Đã có cách cứu Biển Đông khỏi thảm hoạ?
Phán quyết của Toà án Phụ lục VII Liên Hợp Quốc về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đã đưa ra một chuẩn mực pháp lý chưa từng có cho các tranh chấp trong khu vực, trang mạng National Interest nhận định.
Điểm đặc biệt nhất trong phán quyết của Toà Trọng tài là bác bỏ đường lưỡi bò, khẳng định, đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và rằng Trung Quốc đã hỗ trợ các hoạt động vi phạm quyền của Philippines để nguồn cá và bảo tồn môi trường biển.
Với việc bác bỏ đường lưỡi bò, các quốc gia ven Biển Đông có thể yên tâm rằng, những tranh chấp về hàng hải, hay khu vực đánh bắt cá cũng sẽ dễ dàng phân định hơn, không dựa vào đường lưỡi bò phi lý như Bắc Kinh từng áp đặt. “ Pháp luật là cứu cánh để cứu Biển Đông thoát khỏi thảm hoạ”, National Interest nhận định.
Trong khi đó, tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng khẳng định rằng, trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông, Philippines vẫn sẽ viện đến phán quyết Tòa Trọng tài mà Bắc Kinh phủ nhận.
Trong bài diễn văn đầu tiên trước Quốc hội Philippines, Tổng thống Duterte cho biết: ” Liên quan đến Biển Đông, chúng ta khẳng định mạnh mẽ và tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng tài trong tư cách là một đóng góp quan trọng vào nỗ lực đang thực hiện nhằm xử lý và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp”.
Video đang HOT
Ngày 27.6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tuyên bố Washington muốn tránh “đối đầu” ở Biển Đông, sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết vùng biển chiến lược này.
Ông Kerry cho biết Mỹ mong muốn Trung Quốc và Philippines tiến hành đàm phán và theo đuổi “các biện pháp xây dựng lòng tin”.Ngoại trưởng Mỹ nói: “Phán quyết của Tòa Trọng tài mang tính ràng buộc pháp lý song chúng ta không tìm cách đối đầu. Chúng ta nỗ lực mang đến một giải pháp mà trong đó lưu ý tới quyền của con người theo luật pháp. Chúng tôi hy vọng được chứng kiến một tiến trình sẽ thu hẹp phạm vi địa lý về những tranh chấp hàng hải, đặt ra những tiêu chuẩn về cách hành xử ở khu vực tranh chấp, hướng tới giải pháp nhận được sự đồng thuận của nhiều bên, thậm chí có thể là một loạt những bước đi xây dựng lòng tin”.
Trong khi đó giới chuyên gia cũng nhận định rằng, phán quyết của Toà Trọng tài không chỉ là chiến thắng của riêng Philippines, nó là cơ sở để giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông lâu dài.
Theo Danviet
Nga yêu cầu Trung Quốc ngừng "vo ve" ở Biển Đông?
Những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông là không mềm mại với Trung Quốc như thường lệ.
Ngày 12.7, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết bác bỏ đòi hỏi đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như hành vi của Bắc Kinh liên quan đến môi trường và ngư dân Philippines, là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Bắc Kinh hiện đang tìm mọi cách để bác bỏ và phủ nhận tính pháp lý của phán quyết. Theo The Diplomat, trong số những phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyết là đi vận động các nước để chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài. Trên danh sách dài của các nước mà Bắc Kinh tuyên bố nhận được sự hỗ trợ có Nga là quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng nhất. Tuy nhiên, mọi việc diễn ra không như những gì Bắc Kinh mong muốn.
Phản ứng của Moscow về phán quyết của Tòa Trọng tài là hơi chậm và được biết đến dưới hình thức trả lời cho một câu hỏi của một nhà báo Trung Quốc tại cuộc họp báo hàng tuần của bà Maria Zakharova- Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga . Điều đó được đánh giá là một dấu hiệu rõ ràng rằng Nga muốn rút ra khỏi các tranh chấp và không coi Biển Đông như là một vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Tòa Trọng tài đã bác bỏ yêu sách về đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Như thường lệ với lập trường của Nga, Moscow bày tỏ ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp giữa các bên tham gia, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS. Nhưng có một cái gì đó khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga một cách rõ ràng nói rằng Nga không đứng về phía nào trong cuộc xung đột. Tuyên bố của Nga nêu rõ: "Quan điểm của Nga là nhất quán và bất biến. Chúng tôi ủng hộ các quốc gia liên quan trong tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này thực hiện nghiêm việc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm những cách thức hướng tới một giải pháp chính trị - ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là UNCLOS 1982.
Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong việc ra một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Nga không phải là một bên có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không bị kéo vào tranh chấp.
Chúng tôi không đứng về bất kỳ bên nào. Chúng tôi tin rằng các bên liên quan cần tổ chức tham vấn và đàm phán về các vấn đề liên quan theo các cách thức mà họ tự xác định.
Chúng tôi đánh giá cao vai trò của UNCLOS 1982 trong việc đảm bảo thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương. Điều quan trọng là các quy định của luật pháp quốc tế cần được áp dụng một cách nhất quán và phổ quát."
Như vậy có thể thấy, phát biểu mới nhất của Nga về vấn đề Biển Đông mang tính trung lập, trung dung, không đi vào các vấn đề cụ thể, không làm mất lòng bên nào, không bình luận về phán quyết. Không nghi ngờ gì việc Bắc Kinh đã sử dụng các kênh song phương để đẩy Nga hướng tới hỗ trợ nhiều hơn. Chỉ một ngày trước khi phán quyết được công bố, Phó giám đốc của cơ quan ngoại giao của Trung Quốc đến Nga để thảo luận về "các vấn đề song phương và toàn cầu hiện nay. Bà Zakharova nói rằng, Nga sẽ không bị lôi kéo vào các tranh chấp.
Trước đây, Trung Quốc đã rất thoải mái khi công bố sự ủng hộ của Nga đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo bình luận của The Diplomat, ngay cả như lúc này, khi Moscow không lên tiếng thẳng thừng bác bỏ sự ủng hộ hay phản đối, mà chỉ nói ở mức độ nước đôi, lấp lửng thì Bắc Kinh vẫn sẽ tính Nga vào danh sách các quốc gia hỗ trợ Trung Quốc trong thách thức đối với phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông. Moscow dường như không giải thích, mà để cho Bắc Kinh tự luận, để tránh gây kích thích đối tác chiến lược của mình.
Tuy vậy, ngay chính ở phản ứng trung lập đối với phán quyết của Toà Trọng tài về Biển Đông cũng đủ cho thấy, Trung Quốc đã không nhận được sự ủng hộ của Nga như điều Bắc Kinh muốn.
Theo Danviet
Trung Quốc - 36 giờ sau phán quyết của Toà Trọng tài 36 giờ sau khi Toà Trọng tài ra phán quyết, mọi phản ứng của Trung Quốc đều đang là ẩn số, khó lòng đoán được điều gì sắp xảy ra. Ngay sau khi Tòa Trọng tài tuyên bố Trung Quốc không có "chủ quyền lịch sử" trên Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết phán quyết này "vô giá trị và...