Đã có phân bón làm màu cho cả cây và đất
Sáng 26/11/2015, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã chính thức ra mắt phân bón cao cấp N.Humate TE. Loại phân bón mới này không chỉ giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt mà còn giúp đất trở nên màu mỡ hơn.
Tiết kiệm 20%-30% so với dùng Urea thông thường
Trong phần giới thiệu quá trình nghiên cứu sản phẩm, Trưởng ban Kỹ thuật Công nghệ PVCFC, ông Nguyễn Duy Hải cho biết: Xuất phát từ tình trạng đất đai ngày càng bị thoái hóa, chai cứng do sử dụng phân bón vô cơ, đồng thời nhận thức được vai trò quan trọng của bộ rễ đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, vào tháng 6/2014, Ban lãnh đạo PVCFC và Hội đồng cố vấn khoa học của Công ty bao gồm các GS-TS đầu ngành nông nghiệp đã nhấn mạnh vai trò của nhóm sản phẩm kết hợp hữu cơ với khoáng vô cơ trên nền tảng Công nghệ của Nhà máy Đạm Cà Mau. Từ đó PVCFC bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất phân bón cao cấp N.Humate TE.
Sau 4 tháng khẩn trương và nỗ lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ PVCFC, vào tháng 10/2014, công thức bổ sung Acid Humic và các nguyên tố vi lượng vào Urea hạt đục Cà Mau đã hoàn chỉnh và sản xuất. Căn cứ trên kết quả nghiên cứu, tháng 12/2014, PVCFC đã sản xuất thử nghiệm sản phẩm N.Humate TE và bắt đầu khảo nghiệm trên cây cà phê, tiêu ở khu vực Tây Nguyên và rau, lúa ở khu vực Tây Nam Bộ. Song song với việc khảo nghiệm để khẳng định hiệu quả, công dụng vượt trội của sản phẩm, PVCFC đã tiến hành lắp đặt dây chuyền sản xuất. Và vào tháng 9/2015 lô hàng thương mại đầu tiên đã chính thức được sản xuất và cung cấp cho thị trường.
Phân bón cao cấp N.Humate TE được sản xuất trên cơ sở dây chuyền công nghệ hiện đại của nhà máy Đạm Cà Mau, là sản phẩm phức hợp do có sự phản ứng hóa học giữa Urê và Acid Humic hữu cơ tạo ra muối Humate và bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng (còn gọi là TE – Trace Elements) là Kẽm và Bo…
Tỉ lệ các thành phần chính của sản phẩm: Đạm (N): 35%; Axit Humic: 7%; Kẽm (Zn): 1000 ppm; Bo (B): 400 ppm. Sản phẩm có nhiều công dụng ưu việt: Tiết kiệm lượng phân bón, tăng năng suất, chất lượng nông sản; kích thích bộ rễ của cây trồng phát triển nhanh, mạnh và nhiều giúp tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất làm cho cây trồng sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, ra hoa đều, tỷ lệ đậu trái cao, năng suất vượt trội; kích thích hệ vi sinh vật có ích phát triển, giúp đất trở nên màu mỡ hơn.
Video đang HOT
Kết quả khảo nghiệm trên cây cà phê, tiêu ở khu vực Tây Nguyên và rau, lúa ở khu vực Tây Nam Bộ cho thấy sản phẩm phân bón cao cấp N.Humate TE giúp tiết kiệm 20%-30% so với dùng Urea thông thường.
Đa dạng sản phẩm phân bón chất lượng cao
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đánh giá cao sự ra đời của sản phẩm phân bón cao cấp N.Humate TE. Sản phẩm đã đánh dấu quá trình trưởng thành trong công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm của PVCFC, góp phần đa dạng hóa sản phẩm phân bón chất lượng cao, tạo cơ hội thuận lợi cho bà con nông dân tiếp cận được với các sản phẩm phân bón mới có các đặc điểm và tính năng nổi trội.
