Đã có thể sống bằng “làm game” tại Việt Nam?
Đó là vấn đề đang được khá nhiều bạn trẻ trong nước thắc mắc khi càng ngày thị trường MMO thuần Việt càng phổ biến rộng rãi hơn.
“ Phát triển game” – Cụm từ cách đây vài năm còn tương đối xa lạ với phần đông xã hội Việt Nam nhưng nay bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Điều này một phần do thị trường trò chơi trực tuyến trở nên rộng rãi, không còn là thứ xa lạ với người dân nội địa, hơn nữa số lượng các dự án “made in VN” ra đời hàng loạt trong 1, 2 năm trở lại đây cũng góp phần vào quá trình phổ cập ngành nghề mới.
Tuy nhiên trong mắt đại bộ phận giới trẻ thì sống bằng nghề “ gamedev” ( game development) vẫn còn quá khó khăn. Phong trào nghiệp dư cũng vì thế mà giảm xuống trầm trọng, đơn cử như cách đây không lâu một bạn trẻ từng viết trên blog tiêu đề “Cay đắng phận lập trình game Việt” để diễn tả sự bế tắc của mình.
Các thành viên trong ngành gamedev tụ hội tại hội nghị quảng bá Unity Engine hồi tháng 03.
Vậy sự thật của vấn đề “Đã có thể sống bằng làm game tại Việt Nam?” là như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu một số khía cạnh thực tế để đi tới kết luận khách quan.
Cơ hội
Đối với bất kỳ ngành nghề nào, “cơ hội” luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Yếu tố này bao gồm cơ hội có việc làm, cơ hội thăng tiến, cơ hội phát triển kỹ năng bản thân… hay nói một cách chung nhất là khả năng vươn lên của người lao động. Ở nước ngoài, nhất là các quốc gia phát triển thì phát triển game được xếp vào hàng ngũ những công việc “cao giá”, được trọng vọng không ít.
Còn tại Việt Nam, đúng là cách đây chừng 3, 4 năm gần như không có đầu ra nào cho sinh viên đam mê nghề làm game. Các studio lúc đó còn mò mẫm dò đường với một vài lão thành là chính, hiếm có doanh nghiệp lớn nào chịu đầu tư mạo hiểm mà chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu dần dần.
Quang cảnh tại Emobi Games – Studio phát triển 7554.
Hiện tại, mọi chuyện đã tiến triển hơn nhiều với chừng không dưới 6, 7 studio (đầu tư bài bản nhất có thể kể đến Emobi Games, VTC Studio, FPT Studio, GSS). Dĩ nhiên với các studio tự túc về mặt vốn liếng thì khó hoàng tráng ngay được, nhưng họ vẫn góp phần khiến cơ hội “có việc làm” của fan gamedev tăng lên.
Video đang HOT
Tìm hiểu thực tế tại một số studio, giai đoạn tuyển nhân viên diễn ra tương đối rộng rãi, tức làkhông quá quan trọng vấn đề bằng cấp mà là niềm đam mê tới đâu và khả năng tiềm ẩn ra sao. Họ cũng không đòi hỏi ứng viên phải biết nhiều mặt như lập trình, đồ họa, thiết kế mà chỉ cầntốt thực sự một khía cạnh duy nhất.
Điều quan trọng nhất là đam mê.
“Nhiều bạn tưởng rằng phải biết nhiều thứ mới có thể làm game, thế nhưng thực tế chúng tôi chú trọng “chất” hơn “lượng”, chỉ cần giỏi 1 mặt thực sự là có cơ hội thử việc ngay”, đại diện một hãng game tại VN tâm sự.
Còn về cơ hội thăng tiến, khó có thể nói là ngành gamedev dồi dào hơn các nghề khác, thế nhưngmôi trường làm việc trẻ trung, năng động cùng với thị trường phát triển với tốc độ mạnh mẽ như lúc này thì chắc chắn không thể ít cơ hội vươn lên được. Lúc này thị trường game đang đình trệ, nhưng chẳng ai dám nói rằng nó không trỗi dậy trong thời gian tới.
Lương
Nói đến việc làm mà “bỏ quên” chuyện lương thì quả là thiếu sót khó chấp nhận được. Hơn nữa xu hướng của giới trẻ Việt ngày nay là luôn muốn biết số tiền hàng tháng mình được lĩnh là bao nhiêu hơn là tìm hiểu kỹ càng bản chất công việc. Rất may, ngành gamedev trong nước không hề đãi ngộ nghèo nàn chút nào.
Mức lương và môi trường làm việc rất tốt (ảnh chụp trụ sở VTC Studio).
