Đã có khoảng 124.500 người di cư đến Italy kể từ đầu năm
Theo thông báo ngày 11-9 của Bộ Nội vụ Italy, kể từ đầu năm 2016 đến nay, đã có khoảng 124.500 người di cư đến Italy, vượt con số kỷ lục 122.000 người trong cả năm 2015.
Mới đây nhất, ngày 11-9, lực lượng cảnh sát biển Italy đã giải cứu 1.100 người trên vùng biển Địa Trung Hải, nâng tổng số người di cư được giải cứu trong 2 ngày cuối tuần qua lên tới 3.400 người.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Italy công bố trong tháng này, các trung tâm đón nhận người di cư của nước này đã tiếp nhận 155.000 người, tăng gần 50% so với cùng thời điểm năm ngoái và tăng 130% so với năm 2014.
Đã có khoảng 124.500 người di cư đến Italy kể từ đầu năm
Video đang HOT
Năm ngày cuối tháng 8 ghi nhận số lượng đỉnh điểm hơn 14.000 người di cư, chủ yếu đến người các nước châu Phi, được đưa đến trung tâm tiếp nhận người di cư Italy.
Italy hiện đang trở thành “điểm nóng” của người di cư khi làn sóng người di cư từ các nước xảy ra xung đột ở Trung Đông và châu Phi không ngừng gia tăng, trong bối cảnh các quốc gia châu Âu láng giềng của Italy thắt chặt an ninh biên giới nhằm ngăn chặn người nhập cư.
Theo Tuổi Trẻ
Bị ngăn chặn, người nhập cư vẫn cố sống cố chết vào châu Âu
Hôm thứ Ba, sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu tuyên bố sẽ chấm dứt tình khủng hoảng di cư, những người tị nạn và di cư bị mắc kẹt ở biên giới Hy Lạp với Macedonia vẫn thề sẽ tiếp tục tìm cách vượt biên.
Bị ngăn chặn, người nhập cư vẫn cố sống cố chết vào châu Âu (Ảnh: Reuters)
Ít nhất 34.000 người đang bị mắc kẹt ở biên giới Hy Lạp do bị chặn bởi "hành lang Balkans" - hành lang chính để người tị nạn vào châu Âu. Kể từ khi khủng hoảng di cư nổ ra vào năm ngoái, hàng triệu người đã vượt hàng lang này để nhập cư vào châu Âu.
Đám đông không có vẻ gì giảm bớt vào ngày 8/3. Những người di cư tìm cách vượt biển Aegean thề sẽ tiếp tục hành trình bất chấp hiểm nguy. Hàng ngàn người khác vẫn đứng đợi ở cửa khẩu phía bắc Hy Lạp với Macedonia.
Bất chấp việc cảnh sát Hy Lạp nói sẽ không mở cửa biên giới ít nhất 24 giờ tới, cũng như mưa nặng hạt và tuyên bố của lãnh đạo châu Âu về việc đóng cửa hàng lang Balkans, người tị nạn vẫn không hề nhụt chí.
"Chúng tôi sẽ ở lại đây dù có phải chết hết," Kadriya Jasem, 25 tuổi tới từ Syria quyết tâm. Anh là một trong số hơn 13.000 người tị nạn đang sống nghèo khổ tại các trạm tạm thời ở Idomeni, làng ở Hy Lạp, gần biên giới với Macedonia.
Hôm thứ Hai, tại hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói với các lãnh đạo châu Âu rằng Ankara sẵn sàng nhận tất cả người tị nạn vào châu Âu tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai để đổi lấy viện trợ tài chính, đẩy nhanh đàm phán gia nhập EU và miễn thị thực cho công dân nước này.
Tuy nhiên, quan sát tại Izmir - thành phố chính nằm trên đường bờ biển Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ, có rất ít dấu hiệu cho thấy thỏa thuận với EU có thể ngăn được người tị nạn vượt biển để tới Hy Lạp.
Nhiều người tị nạn có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ tìm mọi cách để tới châu Âu, nhất là Đức, bất chấp mọi hiểm nguy.
Theo VnTinnhanh
Binh lính Slovenia dựng hàng rào biên giới ngăn người nhập cư Vào hôm 11/11 vừa qua, chính phủ Slovenia đã ra quyết định tiến hành dựng hàng rào ở khu vực biên giới nhằm kiểm soát dòng chảy người tị nạn và nhập cư. Slovenia là quốc gia nhỏ nhất trên một khung đường lớn của những người tị nạn và di cư về phía Bắc đến Áo và Đức. Thủ tướng Slovenia, ngài...