Đã có F-16 Mỹ, Iraq vẫn thèm tiêm kích MiG-29 Nga
Không quân Iraq dường như đang tính tới khả năng mua thêm tiêm kích đa năng MiG-29 từ Nga dù đã có F-16 hiện đại.
Không quân Iraq dường như đang tính tới khả năng mua thêm tiêm kích đa năng MiG-29 từ Nga dù đã có F-16 hiện đại.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn nguồn tin từ Nga cho hay, Iraq đang xem xét khả năng mua lại một số tiêm kích đa năng MiG-29 từ Nga nhằm tăng cường sức mạnh không quân của nước này trong bối cảnh phức tạp hiện tại.
Thông tin này cũng được tờ Kommersant của Nga đăng tải. Theo đó Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã có các buổi hội đàm với các quan chức Iraq tại Bagdad vào hôm 10/2.
Tuy không có bất cứ thông tin chi tiết nào về khả năng Iraq sẽ mua MiG-29 từ Nga,nhưng cả hai bên đều tuyên bố đang mở rộng mối quan hệ thương mại và hợp tác quân sự giữa hai nước.
Trước năm 2003, Không quân Iraq đã từng sở hữu những chiếc MiG-29 do Liên Xô chế tạo.
Được biết Không quân Iraq đang quá trình tái cơ cấu lực lượng với việc được đầu tư hàng tỷ USD để hiện đại hóa cũng như tăng cướng sức mạnh. Và bước đầu lực lượng không quân non trẻ của quốc gia Trung Đông này đã dành được một số thành quả đáng kể trên chiến trường trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS.
Hiện tại Không quân Iraq đang có trong biên chế 6 chiếc tiêm kích đa năng F-16IQ mới được Mỹ chuyển giao trong tổng số 36 chiếc theo hợp đồng ký kết với Lockheed Martin, cùng với đó là 10 chiếc cường kích Su-25 mới mua từ Nga, 4 máy bay huấn luyện đa năng kiêm tấn công hạng nhẹ Aero L-159 trong tổng số 15 chiếc đã đặt mua.
Video đang HOT
Phần còn lại của Không quân Iraq chủ yếu là máy bay vận tải và trực thăng. Theo đó, họ được trang bị 3 máy bay vận tải quân sự C-130E, 6 chiếc C-130J, 6 máy bay An-32, một chiếc Beechcraft King Air 350ER, 2 máy bay trinh sát Seeker SB7L-360, 8 máy bay trinh sát SAMA CH2000 MTSA.
Ngoài ra, còn có 11 máy bay tấn công hạng nhẹ 208B Grand Caravan, 15 máy bay huấn luyện T-6C Texan II, 20 chiếc Lasta 95 và 18 chiếc Cessna 172.
Trong hình là một chiếc F-16IQ của Không quân Iraq mới được đưa vào trang bị.
Xét về mọi góc độ thì Không quân Iraq dường như không có gì nhiều để có thể tạo được lợi thế áp đảo trên không so với phiến IS khi số lượng máy bay chiến đấu của nước này hoàn toàn không đủ cho một chiến dịch quân sự lớn.
Việc mua lại những chiếc MiG-29 từ Nga có thể có thể là bước đi phù hợp đối với Bagdad trong tình thế hiện tại. Cho dù MiG-29 được phát triển và sản xuất từ thời Liên Xô nhưng dòng tiêm kích đa năng này vẫn có đủ khả năng giúp Không quân Iraq tạo lợi thế trước phiến quân IS trên chiến trường.
Bên cạnh đó tiêm kích MiG-29 cũng được trang bị kho vũ khí tấn công mặt đất khá đồ sộ cho phép Không quân Iraq dễ dàng hơn trong việc vận hành loại máy bay chiến đấu này.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
F-16 suýt vào tay IS, đội bay tiếp dầu Mỹ giải cứu
Trong chiến đấu, ngoài thao tác bay và điều khiển vũ khí, các phi công cần phải ghi nhớ rất nhiều điều nếu muốn chiến thắng và trở về an toàn.
Phi công lái F-16 của liên quân Mỹ suýt rơi vào tay IS
Một phi công lái chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon suýt chút nữa đã buộc phải nhảy dù khỏi máy bay do gặp sự cố nhiên liệu, khi đang bay trên khu vực do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS kiểm soát. Rất may là thảm họa đã không xảy ra do nó đã được phi đội máy bay tiếp dầu Mỹ nhanh trí giải cứu.