Tham khảo tại một số studio, đơn cử như VTC Studio chẳng hạn, lương của một nhân viên chính thức dao động từ 7 ~ 9 triệu VNĐ. Nếu là coder, khoản tiền này có thể cao hơn từ 1~3 triệu, đó là chưa kể tới vị trí senior hay leader. Dĩ nhiên khoản lương này chưa thể so sánh được với một số ngành nghề “hái ra tiền” như ngân hàng, tài chính nhưng chắc chắn không thể gọi là ít ỏi so với mặt bằng Việt Nam.
Đối với các studio trong Nam, vì tính chất xã hội nên mặt bằng lương có thể còn cao hơn (trung bình ~ 10 triệu VNĐ). Vị trí designer được trả công khá nhất và cũng tuyển chọn khắt khe nhất vì đây là “bộ não” của cả dự án, coder và artist có thể thấp hơn tùy năng lực.
Nhiều người cho rằng lựa chọn làm game tuy mạo hiểm nhưng rất hài lòng.
“Mình đã chọn ngành này và bây giờ cảm thấy lựa chọn ấy là hoàn toàn đúng đắn, ban đầu cũng thấy hơi phiêu lưu nhưng sau khi vào làm việc, gặp gỡ nhiều anh em cùng đam mê nên quyết theo tới cùng”, một artist game tại Hà Nội tâm sự.
Thực chất, chuyện đãi ngộ khá tốt như trên là điều không quá lạ lùng, nhất là khi mỗi studio đều dành ra khoản tiền hàng trăm nghìn cho tới hàng triệu USD cho một dự án. Ngay như Emobi Games đã dành ra tới 20.000 USD chỉ cho hệ thống motion-capture trong dự án 7554 chẳng hạn.
Tương lai
Với xu thế hội nhập ngày nay, phát triển game chắc chắn rồi sẽ là ngành nghề được xã hội coi trọng. Vừa qua đã bắt đầu có những hứa hẹn về chính sách đãi ngộ giống như ngành phần mềm nhiều năm qua (như giảm thuế chẳng hạn), vấn đề còn đọng lại chỉ là liệu đầu ra cho các sản phẩm thuần Việt có quá thắt nút hay không mà thôi.
Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi.
Hy vọng với sự ra mắt tương đối thành công của SQUAD, G3, Jay Online hay cuối năm nay là dự án 7554, số lượng các bạn trẻ tìm tới nghề devgame sẽ nhiều hơn, tạo nguồn lực dồi dào cho thị trường, quá đó dần xây dựng một “đế chế” Việt Nam như Trung Quốc từng làm được trước hai đại gia Hàn, Nhật.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gamer nói gì về game thuần Việt thứ 3 năm 2011?
Không sánh được với Audition, nhưng những gì trò chơi làm được là rất đáng khích lệ.
Là tựa game âm nhạc "made in Viet Nam" rất được mong chờ, Jay Online đã bước vào giai đoạn Alpha Test với nhiều kỳ vọng mới. Đây cũng là MMO thuần Việt thứ 3 mở cửa thử nghiệm trong năm nay (sau SQUAD và G3).
Đã hơn 24h đồng hồ sau khi mở cửa web game âm nhạc hứa hẹn sẽ "phát sốt" trong hè này. Thời gian từ khi công bố dự án Jay đến khi trò chơi được thử nghiệm chỉ trong vài tháng. Mới đầu, sau một vài dự đoán về việc đây là dự án của một studio nhỏ không chuyên thì cuối cùng tên NSX với đội ngũ nhân lực, vật lực "Việt 100%" là Fgame chính thức lộ diện.
Jay Online là game âm nhạc với lối chơi giống với Audition, nhưng lại chơi trên nền web - rất nhẹ nhàng, thuận tiện cho game thủ. Đây lại là thể loại được giới trẻ khá yêu thích bởi sự gần gũi và sự sôi động trên nền nhạc hiện đại, Jay Online cộng thêm nền tảng là một game thuần Việt lại càng khiến người chơi nóng lòng hơn nữa. Cho đến ngày 10/5 khi chính thức thử nghiệm Alpha Test, cuối cùng người yêu thích thể loại game này cũng được trực tiếp trải nghiệm Jay Online.
Với lượng 1200/1800 code test phát ra được kích hoạt, đây có thể coi là thành công của game. Hiện tại, sau khi gamer Việt đã "bội thực" với web game, Jay vẫn rất khiến người ta quan tâm, nhất là sau khi series screenshot của trò chơi cho thấy nó có nhiều tính năng ấn tượng cộng thêm với đồ họa cũng không hề "cùi" chút nào.
