Đã có chế tài để các Bộ trưởng thực hiện lời hứa
“Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn chính là chế tài. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội”, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh.
Sau 40 ngày làm việc, chiều nay 29/11, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 sẽ bế mạc, trao đổi với PV Infonet sáng nay, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đây là kỳ họp rất thành công trên mọi phương diện.
Thưa ông, sau 40 ngày làm việc, chiều nay 29/11 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 sẽ kết thúc, ông có ý kiến đánh giá như thế nào về kỳ họp lần này?
Đây là một kỳ họp rất thành công trên mọi phương diện. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp sửa đổi. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai sửa đổi. Những nội dung này rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Ngoài ra, trong quá trình giám sát tại kỳ họp này, Quốc hội được nghe Chính phủ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn của Quốc hội tại các kỳ họp thứ 3, 4 và 5 – Quốc hội khóa XIII. Đây là sự đổi mới mà từ trước tới nay Quốc hội chưa có thông lệ này. Sự đổi mới này thể hiện tinh thần nêu cao ý thức, trách nhiệm của các Bộ trưởng, các cơ quan của Chính phủ với việc thực hiện lời hứa trước Quốc hội. Từ đó, đánh giá lại để có sự liên hệ giữa vấn đề gì làm được và chưa làm được, cần tiếp tục hoàn thiện.
Cũng tại kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XIII, Quốc hội tiếp tục ra Nghị quyết về chất vấn và tăng độ giám sát liên quan đến quá trình giám sát của Quốc hội về các lĩnh vực sách giáo khoa, y tế… Điều này thể hiện Quốc hội ngày càng nâng cao vị trí, vị thế và việc thực hiện quyền giám sát tối cao để giúp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (Ảnh: Xuân Hải)
Trong chương trình nghị sự tại kỳ họp này, Quốc hội đã rút bớt hai dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, để rút ngắn thời gian kỳ họp. Ông có thể cho biết lý do rút hai dự án luật này?
Video đang HOT
Trong quá trình chuẩn bị, do có một số nội dung của hai dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cần phải nghiên cứu thật thấu đáo, nên Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho lùi hai dự án luật này sang kỳ họp thứ 7 sẽ thảo luận. Quốc hội đã nhất trí và sẽ bàn về hai dự án Luật này vào kỳ họp tiếp theo.
Theo ông, đâu là điểm nhấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII được các ĐBQH tâm đắc nhất?
Theo tôi, tâm đắc nhất là việc Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi năm 1992 với kết quả 97,59 %. Đây là một kết quả ấn tượng, thể hiện rõ ý chí nguyện vọng của nhân dân với ĐBQH là người đại diện, đã thực hiện đúng tâm nguyện của mọi người dân, hợp ý Đảng, lòng dân một cách rất mạnh mẽ.
Thành công của kỳ họp này đã thể hiện điều gì, thưa ông?
Theo tôi, đây là một kỳ họp cuối năm nên các ĐBQH đều rất bận rộn với nhiều công việc. Nhưng phải khẳng định rằng, các ĐBQH đã làm việc với tinh thần tập trung rất cao, đem hết tâm sức của mình để đóng góp cho sự thành công của kỳ họp và thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm rất cao trong công việc. Mỗi vị ĐBQH đều đã đem hết tâm huyết, nhiệt tình của họ để thực hiện trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội đã có Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, nhưng để biến lời hứa của các Bộ trưởng, Trưởng ngành thành hiện thực, cần phải có chế tài như thế nào, thưa ông?
Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn chính là chế tài. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Lời hứa của các Bộ trưởng, Trưởng ngành tại kỳ họp này sẽ được Quốc hội giám sát như thế nào?
Các Bộ trưởng và trưởng ngành đã cam kết một số vấn đề cần thực hiện và những cam kết này được đưa vào Nghị quyết, đồng thời xin ý kiến các ĐBQH để trình ra Quốc hội thông qua và thực hiện giám sát.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Xuân Hải
Sẽ có "sự thật" là ông Chấn "tự chặt chân mình"
"Suy đoán có tội" đã được Ủy viên ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, có lẽ là không ngẫu nhiên, phát biểu trước Quốc hội.
