Đã có 116 bệnh nhi đã tử vong do sởi và biến chứng sởi
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng Bộ không giấu dịch sởi, không công bố dịch sởi không đồng nghĩa là không có dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (đứng)
Chiều 18/4, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cho rằng: Bộ Y tế không hề giấu dịch sởi, trước đó vào cuối năm 2013 Bộ đã thông báo có dịch sởi và yêu cầu tất cả các trẻ em từ 2 tuổi trở xuống phải tiêm phòng đầy đủ để phòng chống.
Thứ trưởng cũng cho hay trước đó vào tháng 5/2013, Bộ Y tế đã có thông báo cả nước phòng chốngdịch sởi trên cả nước và yêu cầu phải tiêm vét cho toàn bộ các trẻ em đến độ tuổi tiêm phòng sởi.
“Chúng ta đã lường trước cho việc này, đúng là chúng ta đang có chuyện nóng về mặt chỉ đạo, lạnh về mặt thực hiện. Vào sáng ngày mai chúng tôi sẽ công bố danh sách các tỉnh trong tiêm phòng và sáng thứ 2 sẽ có những buổi giao lưu trực tuyến trên các báo với các bạn có những câu hỏi về tình hình dịch sởi hiện nay”.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân và thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Đồng thời, các địa phương hoàn thành tiêm vét vaccine sởi trong tháng 4.
“Công bố hay không công bố? Chúng ta phải làm rõ, việc không công bố không có nghĩa là không có dịch” – Thứ trưởng khẳng định.
Trả lời về việc Bộ vừa cấp 10 máy thở cho các bệnh viện lớn trong đó cả 10 máy đều trục trặc, không sử dụng ngay được. Thứ trưởng Thanh Long cho rằng:
Video đang HOT
“Tất cả các máy đó đang được nằm trong kho lâu nay, mục đích để cho việc dự trữ phòng chống quốc gia nhưng hiện nay do tình hình quá nóng nên đã gửi công văn xuất máy để các bệnh viện sử dụng nên đương nhiên máy để lâu phải có trục trặc”.
Tới chiều 18/4, Bộ Y tế đã công bố đã có 116 bệnh nhi tử vong do sởi và biến chứng sởi. Ông Nguyễn Văn Kính – Viện trưởng viện lâm sàng bệnh viện nhiệt đới Trung ương cho rằng các cháu bé nhiễm sởi đã được điều trị đúng phác đồ, nhưng năm nay những cháu bé chưa đến tháng tiêm phòng sởi, dưới 9 tháng bị bội nhiễm sởi nên con số tử vong liên quan đến sởi tăng đột biến.
“Con số 25 là thực sự chết do sởi, còn con số sau 108 trường hợp chết là do sởi và liên quan đến sởi chứ không phải là Bộ Y tế giấu dịch. Cho đến ngày hôm qua (17/4) chỉ có 5 ca nhập viện thêm về bệnh sởi”.
GS.TS Nguyễn Văn Kính – Viện trưởng viện lâm sàng bệnh viện nhiệt đới Trung ương
Cuối buổi họp báo, thứ trưởng Nguyễn Thang Long cho rằng, trước tình hình dịch bệnh đang tăng nhanh, các gia đình vẫn nên cho con đi tiêm phòng khi đến tháng tiêm hoặc nếu chỉ mới tiêm 1 mũi vẫn tiếp tục đi tiêm mũi thứ 2 nêu sức khỏe của cháu bé ổn định, không bị sốt. Số lượng thuốc kháng sinh sởi vẫn đủ để cung cấp cho tất cả các tỉnh thành (khoảng 1,5 triệu liều).
Những trường hợp các cháu chưa đến tuổi tiêm sởi, các gia đình nên hạn chế cho con cái mình đến những nơi đông người, tăng cười phòng chống dịch, vệ sinh sạch sẽ tay chân cho con và nhỏ nước muối sinh lý để sát khuẩn.
“Chỉ có tiêm phòng thì mới hạn chế dịch bệnh lây lan, không có liều thuốc nào hữu hiệu, đặc trị hơn việc đó ngoài tiêm phòng” – Thứ trưởng khẳng định.
Trước đó, thứ trưởng cũng cho biết ngày 18/4, Bộ Y tế đã thành lập 5 doàn thanh tra về hai tỉnh có điểm nóng nhất cả nước về sự phát triển bệnh sởi là: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế cũng đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với các chuyên gia quốc tế nghiên cứu độc lực của virus sởi tại Hà Nội báo cáo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội.
Theo Xahoi
Dịch sởi 2014: Viện Pastuer TP.HCM đã báo động từ cuối năm 2013
Dịch sởi hiện nay bắt nguồn từ tháng 9/2013, tăng dần trong 4 tháng cuối năm 2013 và hình thành 4 đỉnh dịch. Do đó đến cuối tháng 12/2013 viện Pastuer TP HCM đã báo động.
Viện Pastuer TP.HCM đã báo động dịch sởi từ trước
Sau tết Nguyên đán, TP.HCM có số ca sởi tăng đều, tình trạng nhập viện quá tải bắt đầu diễn ra ở các bệnh viện.