Trên fansite của trò chơi, tất cả game thủ đều rất nóng lòng thời điểm server chính thức mở cửa, khi đó thì rất nhiều người vẫn chưa có code test nên đã tiện "nài" admin Fgame chia sẻ. Khi bắt đầu vận hành, tuy lượng người tham gia test không quá đông nhưng cũng đủ làm tắc nghẽn server, đương nhiên tình trạng lang, disconnect cũng xảy ra. Như vậy, so với tình trạng ảm đạm của các tựa game âm nhạc, Jay Online hiện đang có nhiều lợi thế bên cạnh việc được quan tâm.
Người chơi đánh giá khá tích cực về game. Ngay khi đưa vào thử nghiệm, shop thời trang, pet shop trong Jay đã được cập nhật hết sức đầy đủ và đa dạng để phục vụ game thủ. Bên cạnh đó, tính năng đặc biệt nhất của Jay là tự thiết kế trang phục, tự up nhạc nền.... cũng rất được chờ đón. Đây là một điều hoàn toàn mới, nhưng hiện tại thì các chức ăng này vẫn chưa được hiểu cụ thể như thế nào.
Cash shop trong Jay tỏ ra rất "buôn may bán đắt" khi trong ngày đầu tiên mà bảng xếp hạng đã có những cái tên. Tuy nhân vật trong game bị nhận xét là "quá ngắn", nhưng khi được đầu tư thêm về ngoại hình bởi các phụ kiện, trang phục NPH cung cấp trông cũng rất cá tính.
"Mình thấy Jay khá ổn, lại có thêm khoản sáng tạo về kiểu nhảy Cross 6k và Crew 4k 8k nữa" - một gamer nhận xét. Như vậy, ngoại trừ việc giữ được server ổn định cho việc tận hưởng trò chơi,Jay cũng đã tạm làm hài lòng game thủ. Phần âm nhạc được đánh giá cao bởi chất lượng và phong phú. Người chơi tỏ ra khá thích thú với cách mà NPH sắp xếp hệ thống nhạc nền - sàn nhảy, hệ thống cá nhân "nhà tôi" để người chơi tự do thể hiện "bản sắc cá nhân", đồng thời nhiệm vụ và boss cũng được coi là thử thách khá thú vị.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người chơi lắc đầu ngán ngẩm ngay khi nhìn thấy nhân vật và nhận xét ngay rằng giao diện sao mà... giống Audition thế! Vũ đạo game thì chỉ lặp đi lặp lại những động tác giống nhau, nhanh gây nhàm chán. Nhân vật lại... ngắn nên không có cảm giác sự uyển chuyển trong vũ đạo.
Xem ra phong cách anime NSX theo đuổi không hợp lắm với thị hiếu của các bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên mà hướng về cho... trẻ em chơi. Tất nhiên, ưu điểm là một web game và những sáng tạo về gameplay của trò chơi là không thể không kể đến, nhưng xem ra với một Audition cạnh bên vốn quá nổi danh thì việc bị đem ra so sánh là khó tránh khỏi.
Bằng việc cho ra mắt Cash shop, những nghi ngờ về Jay sẽ trở thành một Audition thứ hai với "nhất cử nhất động đều cần VNĐ" cũng được dấy lên. Ngoài ra, việc chơi game theo phong trào của game thủ cũng là yếu tố khó đoán trước liệu trong giai đoạn Alpha test Jay có duy trì được lượng người chơi game cao không. Mặc dù vậy, hiện tại nhiều người chơi game với mục đích vừa để khám phá, vừa giành lấy những quà tặng hết sức hấp dẫn từ phía NSX như bàn phím Mitsumi, Iphone 4...
Như vậy, sau một ngày trải nghiệm cùng Jay Online, mỗi gamer đều có những cảm nhận riêng. Cho đến hiện tại, tuy chưa tạo nên một sự quan tâm quá lớn, nhưng cũng đã phần nào làm thỏa lòng người ham mê casual game âm nhạc. Bằng sự nỗ lực của NPH và những hứa hẹn sẽ cho ra mắt nhiều tính năng mới nữa, trong tương lai hẳn gamer còn được khám phá một Jay Online ấn tượng và tràn trề tiềm năng hơn.
Theo Vnexpress
Hé lộ mới về MMORPG 3D thuần Việt đầu tiên do VTC sản xuất Có vẻ như NPH miền Bắc đang đầu tư lớn vào mảng phát triển game, bất chấp việc họ đã có trong tay nhiều dự án. Như đã biết, hiện tại VTC Studio nắm trong tay 3 dự án MMO thuần Việt đã lộ mặt là SQUAD(FPS), Generation 3 (Webgame) và Showbiz (game MXH). Ngoài ra, một số thông tin trước đây còn...