Đã có 80 người thương vong trong vụ “khủng bố” ở Tân Cương
Tin cho biết vụ tấn công xảy ra vào khoảng 19h10′ và nhà ga đã khôi phục hoạt động bình thường 2 giờ sau đó.
Theo hãng tin Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30/4 đã kêu gọi có “những hành động quyết liệt” với các vụ tấn công khủng bố bạo lực sau khi xảy ra vụ nổ tại một ga tàu hỏa ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương vào tối 30/4.
Ông Tập Cận Bình nêu rõ: “Trận chiến chống bạo lực và khủng bố sẽ không cho phép một thoáng lơ là và cần thực hiện các hành động quyết liệt để kiên quyết ngăn chặn chiều hướng lan tràn của khủng bố”.
Theo Đảng ủy khu vực, điều tra ban đầu của cảnh sát cho biết những đối tượng cầm dao đã đâm chém người dân tại lối ra của nhà ga trên và kích hoạt thuốc nổ.
An ninh đưọc siết chặt tại nhà ga tàu hỏa ở Tân Cương (Nguồn: AFP)
Theo Tân Hoa xã, cơ quan điều tra Trung Quốc đã xác nhận có 3 người thiệt mạng và 79 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố trên. Tất cả những người bị thương đã được đưa đi bệnh viện và cảnh sát đang điều tra vụ việc.
Vụ tấn công này xảy ra hai tháng sau vụ một nhóm những kẻ tấn công bằng dao đã xuống tay ở nhà ga xe lửa tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, khiến 29 người chết và 143 người bị thương hôm 1/3.
Vụ việc này được báo chí Trung Quốc ví như “vụ 11/9 của Trung Quốc”. Có 4 thành viên nhóm “khủng bố” trên còn sống sót và đã bị truy tố với tội danh có thể phải nhận án tử hình.
Video đang HOT
Trong một vụ việc đáng chú ý khác diễn ra hồi tháng 10/2013, một gia đình người Tân Cương đã tông xe vào du khách ở quảng trường Thiên An Môn khiến 2 người thiệt mạng khiến chiếc xe sau đó bốc cháy./.
Theo VNE
Vì sao Tân Cương luôn là điểm nóng của Trung Quốc?
Có vị trí địa chính trị quan trọng, là cầu nối sang lục địa Á-Âu, luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn do xung đột sắc tộc, Tân Cương vẫn đang là điểm nóng nhiều rủi ro của TQ.
Cảnh sát Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Tân Cương.
Những ngày gần đây, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Tân Cương) của Trung Quốc xuất hiện nổi bật trên các phương tiện truyền thông quốc tế vì có liên quan đến các cuộc tấn công khủng bố ngày 28/10/2013 ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.
Tân Cương, tức "biên cương mới", là khu tự trị có diện tích khoảng 1,6 triệu km2 nằm ở cực Tây Trung Quốc, giáp với Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Mông Cổ và bang Jammu, Kashmir của Ấn Độ. Trong tổng số khoảng 22 triệu người thuộc 13 nhóm sắc tộc khác nhau như Hán , Kazakh , Hồi , Kyrgyz và Mông Cổ ... thì người Duy Ngô Nhĩ chiếm 9 triệu, tức 45% dân số của khu vực.
Vị trí địa chính trị quan trọng
Trong lịch sử, Tân Cương luôn là vùng đệm chiến lược bảo vệ các lợi ích quan trọng của Trung Quốc và kết nối nước này với lục địa Á -Âu. Khu vực là tuyến đường bộ lớn duy nhất nối Trung Quốc với Trung Á và do đó, từng trở thành một phần của "Con đường tơ lụa".
Ngày nay, vai trò của Tân Cương như một tuyến đường thương mại và vùng đệm bảo vệ vẫn đang định hình các lợi ích và chính sách của Bắc Kinh trong khu vực, đặc biệt là khi Trung Quốc tăng cường mở rộng các quan hệ năng lượng và thương mại trên bộ với Trung Á.
Một trong những phát triển hứa hẹn nhất trong lĩnh vực giao thông đường bộ là tuyến đường sắt Trung Quốc - châu Âu. Ngày 17/7, Bắc Kinh đã khánh thành tuyến tàu hỏa trực tiếp từ Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam đến Hamburg, Đức. Dự kiến, riêng trong năm 2013, sẽ có 6 chuyến vận chuyển khứ hồi trên tuyến đường Trịnh Châu - Hamburg với mỗi chuyến hàng hóa sẽ có trị giá 1,5 triệu USD.
Vị trí Tân Cương (Xinjiang) trên bản đồ khu vực
Giữa tháng 9 vừa qua, trong chuyến thăm nhiều ngày tới các nước Trung Á, ở mỗi chặng dừng chân, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đưa ra những cam kết hỗ trợ tài chính hậu hĩnh và kêu gọi đẩy mạnh hơn nữa hợp tác ngoại giao, an ninh và năng lượng. Chẳng hạn như tại Kazakhstan, ông Tập đã thông qua khoản đầu tư trị giá 30 tỷ USD cho các dự án năng lượng và vận tải.
