Đã có 17.410 bệnh nhân tay chân miệng
Ngày 28-4, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.
Tuy tổng số mắc giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2013 nhưng hiện một số tỉnh, thành phố có số mắc cao và tăng mạnh như TP.HCM (2.633 trường hợp, tăng 28,9%), Bà Rịa-Vũng Tàu (1.101 trường hợp, tăng 34,4%), Kon Tum (112 trường hợp, tăng 69,7%)… Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh tay chân miệng thường tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, do đó nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới là rất cao.
Theo ANTD
Đỉnh dịch sởi Hà Nội lập điểm tiêm vắc-xin miễn phí
Từ hôm nay (20/4), Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội sẽ mở một phòng tiêm chủng vắc-xin sởi miễn phí (thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng) bên cạnh phòng tiêm chủng dịch vụ tại địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh (HàNội).
Video đang HOT
Đây là quyết định được đưa ra trong bối cảnh dịch sởi tại Hà Nội đang tăng cao với số mắc và số tử vong cao. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, nếu người dân cho trẻ đi tiêm đông thì trung tâm sẽ lên phương án bổ sung thêm nhiều điểm tiêm vắc-xin sởi miễn phí (vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng) để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
Hà Nội đẩy mạnh tiêm vắc-xin sởi cho trẻ trong lúc dịch sởi đang hoành hành mạnh(Ảnh: C.Q)
Với các biện pháp phòng chống đồng bộ như tăng cường tiêm vắc-xin, giảm lây chéo bằng cách giảm tải bệnh viện, lãnh đạo ngành y tế Hà Nội hy vọng dịch sởi sẽ được khống chế ngay trong tháng 4 này.
Trong ngày 19/4, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống dịch sởi. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến thị sát tình hình tại BV Xanh Pôn và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại huyện Thạch Thất.
Sau khi thị sát, trong chiều 19/4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch sởi của Bộ Y tế đã họp, nhấn mạnh cần đặc biệt chú ý công tác tiêm ngay trong ổ dịch để ngăn chặn dịch lây lan. Các biện pháp giảm lây chéo như sàng lọc phân loại bệnh nhân nghi sởi ngay tại Khoa Khám bệnh tiếp tục được triển khai.
Tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi thấp ở nhiều địa phương
Giữ đúng lời hứa của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra tại cuộc họp báo chiều 18/4 là "sẽ công khai tỷ lệ tiêm vét vắc-xin sởi ở các địa phương", chiều 19/4, Bộ Y tế đã công bố danh sách 20 tỉnh, thành phố có tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi dưới 50% (tính đến 19/4). Trong đó cá biệt có những địa phương mà tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi chỉ đạt 8,21% (Bình Phước), 15,87% (Long An), 18,15% (Cao Bằng), ...
Trong cuộc họp vào cuối tháng 2 và sau đó ban hành quyết định triển khai chiến dịch tiêm vét vắc-xin sởi, Bộ Y tế đặt ra mục tiêu sẽ kết thúc chiến dịch này trong tháng 4. Tỉ lệ tiêm thấp ở một số địa phương như trên "kéo" tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi chung của cả nước xuống còn khoảng 57%.
Theo thông tin mà Bộ Y tế cung cấp thì trong ngày 19/4, số trẻ nhập viện mới và lây chéo sởi tại BV Nhi TƯ thấp hơn mọi ngày (với 3 ca nhập viện mới và 10 ca lây chéo). Hiện nay, BV đang điều trị cho 218 ca với 17 ca thở máy, 1 ca nặng xin về trong ngày khiến tổng số trẻ tử vong ở BV này là 111 trẻ.
Ngoài ra, còn 10 bệnh nhân nặng khác đang phải thở máy ở BV Bạch Mai và BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Trong ngày 19/4, cả nước ghi nhận thêm 116 trường hợp mới mắc sởi trong tổng số 241 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 32 tỉnh, thành phố.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
Bộ Y tế chậm công bố dịch sởi, coi nhẹ y tế dự phòng Trao đổi với PV sáng 16/4, bác sỹ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, cho rằng, đáng lẽ đến giờ này phải công bố ngay dịch sởi và Bộ Y tế đã chậm trễ trong công bố dịch. Ông Kansai, trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới, thăm bệnh nhi...