Đã có tên cụm từ đáng sợ nhất với gamer Việt năm 2012
Webgame vẫn tiếp tục được đưa về nước
Từ khi các NPH trở nên khó khăn trong việc xin giấy phép lưu hành các MMO cài đặt từ khoảng đầu năm 2011 cho tới nay thì đã có khoảng gần 30 Webgame từ nhập vai, chiến thuật cho tới casual được phát hành ở Việt Nam. Nếu tính thêm cả các Webgame cũ đã được phát hành trước đây thì thậm chí, Webgame đã vượt mặt các MMO casual về số lượng. Không chỉ có vậy, trong thời gian tới, chúng sẽ vẫn tiếp tục được ồ ạt phát hành.
Hãy cùng thử tính toán lại, hiện nay, có được bao nhiêu người chơi ở một Webgame. Không tính đến một vài ông lớn như Tam Quốc Truyền Kỳ, Ngọa Long, Võ Lâm Chi Mộng… thì đa số các Webgame còn lại đều chỉ tồn tại dưới dạng “cầm chừng”. Số lượng người chơi ở 1 server là quá ít bởi lượng người bỏ cuộc chơi tăng đến chóng mặt. Sau một thời gian, các server này ngày càng trở nên vắng vẻ và lúc này, người chịu thiệt tất nhiên lại chính là gamer khi họ chơi online mà chẳng tìm được đối thủ để so tài.
Điều đáng sợ hơn là mặc dù thị trường Webgame ở Việt Nam đã gần như bão hòa nhưng chúng vẫn đang tiếp tục được đưa về nước. Từ đầu năm 2012 cho tới nay, sau 5 tháng với mức tăng trưởng bình quân gần 4 Webgame/tháng, làng game Việt đã đón chào thêm gần 20 Webgame mới và con số này sẽ.. tiếp tục tăng mạnh trong tương lai, khi mà ở thời điểm này, mặc dù chưa sang tháng 6 nhưng chúng ta đã biết được thông tin về việc 3 Webgame mới sắp được mở cửa trong tháng tới. Như vậy là cho đến hết năm, game thủ Việt sẽ được đón tổng cộng 48 Webgame mới chỉ trong 1 năm 2012 – gần gấp đôi số lượng MMO cài đặt đang được phát hành hiện nay.
Game thủ đang “khóc thét” trước Webgame
Video đang HOT
Không chỉ khủng bố tinh thần game thủ Việt về mặt số lượng mà các Webgame này đã và đang tiếp tục bộc lộ những nhược điểm khi gameplay của chúng quá giống và chẳng có gì khác biệt. Trong tháng 6 tới, chúng ta sẽ được đón thêm 2 Webgame nhập vai kiếm hiệp mới giúp nâng tổng số lượng Webgame thể loại này ở Việt Nam lên con số 10. Như vậy, chỉ cần nghe nói đến Webgame nhập vai mới là chúng ta đã có thể hình dung được ngay về đồ họa, lối chơi, chiêu thức nhân vật…
Võ Hiệp Truyền Kỳ sắp gia nhập làng Webgame nhập vai Việt vào tháng 6.
Webgame nhập vai trên đây chỉ là một ví dụ khi ở thể loại chiến thuật, gameplay cũng bị “nhai đi nhai lại”, trùng lặp quá nhiều và điều khác biệt duy nhất của chúng có lẽ chỉ là tên gọi hay cốt truyện. Có thể nói, các Webgame tràn về Việt Nam như nước khiến cụm từ này đã trở thành nỗi ám ảnh của game thủ. Nỗi ám ảnh này được thể hiện rõ mỗi khi có game nào 2D được đưa về nước là gamer tưởng rằng đó là Webgame. Một trường hợp khá buồn cười như game Tiên Cảnh mới đây dù là game cài đặt nhưng nhiều người đã chê bai, bài xích ngay khi vừa thấy tấm screenshot đầu tiên vì tưởng rằng đây là Webgame.
Hiện tại, cứ mỗi khi một Webgame mới nào được đưa về nước là game thủ lại vào đấy chửi rủa, ca thán và thậm chí, nhiều người còn lập hẳn hội chống phá, tẩy chay Webgame Tàu được phát hành ở Việt Nam. Quả thực, game thủ Việt đã gần như mất hết niềm tin đối với thể loại game online chơi trên trình duyệt này.
Tại sao Webgame vẫn cứ được phát hành
Không tìm được lối ra cho các MMO cài đặt, nhiều NPH hiện chỉ biết trông chờ vào lợi nhuận từ việc phát hành các Webgame và thậm chí, đây đã trở thành phương hướng phát triển chính của họ. Chúng ta có thể thấy điều này qua việc một số NPH nhỏ, mới nổi ở Việt Nam đều chỉ phát hành Webgame chứ không chịu “đánh” sang những MMO cài đặt với đồ họa đẹp, gameplay đặc sắc.
Webgame rẻ, dễ kiếm, dễ mua và chỉ cần lượng người chơi vừa vừa hay “đột phá” ở một Webgame nào đó là NPH đã thu lời và không sợ lỗ. Thay vì phải bỏ nhiều tiền ra mua một game cài đặt mà chưa chắc đã thành công, việc NPH tung ra hàng loạt Webgame “mỳ ăn liền” để xoay vòng hiện đang giúp họ kiềm lời khá ổn nên có lẽ, các MMO Client sẽ ngày càng phải chịu thiệt thòi so với thể loại game chơi trên trình duyệt này.