Đối với Bắc Kinh, những thách thức và cơ hội ở Tân Cương rất đa dạng và đan xen lẫn nhau. Là một hành lang vận chuyển năng lượng và nguồn cung cấp tài nguyên, Tân Cương sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho những nỗ lực công nghiệp hóa nội địa và giảm bớt rủi ro cho Trung Quốc về nguy cơ gián đoạn nguồn cung tiềm ẩn từ phía Biển Đông và biển Hoa Đông.
Huyết mạch nhiên liệu
Tân Cương được thiên nhiên ban tặng cho một trong trữ lượng than đá lớn nhất thế giới với sản lượng có thể lên đến 750 triệu tấn vào năm 2020. Điều quan trọng hơn, so với các mỏ ở miền Tây Nội Mông và phía bắc tỉnh Thiểm Tây, phần lớn trữ lượng ở Tân Cương vẫn chưa được khai thác.
Tân Cương cũng là cầu nối cho phép Trung Quốc đặt chân vào Trung Á để vận chuyển nhiều dầu và khí đốt cần thiết. Kazakhstan thực sự là nước giữ vai trò trung tâm đảm bảo nhu cầu năng lượng trong tương lai của Trung Quốc. Ước tính, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu từ Kazakhstan khoảng 1,5 triệu thùng dầu thô và khoảng 60 - 65 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan mỗi năm.
Xét theo nhiều khía cạnh, Tân Cương luôn giữ vai trò quan trọng đối với nguồn cung nhiên liệu của Trung Quốc trong tương lai. Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc lập kế hoạch đầu tư khoảng 196 tỷ USD để nâng cấp cả công suất phát điện và đường dây tải điện cao áp liên kết các mỏ than ở khu vực với những trung tâm dân cư nằm sâu trong nội địa. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng sẽ đầu tư 392 tỷ USD kết nối Tân Cương với mạng lưới giao thông vận tải quốc gia trong vòng 5 năm tới.
Hơn hai thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt, Trung Quốc chưa bao giờ lại đứng trướng nguy cơ dễ bị tổn thương về kinh tế, chính trị, xã hội như hiện nay nếu các nguồn cung cấp nhiên liệu từ bên ngoài bị gián đoạn, trong đó Tân Cương là một cửa ngõ vô cùng quan trọng.
Phong trào ly khai tiềm ẩn
Cảnh sát Trung Quốc đứng bảo vệ trước đại lộ Trường An ở Bắc Kinh ngày 29/10/2013
Kể từ khi nhà Thanh sụp đổ năm 1912, Tân Cương đã trải qua nhiều mức độ tự trị khác nhau. Tháng 10/1933, phiến quân gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở Tân Cương tuyên bố ly khai và lập ra nhà nước Cộng hòa Đông Turkistan lần thứ nhất. Một năm sau đó, nước Cộng hòa Trung Hoa tái sát nhập khu vực. Năm 1944, các phe phái ở Tân Cương lại tuyên bố độc lập một lần nữa và lập ra Cộng hòa Đông Turkistan thứ hai. Đến năm 1949, khi cách mạng thành công, Trung Quốc thu hồi lãnh thổ và tuyên bố đây là một tỉnh của Trung Quốc. Tháng 10/1955, Tân Cương trở thành một "khu tự trị"của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Cũng từ thời điểm này, Trung Quốc bắt đầu tập trung nguồn lực phát triển kinh tế cho Tân Cương. Đi kèm theo đó là các cuộc di dân ồ ạt của người dân tộc Hán đa số tới đây. Nhưng hàng triệu người Hán di cư đã thống trị nền kinh tế, nắm giữ những vị trí và công việc được trả lương cao như ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật và quản lý công...Bị phân biệt đối xử và gạt ra ngoài lề, người Duy Ngô Nhĩ liên kết chống lại người Hán và đòi ly khai ra khỏi Trung Quốc từ những năm 1990.
Những phong trào này nhiều lần đã bùng phát thành bạo lực. Điển hình nhất là tháng 7/2009, tại Tân Cương đã diễn ra những vụ đụng độ đẫm máy giữa người thiểu số Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở Urumqi khiến gần 200 người thiệt mạng. Sự kiện đã buộc chính phủ Trung Quốc phải điều tới đây số lượng lớn công an và quân đội để giữ gìn trật tự.
Một nhân tố nữa không thể không nhắc tới đó là vai trò của Mỹ ở Tân Cương. Trung Quốc luôn cáo buộc Mỹ bênh vực cho các phần tử ly khai, gây chia rẽ nội bộ nước này. Tân Cương nằm ở vị trí địa lý có vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng ở trung tâm của lục địa Á-Âu, là khu vực để Mỹ gây ảnh hưởng ngăn chặn Nga và Trung Quốc tiếp cận ra Ấn Độ Dương.
Theo VNE
Ông Tập Cận Bình kêu gọi 'quyết liệt' chống khủng bố Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nước này sẽ có những hành động 'quyết liệt' chống khủng bố, sau khi vụ tấn công đẫm máu ở Tân Cương diễn ra. Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ 'kiên quyết ngăn chặn' những cuộc tấn công khủng bố diễn ra trên đất nước này. Cảnh sát vũ trang Trung Quốc được...