CNN ngày 13-2 dẫn nguồn tin từ phía Không quân Mỹ cho biết, vào ngày xảy ra sự việc, máy bay tiếp dầu KC-135 đang phối hợp tiếp dầu cho một nhóm cường kích A-10 Thunderbolt, trong khi đang tiến hành chiến dịch không kích IS thì được lệnh tiếp liệu cho một chiếc F-16.
Tuy nhiên, do trục trặc trong hệ thống điều khiểu tiếp dầu, chiếc F-16 đã buộc phải ngắt kết nối với KC-135 khi mới nhận được khoảng 220kg nhiên liệu. Số lượng nhiên liệu này là quá ít ỏi so với mức 1.100kg nhiên liệu cần cung cấp cho chiếc tiêm kích hạng nhẹ này.
Sau khi thử lại lần thứ 2 nhưng vẫn thất bại, phi công F-16 đã thông báo với chỉ huy Phi đoàn máy bay tiếp dầu 384 rằng, anh ta đang gặp phải sự cố với hệ thống nhiên liệu. Máy bay chỉ tiếp nhận 20% lượng nhiên liệu cần thiết của nó là hệ thống điều khiển tiếp dầu lại ngắt.
Máy bay chiến đấu F-16 của không quân Mỹ
Thông cáo của Không quân Mỹ cho biết rằng, lượng nhiên liệu mới nạp chỉ đủ cho chiếc F-16 bay trong vòng 15 phút nữa. Sự cố này có thể buộc phi công phải phóng ghế nhảy dù, bởi chiếc máy bay không đủ lượng nhiên liệu tối thiểu để bay về căn cứ.
Tuy nhiên, phi hành đoàn một chiếc KC-135 đã quyết định tạm dừng nhiệm vụ tiếp dầu cho A-10 và hộ tống chiếc F-16 về căn cứ của không quân liên quân an toàn. Trong suốt chặng đường đưa máy bay về, cứ hơn 10 phút là máy bay tiếp dầu lại phải bơm cho F-16 một lượng nhỏ nhiên liệu.
Không quân Mỹ chỉ cho biết vụ việc xảy ra vào năm ngoái và không tiết lộ cụ thể vị trí chính xác mà sự cố xảy ra hay cũng không nói rõ chiếc F-16 trên của không quân nước mình hay của nước đồng minh nào trong liên quân 64 nước đồng minh đang tham gia không kích chống IS ở Syria và Iraq.
Phi hành đoàn của chiếc KC-135 Mỹ đã được biểu dương bởi mặc dù phải hộ tống chiếc F-16 về căn cứ nhưng nó vẫn hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao. Việc liên quân không phải vứt bỏ 1 chiếc F-16 trong vùng IS kiểm soát cũng là một thắng lợi có ý nghĩa lớn.
Chiếc KC-135 cứ 15 phút một lần lại tiếp dầu cho chiếc F-16
Vụ việc IS sát hại dã man phi công Jordan Moath al-Kassasbeh là một lời nhắc nhở hậu quả có thể xảy ra đối với các phi công phải hạ cánh ở vùng do IS kiểm soát và bị chúng bắt làm tù binh. Jordan là một trong hơn 60 quốc gia tham gia liên minh chống IS tại Iraq và Syria.
Vụ nhóm phiến quân Turkmen bắn chết phi công máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Nga khi anh nhảy dù khỏi máy bay, sau khi bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cũng là một minh chứng rõ ràng về sự nguy hiểm mà các phi công lái máy bay chiến đấu có thể gặp phải.
Ngày 13-2, trang mạng quốc phòng nổi tiếng của Mỹ là Defense News cũng nêu lên 7 điều chú ý mà bất cứ phi công nào, dù là lái máy bay tiêm kích hay ném bom, cường kích cũng phải thuộc nằm lòng, khi tham gia các chiến dịch tác chiến trên không.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ đồng ý bán 8 tiêm kích F-16 cho Pakistan Chính quyền Mỹ đã đồng ý bán 8 chiếc máy bay chiến đấu F-16, radar và các khí tài khác với giá 699 triệu USD cho Pakistan. Hợp đồng F-16 và các khí tài khác mà Mỹ đồng ý bán cho Pakistan được ước tính có giá 699 triệu USD - Ảnh: Không quân Mỹ Cơ quan hợp tác an ninh phòng thủ...