Đã có kết luận của Thanh tra chính phủ về tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương
Kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 23-7 về tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty cổ phần Đại Nam, chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 – đối với ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện việc công bố kết luận là ông Ngô Văn Khánh – phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Lê Sỹ Bảy – Vụ trưởng Vụ I Thanh tra Chính phủ, kiêm tổ trưởng tổ xác minh vụ việc.
Theo ông Ngô Văn Khánh, từ đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng (còn có biệt danh là Dũng “lò vôi”), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ lập tổ công tác để xác minh, có sự tham gia của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và môi trường. Kết luận này của Thanh tra Chính phủ được công bố sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Ông Lê Sỹ Bảy – tổ trưởng tổ xác minh – đã đọc toàn bộ kết luận về nội dung tố cáo, theo các vấn đề trong đơn ông Huỳnh Uy Dũng nêu.
Theo đó, đối với tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng cho rằng ông Lê Thanh Cung đã phạm luật khi ký văn bản với nội dung “không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong KCN Sóng Thần 3 dưới bất cứ hình thức nào”; Thanh tra Chính phủ cho rằng qua xác minh cho thấy việc ông Lê Thanh Cung ký ban hành văn bản chỉ đạo nói trên là “đúng thẩm quyền, đúng ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và đúng quy định pháp luật”.
Video đang HOT
Lý do theo Thanh tra Chính phủ vì lúc đó công ty Đại Nam đã thực hiện “thỏa thuận góp vốn đầu tư” với hơn 700 người, thu về hơn 400 tỷ đồng, thực chất là đã tự phân lô và chuyển nhượng đất nền không đúng quy định. “Như vậy, nội dung tố cáo này chưa đủ cơ sở” – kết luận của thanh tra Chính phủ viết.
Trong phần thông báo kết luận, Thanh tra Chính phủ cũng đã nêu lên một số sai phạm của một số sở, ngành của Bình Dương trong việc chậm giải quyết hồ sơ và không có văn bản trả lời doanh nghiệp về lý do chưa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của khu công nghiệp Sóng Thần 3, cũng như phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu ở trong khu công nghiệp này.
Thanh tra Chính phủ kết luận trách nhiệm này thuộc về một số sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh Bình Dương và Chủ tịch, một phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời kỳ đó, không liên quan trực tiếp đến ông Lê Thanh Cung.
Theo TTO
Gây rối ở Bình Dương: Kêu gọi trả lại tài sản bị lấy cắp
Ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, cơ quan điều tra đã thu hồi được một lượng lớn tài sản của doanh nghiệp bị lấy cắp, hôi của trong đợt gây rối vừa qua.
Ngày 20/5, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp bị đập phá, phóng hỏa tại KCN Việt Nam - Singapore trong đợt gây rối vừa qua.
Tại buổi đối thoại trên nhiều nhà đầu tư tỏ ra băn khoăn về sự an toàn của mình và công nhân công ty. Đại diện một công ty cho biết công nhân của mình bị hăm dọa hành hung khi trở lại nhà máy làm việc.
Thiếu tướng Võ Thành Đức kêu gọi các nhà đầu tư sử dụng chiến thuật mà ông gọi là lấy lửa trị lửa. Thiếu tướng nói: "Doanh nghiệp nên xây dựng lực lượng tự quản tại công ty. Khoảng 100 công nhân đứng ra cản thì lực lượng gây rối sẽ không làm gì được. Vấn đề này thực tế trước đây đã làm rồi và rất hiệu quả. Các bạn hãy sử dụng ngay lực lượng công nhân Việt Nam tại công ty. Số này sẽ không đứng về phía gây rối mà bảo vệ cho chúng ta. Đây là lực lượng tại chỗ có thể xử lý trước khi chúng tôi đến ứng cứu".
Một doanh nghiệp vận động người hôi của trả lại tài sản.
Khi các nhà đầu tư nước ngoài đặt câu hỏi vì sao lực lượng không ứng cứu, bảo vệ doanh nghiệp kịp thời dù việc đập phá diễn ra nhiều lần trong ngày, người đứng đầu lực lượng công an Bình Dương cho biết có nhiều nguyên nhân. Cụ thể lúc đó, Công an phải lo bảo vệ, di tản các chuyên gia Trung Quốc, Đài Loan. Việc đập phá diễn ra trên diện rộng với lực lượng tham gia phá rối quá đông hành động nhanh. Công an phải đợi đủ lực lượng để trấn áp và phải chọn nơi nào trấn áp trước nơi nào trấn áp sau.
Thiếu tướng Đức gửi lời xin lỗi đến các nhà đầu tư. Ông nói: "Các bạn thiệt hại lớn thì Việt Nam chúng tôi cũng thiệt hại không nhỏ, hàng chục ngàn công nhân chúng tôi đang đối mặt với nguy cơ thất nghiệp".
Thiếu tướng Võ Thành Đức kêu gọi doanh nghiệp lập tổ tự quản.
Ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương công bố tính đến 16h ngày ngày 19/5 đã có 92,5% doanh nghiệp hoạt động trở lại. Dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên trong vài ngày tới. Đối với những doanh nghiệp bị thiệt hại mà có mua bảo hiểm, công Cung hứa sẽ thúc đẩy phía bảo hiểm nhanh chóng làm việc với công ty để bồi thường. UBND tỉnh cũng sẽ đến từng doanh nghiệp thiệt hại nặng để hỗ trợ. Riêng các doanh nghiệp thiệt hại nhẹ, ông Cung kêu gọi nhanh chóng thống kê thiệt hại, gửi thông tin về cơ quan chức năng và đẩy nhanh việc khôi phục sản xuất.
Ông Lê Thanh Cung cho biết cơ quan điều tra đã thu hồi được một lượng lớn tài sản của doanh nghiệp bị lấy cướp, hôi của trong đợt gây rối. Nếu doanh nghiệp chứng minh được đó là sản phẩm, tài sản của mình thì công an sẽ trả lại dù cho đó là tang vật của vụ án.
Cùng ngày, theo khảo sát của phóng viên một số nhà máy, doanh nghiệp treo bảng: "Trả lại tài sản cho chúng tôi" để vận động những người trót đã hôi của.
Theo Khám phá
Vụ gây rối ở Bình Dương: Kẻ cầm đầu gửi lời xin lỗi Với những bằng chứng không thể chối cãi, Hiếu và các nghi can đã gửi lời xin lỗi đến người thân, gia đình và mong rằng không có ai phạm sai lầm như Hiếu. Vụ gây rối ở Bình Dương: cả 4 nghi can không phải là công nhân tham Như chúng tôi đã thông tin, ngày 13/5, nhiều kẻ lợi dụng việc...