Ông Lê Mạnh Hùng chỉ đạo, PVCFC cần tiếp tục hiện thực hóa sứ mệnh và triết lý kinh doanh của mình, đó là cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần thay đổi nền nông nghiệp theo hướng bền vững. Tiếp tục nghiên cứu tối ưu hóa hơn nữa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của công ty. Xây dựng chiến lược về nghiên cứu phát triển lồng ghép trong chiến lược phát triển của công ty.
Ban lãnh đạo cần quan tâm xây dựng đội ngũ nghiên cứu phát triển, đầu tư xứng đáng cho công tác này, tạo động lực cho những người làm nghiên cứu sản phẩm mới có động lực phát huy ý tưởng. Lãnh đạo tập đoàn mong rằng sản phẩm mới của công ty nhanh chóng chiếm vị thế cao trong lòng bà con, góp phần giúp cho nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển.
Tổng giám đốc PVCFC Bùi Minh Tiến khẳng định, cùng với 2 sản phẩm mang thương hiệu “Đạm Cà Mau – Hạt Ngọc Mùa Vàng” là Ure hạt đục và phân bón cao cấp N.Humate TE, PVCFC sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, theo hướng chất lượng cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng công thức dinh dưỡng cho từng đối tượng cây trồng, tạo thêm những giá trị gia tăng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và sự mong đợi của bà con nông dân.
Đồng hành cùng bà con nông dân, cùng ngành nông nghiệp nước nhà, sản phẩm phân bón cao cấp N.Humate TE của PVCFC sẽ góp phần tăng cường nội lực của Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp, sẵn sàng cùng hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và thắng lợi.
Lê Văn
Theo_VietNamNet
Vay tiền để... cất gác bếp, chuyện cũ ở Tây Nguyên
Trong bối cảnh tín dụng đen lan tràn tại vùng nông thôn, câu chuyện tại khu vực Tây Nguyên cho thấy, chất lượng chính sách tín dụng ngày càng được nâng cao đã và đang góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi ở các vùng quê nghèo.
Toàn cảnh Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng và 2 năm phối hợp thực hiện các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nguyên
Chị Rơ Chăm Nguong, người dân tộc Ê Đê đang sinh sống tại làng Pốk, xã Ia Kươl, huyện Chư Păh cùng với gia đình có 5 người (bao gồm bố mẹ chồng, 2 vợ chồng chị cùng con gái đang học lớp 1) thuộc đối tượng hộ nghèo đã được vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) từ năm 2013. Với số tiền 20 triệu đồng trong thời gian 5 năm, gia đình chị đã trồng được 300 cây cà phê trên diện tích 15.000 m2.
Mỗi năm thu hoạch cà phê 1 vụ, thu nhập được 20 triệu đồng, trừ đi các khoản tiền cho phân bón, cây giống, thuốc và các khoản khác thu về được 3 triệu đồng tiền lãi. Bên cạnh đó, gia đình chị còn làm ruộng, trồng thêm cây bời lời, đi làm thuê thu nhập thêm từ 80.000 đến 160.000 đồng/ngày tùy thời vụ.
Bà Bùi Thị Bích Ân, Giám đốc NHCSXH Chi nhánh Chư Păh, Gia Lai cho biết, để có được thành quả trên là sự nỗ lực rất lớn của cán bộ tín dụng trong việc phối hợp với các thôn, tổ, hội phụ nữ, khuyến nông hướng dẫn về kỹ thuật trồng cà phê, tiêu, mì, bời lời hay kỹ thuật về chăn nuôi bò, làm sao để sinh sôi nảy nở được nhiều hơn, nhằm giúp bà con làm ăn và sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất.
Trong 3 năm thực hiện Đề án, NHCSXH đã giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại vùng Tây Nguyên với doanh số cho vay đạt 16.491 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 12.453 tỷ đồng. Đến 31/10/2015, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách đã đạt hơn 16.000 tỷ đồng, chiếm 11,68% tổng dư nợ toàn quốc, với trên 700 nghìn hộ còn dư nợ, tăng 42,86% (tương đương 4,9 nghìn tỷ đồng) so với thời điểm cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 8,96% (cả nước 7,76%).
