối quan hệ đối tác nhằm thiết lập hạ tầng thanh toán tại điểm bán hàng PoS bằng tiền tệ emCash của Emcredit. Theo một thông cáo báo chí xác nhận, người tiêu...