Ông Chấn khi được tạm đình chỉ thi hành án
Đại ý bà nói nếu cơ quan điều tra không chứng minh được Lý Nguyễn Chung, nghi phạm vừa tự thú trong vụ giết người 10 năm trước ở Bắc Giang, là thủ phạm đích thực, thì cũng không có nghĩa họ được phép "suy đoán" ông Chấn là hung thủ.
Phải nói với Chánh án về sự tối kỵ mà ngay một sinh viên vỡ lòng ngành luật cũng đã "thừa biết", có lẽ bà Nga đã không vô tình, khi mà bản chất vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang đang là một điển hình cho sự vô lối trong việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội.
Hôm qua, câu chuyện "có ép cung, dùng nhục hình", theo...suy đoán, tưởng đã rõ như ban ngày trong vụ án Bắc Giang đã được đem ra chất vấn.
Chánh án đã trả lời, đại ý thế này:
Bất cứ nền tư pháp nào cũng có thể có oan sai. Oan sai, nhất là với những người có mức án 20 năm, chung thân, tử hình, là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, oan hay không lại không thể chỉ nghe dư luận. Nếu có, phải chứng minh. Và "Việc có phát hiện ép cung hay không là rất khó".
Có thể, sau đây, một vụ án "xâm phạm các hoạt động tư pháp" sẽ được khởi tố, để điều tra và trả lời công luận câu hỏi: Người tù oan Nguyễn Thanh Chấn "tự chặt chân mình" khi "tự nguyện" xin ở lại cơ quan điều tra, để "tự giác" khai nhận hành vi giết người để đối mặt với án tử. Hoặc có hay không việc ép cung, dùng nhục hình.
Nhưng có gì để chứng minh điều đó khi vết sẹo nào đó nếu có sau 10 năm cũng đã liền da. Ngay cả lời khai của một tù nhân nào đó, người gián tiếp ép cung Nguyễn Thanh Chấn, kiểu gì chẳng được xem "chỉ là cung chứ không phải chứng".
Nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ cho ra một kết quả khắc nghiệt, nhưng là sự thật, rằng chỉ lời khai ông Chấn không thể đủ để chứng minh cho hành vi ép cung, dùng nhục hình. Các điều tra viên trong vụ án, như đã biết, đã đồng loạt phản bác việc ép cung. Và ngay cả khi họ thừa nhận thì, như Chánh án nói, cũng còn phải chứng minh. Để tránh...oan sai chẳng hạn.
Có thể, trong vụ án oan như một vết nhơ trong lịch sử của ngành tư pháp này, người dân sẽ tiếp tục phải chứng kiến một vết nhơ khác: Cơ quan chức năng sẽ đưa ra kết luận không có việc ép cung, dùng nhục hình. Chính xác là không chứng minh được điều đó.
Một vết nhơ nói rằng pháp luật đã bất lực trong việc kết án một tội ác tưởng rõ như ban ngày, trong khi lại làm oan cho một người vô tội. Một vết nhơ khi dư luận phải chấp nhận "sự thật" là người ngay Nguyễn Thanh Chấn "tự chặt chân mình".
Trong những câu trả lời của Chánh án, cử tri, chắc trong đó có cả ông Chấn, nghe rất rõ câu "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại".
Nhưng dường như, chỉ những người oan ức như ông Chấn mới có quyền được nói câu đó.
Theo Xahoi
Sự vô cảm đang hoành hành Đến sự kiện anh Nguyễn Thanh Chấn, từ một người vô tội, con liệt sĩ, trong chốc lát trở thành kẻ giết người với án chung thân... Ông Nguyễn Thanh Chấn bên người vợ lâm bệnh sau 10 năm vất vả kêu oan cho chồng Sự kiện anh Nguyễn Thanh Chấn, từ một người vô tội, con liệt sĩ, trong chốc lát trở...