Chỉ có 30% trẻ trong diện chích ngừa được chích ngừa
Trước tình hình dịch sởi lan nhanh, trong buổi giao ban tháng 2, Sở Y tế TP.HCM nhận định là do chủng ngừa không đầy đủ (mới đạt khoảng 90% hàng năm) nên đã tham mưu tổ chức chiến dịch tiêm vét vaccine sởi cho trẻ dưới 3 tuổi với tổng cộng số liều vaccine được duyệt là 100.000 liều.
Ngày 7/3, ngày mở màn chiến dịch TP.HCM tin tưởng là trong một tháng sẽ hoàn thành đợt tiêm vét, dịch sởi sẽ lui....Tuy nhiên, thực tế tổng kết sau 5 tuần tiêm vét, ThS.BS Nguyễn Trí Dũng, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, toàn thành phố mới chỉ có gần 63% phường xã thực hiện tiêm bù vắc-xin sởi cho trẻ. Số mũi tiêm thực hiện được là hơn 23.000 mũi. Trong đó có hơn 8.600 mũi một và gần 14.500 mũi hai. Như vậy, mới chỉ có chưa đến 30% trẻ trong diện tiêm ngừa được tiêm vắc-xin sởi (so với dự kiến của ngành y tế TP.HCM đưa ra khi triển khai chiến dịch là 80.000-100.000 liều). TP.HCM vẫn đang nổ lực cho tiêm vét để hoàn thành được khoảng 95%, tuy nhiên cần phải kéo dài thêm thời gian 1-2 tuần nữa, tức là phải qua giữa tháng 5 thì mới hy vọng.
Nhưng trên thực tế, các trung tâm y tế dự phòng quận huyện lại có ý kiến khó có thể hoàn thành vì còn phải cùng lúc thực hiện nhiều chương trình khác. Trong khi chỉ có 75% số trạm y tế có 1 bác sĩ để lo tất tần tật các công việc khám chữa bệnh, khám sàng lọc chủng ngừa, quản lý các chương trình y tế khác nên không thể tổ chức vận động người dân đưa trẻ ra chích ngừa.
ThS.BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) nhận định, bệnh sởi đang ngày càng tăng cao và diễn biến phức tạp. Có khả năng bệnh đã lây lan trong cộng đồng. Hiện tại, bệnh viện tiếp nhận điều trị nội trú gấp 3-4 lần công suất của khoa, nên quá tải, nhiều bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang.
Diễn biến bệnh bùng phát có bất thường?
Trả lời phóng viên về việc TP.HCM từ đầu năm đến nay TP.HCM có 90% trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh sởi, vậy đối tượng này có được hỗ trợ chủng ngừa trong trường học không, ThS.BS Trí Dũng cho biết Bộ Y tế chỉ cho tiêm vét trẻ dưới 2 tuổi, TP.HCM đã xin thêm cho trẻ dưới 3 tuổi. Vậy nên trẻ lớn hơn 3 tuổi và cả người lớn mà chưa từng bị mắc sởi, chưa tiêm ngừa thì người dân nên đi tiêm ngừa dịch vụ để phòng bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh sởi có nhiều ca tử vong ở phía Bắc là một điều bất thường, Cục YTDP cần nghiên cứu chủng vi rút một cách khoa học chứ không thể tuyên bố chủ quan là không phát hiện biến chủng.
Khi nghe Cục trưởng Cục Y tế Dự Phòng báo cáo con số trẻ tử vong 108 ca ở Hà Nội, các chuyên gia trong lĩnh vực này ở TP.HCM chia sẻ là họ cảm thấy bất ngờ và cần phải xem lại quy trình chữa trị.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM chia sẻ, khi trẻ bị sởi phụ huynh không nên hoang mang lo lắng quá, mà hãy bình tĩnh quan sát, theo dõi. Nhẹ thì để ở nhà chăm sóc cho bé, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng tắm, phòng ốc thoáng đãng, ăn uống thực phẩm dễ tiêu, sạch sẽ... Không nên thấy con bị bệnh là "ôm" ngay đến bệnh viện tuyến cuối vừa khổ cho bé lại vừa khiến cho bệnh nặng hơn. Nên vào bệnh viện địa phương vừa an toàn, vừa không bị quá tải, không phải chờ đợi lâu. Nếu bệnh nặng phải thật sự cần thở máy mà bệnh viện đó không có thì bệnh viện sẽ chuyển viện lên tuyến trên.
Ngoài ra, trẻ em đã tiêm đủ 2 mũi rồi thì không cần tiêm thêm nữa. Chỉ nên tiêm ngừa thêm một mũi 3 trong 1 để ngừa Sởi - quai bị - Rubella vào lúc khoảng 5 - 6 tuổi, trước khi vào lớp 1.
Theo Xahoi
Bệnh sởi bùng phát: Tính toán gì trên sinh mạng trẻ thơ? Tôi chưa có được diễm phúc làm mẹ, nhưng tôi đã bật khóc khi nghe tin có hơn 100 em bé qua đời vì bệnh sởi - căn bệnh được coi là lành tính. Bệnh sởi đang trở thành nỗi lo của nhiều gia đình có trẻ nhỏ (Ảnh minh họa) Hơn 100 trẻ em chết rất nhanh vì bệnh sởi. 108 sinh...