“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Đối với thể loại Webgame này, nhiều người chơi quan niệm rằng chỉ chơi cho vui, không nạp thẻ rồi nhảy game liên tục nhưng rốt cuộc, khi đã lao đầu vào cày kéo thì bất cứ ai cũng sẽ tiếc công sức đã bỏ ra của mình, rồi lại cảm thấy mệt mỏi, chán nản, chơi game mà cứ phải đánh vật khi mà chất lượng không có gì đổi mới, số lượng người trong server thì cứ giảm đi theo ngày. Dù không phải tất cả nhưng có lẽ, các Webgame đang trở thành nỗi ác mộng đối với dân cày Việt, đặc biệt là những ai đã trót dính vào.
Theo Game Thủ
Gamer Việt không nên chờ crack Diablo III
Với hệ thống được xây dựng nhằm mục tiêu chính là chống lại nạn bẻ khóa và game lậu, Diablo III có thể sẽ khiến dân xài crack phải lựa chọn giữa mua game hoặc chịu nhịn.
Ngày 15/5 vừa qua, cùng với giới game thủ cả thế giới, game thủ Việt cũng nô nức chào đón tựa game "nối tiếp huyền thoại" Diablo III bắt đầu phát hành. Tuy nhiên, mức giá đến 1.5 triệu cho 1 key chơi game và việc đặt mua khó khăn do không có đại lý chính thức tại Việt Nam đã khiến nhiều game thủ nản lòng. Phần lớn game thủ Việt không có đủ điều kiện để mua một key chính hãng và vì thế đành chép miệng "thôi, chờ crack vậy".
Đã từ lâu, tình trạng sử dụng game lậu, game crack phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đã làm thiệt hại lớn cho các nhà phát hành game. Trăm phương ngàn kế đã được các nhà sản xuất game nghĩ đến và cách hiệu quả nhất, phổ biến nhất là kiểm tra qua hệ thống kết nối online đã được Blizzard ứng dụng.
Phần lớn gamer Việt chưa đủ điều kiện tài chính để mua key Diablo III chính hãng.
Cách này đã được áp dụng trước với Starcraft II, tuy nhiên do chỉ dừng ở mức độ kiểm tra nên Starcraft II sau đó cũng đã bị dân crack game "phá khóa" và game vẫn chơi được bản lậu với một số hạn chế nhất định. Đến lượt Diablo III, Blizzard đã mạnh tay hơn và thiết kế ra một hệ thống khiến dân crack phải đau đầu.
Blizzard đã thiết kế hệ thống vận hành Diablo III như một game online, chính vì thế người chơi chỉ có thể mở game bằng cách đăng nhập tài khoản battle.net của Blizzard như log in game online. Tất cả save và dữ liệu người dùng đều ở máy chủ và tất cả thông số hoạt động của người chơi đều gửi về máy chủ xử lý. Chính vì điều đó đã khiến Diablo III trở nên vô dụng nếu không được kết nối vào máy chủ của Blizzard giống như bao nhiêu game online khác.
Về mặt kỹ thuật Diablo III giống hệt một game online vì thế cách duy nhất để chơi lậu là crack game theo kiểu đã làm với game online, tức là dựng server giả lập hay còn gọi là private server (server lậu). Tuy nhiên nói thì dễ hơn làm, Blizzard là một nhà sản xuất game lớn tập hợp nhiều tên tuổi lớn trong thiết kế - lập trình và nắm trong tay những công nghệ hiện đại nhất vì thế hệ thống server của Blizzard cũng phức tạp khôn lường. Việc tạo ra một server giả vận hành giống server của Blizzard là không thể trừ khi những bí mật kỹ thuật trong việc thiết kế cấu trúc server của Blizzard bị lộ, tuy nhiên đối với hãng này điều đó có nghĩa là bí mật kinh doanh sống còn sẽ bị bại lộ, họ sẵng sàng làm bất cứ điều gì để ngăn chặn điều đó xảy ra.
Nói tóm lại, việc chờ đợi crack của Diablo III cũng giống như chờ vườn đào tiên của Vương Mẫu chín vậy. Game thủ Việt nên xác định và lựa chọn giữa 2 điều có thể làm hiện nay là bỏ tiền ra mua một key để chơi hoặc tập hợp một nhóm bạn cùng chung tiền mua và chia nhau sử dụng theo thời gian. Bản lậu của Diablo III có thể sẽ có nhưng sau bao lâu thì chưa rõ và những nguy cơ của nó như bug, virus, lag ... là không nhỏ.
Theo Game Thủ
Song Long Đại Đường ra mắt gamer Việt trong tháng 06 Như đã biết, cách đây vài ngày một trang teaser quảng bá cho MMO mới ra mắt tại địa chỉ http://sl.shinogame.com/ . Người xem có thể dễ dàng nhận ra những hình ảnh quen thuộc trong bộ truyện Đại Đường Song Long. Trò chơi do ShinoGame - NPH mới toanh tại Sài Gòn đảm trách. Và theo nguồn tin chính thức từ NPH,...