Dư nợ cho vay tập trung ở một số chương trình lớn như: hộ nghèo đạt gần 5,1 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,8% tổng dư nợ, với gần 260 nghìn hộ còn dư nợ, bình quân dư nợ đạt 19,3 triệu đồng/hộ; hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn trên 3,1 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,1%, với trên 138 nghìn hộ còn dư nợ, bình quân dư nợ đạt 22,5 triệu đồng/hộ...
"Trước đây, bà con nhận thức còn yếu, vay tiền ngân hàng giắt trên gác bếp rồi rút ra lấy tiền ăn tiêu dần, sau đó tình hình khó khăn hơn lại quay sang vay tín dụng đen... nhưng bây giờ, bà con vay tiền là có sự phối hợp của nhiều bên để giám sát khoản vay nên cuộc sống đã ngày càng tốt hơn", bà Ân nói.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, chị Rơ Chăm Nguong nói: "Hàng tháng, tôi đi họp đầy đủ ở nhà tổ trưởng để nghe phổ biến về thời hạn, cách trả nợ cũng như phương pháp trồng và chăm sóc cây cà phê và tiêu. Cuộc sống còn nghèo nhưng từ khi được vay vốn NHCSXH để trồng cà phê thì gia đình đã bớt khó khăn. Sau 5 năm trả hết gốc ngân hàng, gia đình tôi sẽ có 300 gốc cà phê để tiếp tục canh tác trong những năm tiếp theo mà không còn phải trả nợ nữa. Tôi sẽ vay thêm để mở rộng canh tác và trồng thêm cà phê".
Ông Đoàn Bảy, Bí thư huyện ủy huyện Chư Păh thừa nhận: "NHCSXH cho vay vốn sát sao với người dân để phát triển sản xuất đã góp phần tích cực trong việc xóa tín dụng đen trên địa bàn. Ở nông thôn, những gia đình không có vốn để sản xuất, họ phải chấp nhận vay ứng trước phân bón, hoặc chấp nhận bán non nông sản, đến cuối mùa lại phải trả lãi cho phân bón hay thuốc cao hơn giá bán ban đầu. Trong khi đó, người dân chủ động hơn về vốn sẽ đẩy lùi được tín dụng đen và đặc biệt chờ tới khi thu hoạch mới bán để có được mức giá tốt hơn, đúng với giá thị trường".
Ngày hôm qua (26/11), tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng và 2 năm phối hợp thực hiện các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nguyên, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH cho biết, để triển khai thành công chính sách tín dụng ưu đãi trong cả nước nói chung và tại vùng Tây Nguyên nói riêng, trong thời gian tới, ngành ngân hàng và NHCSXH sẽ tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ.
Cụ thể, tiếp tục thực hiện các chính sách của Nhà nước về tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giải ngân cho vay vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng và hiệu quả... Song song với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi tín dụng chính sách tại cơ sở để ngăn ngừa, phát hiện kịp thời vụ việc tiêu cực, hạn chế thấp nhất rủi ro trong thực hiện tín dụng chính sách, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách.
Đồng thời, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường nguồn vốn các địa phương dành cho công tác giảm nghèo, tạo việc làm trên địa bàn theo phương châm ưu tiên đầu tư cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại vùng khó khăn, huyện nghèo, xã nghèo nhằm giúp người vay có vốn sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững...
Nhuệ Mẫn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Sản phẩm Vinamilk đã chiếm được cảm tình của người dân Matxcova Nhằm mục đích xúc tiến đầu tư và thương mại sang thị trường Liên bang Nga, giới thiệu và quảng bá các mặt hàng sữa Việt Nam chất lượng cao đến người tiêu dùng tại đây; đồng thời tiếp cận thị trường Nga, từ ngày 12/11/2015 đến 12/12/2015, Vinamilk đã cùng một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ - bán...